5. Kết cấu luận văn
1.3. Các biện pháp huy động vốn đầu tư trong nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
Hình 1.2. Các biện pháp huy động vốn đầu tư trong nước 1.3.1. Huy động vốn qua ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với các quan hệ tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định.
Vốn ngân sách nhà nước là nguồn tài chính có tính chất quan trọng trong quá trình vận động của toàn bộ vốn trong xã hội. Bởi lẽ, qua thu thì phần lớn nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà nước, các khoản chi của ngân sách có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động lớn nhằm vào các mục tiêu của chiến lược kinh tế và thông qua hoạt động thu chi của vốn ngân sách, nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức độ,
Ngân sách nhà nước
Trung gian tài chính
Thị trường tài chính Các biện pháp huy động vốn
đầu tư trong nước
Doanh nghiệp
cơ cấu của các nguồn tài chính ở các chủ thể đó theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Thu ngân sách.
Thu ngân sách là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả món các nhu cầu của nhà nước.
Thu ngân sách bao gồm:
- Thuế, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước như:
+ Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
+ Tiền thu hồi của vốn nhà nước tại các cơ sở kinh tế.
+ Thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc lẫn lãi).
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp.
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu của nhà nước.
- Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ sự đóng góp tình nguyện của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Thu khác: như thu từ phạt, hoặc tịch thu…
Trong các khoản thu của ngân sách nhà nước thì thuế là hình thức huy động nguồn tài chính ổn định và chủ yếu của nhà nước.
Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Có nhiều loại thuế được nhà nước quản lý theo nhiều nội dung khác nhau như: Đối tượng đánh thuế, tính chất chuyển giao thuế…
Trong việc sử dụng công cụ thuế có hai quan điểm cơ bản cần quán triệt là: quan điểm kích thích sản xuất và điều hoà thu nhập; liên quan trực tiếp tới
quyền lợi về vật chất của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong xã hội, cũng như liên quan tới quan hệ tích luỹ và tiêu dùng giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư. Trong thực tế, việc điều hành chính sách tài khoá của nhà nước thông qua các quyết định tăng hay giảm thuế, thêm hay bớt một hay nhiều sắc thuế có thể tác động vào nền kinh tế cũng như làm thay đổi kết cấu nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, nhà nước cần cân nhắc, tính toán kỹ càng; bởi vì nếu thu nhiều về ngân sách nhà nước, lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp sẽ thấp, điều đó gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn như khả năng tái đầu tư sẽ giảm, sản xuất kém phát triển dẫn đến tác động xấu đến thu ngân sách nhà nước cho các chu kỳ sau. Ngược lại, nếu thu ít thuế thì ngân sách nhà nước sẽ thất thu trước mắt gây ảnh hưởng tới các kế hoạch chi tiêu công cộng nhưng mặt khác lại khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tái sản xuất, phát triển mở rộng tạo nguồn thu lớn trong các chu kỳ sau. Do vậy, ngoài việc chú trọng khai thác và huy động các nguồn vốn vào ngân sách làm sao phải vừa đảm bảo mức tối đa, vừa kích thích sản xuất phát triển. Nhà nước cần phải có các chính sách bồi dưỡng nguồn thu trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Phải coi nâng cao năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của từng doanh nghiệp và tiết kiệm là con đường để tạo vốn và tăng thu ngân sách nhà nước.
Nhà nước cũng huy động vốn vào ngân sách nhà nước dưới các hình thức như vay dân, phương thức ủng hộ và phương thức kết hợp vốn của nhà nước với vốn của dân, và phương thức tín dụng nhà nước tiến hành dưới các hình thức sau:
- Công trái: Là một hình thức huy động vốn của tín dụng nhà nước bằng cách phát hành công trái, bán ra cho những người tự nguyện mua theo một thời hạn và với một mức lãi suất nhất định; người mua công trái sẽ được nhà nước thanh toán trả nợ cả vốn lẫn lãi một lần theo thời hạn và lãi suất đó ghi
trên công trái. Còn về phía nhà nước sẽ vay được một lượng vốn từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể và dân cư để bổ sung nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Trái phiếu chính phủ: Đây là công cụ vay nợ của chính phủ được phát hành để huy động vốn cho nhu cầu đầu tư và chi tiêu của nhà nước, nhất là huy động vốn trung và dài hạn cho các dự án quốc gia. Trái phiếu có thời hạn trên một năm, có thể được ghi bằng nội tệ hoặc ngoài tệ, có thể ghi danh hoặc vô danh, có thể phát hành trong nước hoặc ngoài nước. Đồng thời, trái phiếu chính phủ cũng có thể phát hành trực tiếp hoặc thông qua thị trường chứng khoán. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới thì trái phiếu chính phủ chính là công cụ vay nợ chủ yếu của nhà nước và được phát hành trên thị trường chứng khoán.
- Tín phiếu kho bạc nhà nước: Đây là một hình thức nhà nước vay ngắn hạn các nguồn lực tiền tệ của các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta việc phát hành tín phiếu kho bạc là công việc thường xuyên của nhà nước nhằm bù đắp bội chi ngân sách cũng như tăng thêm nguồn tài chính để đầu tư cho nền kinh tế góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
* Chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng các quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Nó còn là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đó được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chi cho các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; chi hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, …
- Chi sự nghiệp kinh tế; quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể;
- Chi cho y tế; giáo dục; xã hội; văn hoá, thể dục thể thao; an ninh, quốc phòng
- Chi khác như chi cho viện trợ, cho vay, trả nợ gốc và lãi…
Chi ngân sách nhà nước có một vai trò quan trọng trong việc động viên các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc bố trí các khoản chi một cách tuỳ tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.3.2. Huy động vốn qua các trung gian tài chính.
Các chủ thể trong nền kinh tế có thể chuyển đến những nhà đầu tư theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Tài chính gián tiếp Các trung gian
tài chính Các nhà đầu tư
thừa vốn (Cho vay) - Hộ gia đình.
- Doanh nghiệp
- Chính phủ Các thị trường
tài chính
Các nhà đầu tư thiếu vốn (Đi vay) - Hộ gia đình.
- Doanh nghiệp.
- Chính phủ Tài chính
trực tiếp
Hình 1.3. Những dòng vốn đi qua hệ thống tài chính - Nguồn Frederic S.mishkin - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội - Năm 1994, Trang 26.
Nhìn trên biểu đồ ta thấy vốn có thể chuyển từ người có vốn tới người cần vốn thông qua các trung gian tài chính, cơ chế này gọi là gián tiếp, giữa người có vốn và người cần vốn là người thứ 3, giúp chu chuyển tiền vốn giữa
họ với nhau. Thị trường trung gian tài chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính, chúng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nghiệp vụ chủ yếu là thu nhận nguồn vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế dưới các hình thức khác nhau như cho vay, hay các hoạt động tài chính khác.
1.3.2.1. Các loại hình trung gian tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính được thiết lập đa dạng và phong phú. Có thể chia trung gian tài chính thành 2 loại: Các tổ chức ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng.
- Các tổ chức ngân hàng: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng như các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng cho các dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác có liên quan.
Trong việc thực hiện các nghiệp vụ trên, các ngân hàng thương mại đóng vai trò người trung gian, là cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, chuyển các khoản tiết kiệm chủ yếu từ các hộ gia đình, thành các khoản cấp tín dụng cho các tổ chức và hộ kinh doanh trong mọi thành phần kinh tế để đầu tư sản xuất đồng thời, thông qua đó mang lại hiệu quả lợi ích cho chính mình.
- Các tổ chức phi ngân hàng: Là những trung gian tài chính, hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực tài chính tiền tệ, với chức năng căn bản là cân đối và điều hoà các nguồn vốn tài chính và tiền tệ nhằm thoả món các yêu cầu của người cần vốn, người có vốn và của bản thân mỗi người.
1.3.2.2. Vai trò của các trung gian tài chính.
Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có vốn đầu tư và việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Trong nền kinh tế, mặc dù vốn được hình thành từ các
khâu tài chính khác nhau và bản thân chúng có thể được chuyển tải trực tiếp sang các lĩnh vực đầu tư, song không phải ai cũng có thể thực hiện được. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục những trở ngại trong quan hệ vay mượn để sử dụng các nguồn lực sẵn có này, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Các trung gian tài chính đó đem lại những lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho những người có vốn, những người cần vốn và cho cả nền kinh tế xã hội. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện lưu thông hoá mọi nguồn vốn sang lĩnh vực đầu tư, cho vay, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân, tổ chức và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, các trung gian tài chính đáp ứng đầy đủ và kịp thời, chính xác yêu cầu giữa những người thiếu vốn và những người có vốn. Các trung gian tài chính cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Các trung gian tài chính cũng là phương tiện để nhà nước sử dụng các công cụ, tác động, thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là công cụ của chính sách tiền tệ để thực hiện chính sách tín dụng để tác động phát triển cân đối vĩ mô.
Các trung gian tài chính không hoạt động biệt lập mà có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mỗi ưu thế và sự khác biệt của mỗi loại hình trong việc huy động và sử dụng vốn đó giúp chúng tồn tại, phát triển, bổ sung và cạnh tranh thúc đẩy nhau trong việc đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư đa dạng của nền kinh tế.
1.3.3. Huy động vốn qua thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hình thức trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định.
Thị trường tài chính cũng là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của các nguồn lực tài chính, là nơi thu hút mạnh mẽ các nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn lực này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc thoả mãn nhu cầu khác nhau của các chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được xem nhu cầu nối giữa tích luỹ và đầu tư, giữa người cung nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được chia làm 3 thị trường cơ bản:
- Thị trường tiền tệ: Là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn.
Thông thường dưới một năm như: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng, các hợp đồng mua lại, vốn dự trữ bắt buộc, trái phiếu ngắn hạn, tín phiếu ngân hàng.
- Thị trường vốn: Là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn trên một năm như: Cổ phiếu, Trái phiếu.
- Thị trường chứng khoán: Là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá về mua bán các chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và trung hạn.
Chứng khoán là các chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó với người phát hành như: Chứng khoán chính phủ và chứng khoán ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng (Chứng chỉ tiền gửi, các loại trái phiếu, cổ phiếu..); chứng khoán doanh nghiệp (Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp). Đối với người cần vốn thì chứng khoán là phương tiện tài chính để huy động vốn, còn đối với người có vốn nó lại là phương tiện đầu tư để hưởng những thu nhập nhất định.
Chứng khoán có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng.
1.3.4. Huy động vốn qua doanh nghiệp.
Huy động vốn qua kênh doanh nghiệp bằng các biện pháp thành lập doanh nghiệp mới, cổ phần hoá doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, liên kết cùng đầu tư phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn các nguồn lực nội bộ để đầu tư vốn vào các dự án phát triển sản xuất kinh doanh. Một số công ty lớn có thể tự đáp ứng hầu hết nhu cầu về dịch vụ tài chính của họ, thậm chí có khả năng cung cấp dịch vụ tài chính cho các công ty khác (Ví dụ bán hàng trả chậm cho khách hàng của họ). Các công ty này cũng khai thác trực tiếp các thị trường tài chính bằng cách phát hành các công cụ tài chính của riêng họ. Bằng cách phát hành các cổ phiếu hoặc trái phiếu, các công ty cổ phần có thể huy động, thu hút được những khoản tiền nhỏ bé, tản mạn, nhàn rỗi trong xã hội để tập trung thành những khoản vốn có thể rất lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu đầu tư vào những công trình đòi hỏi lượng vốn rất lớn và dài hạn mà từng cá nhân hoặc doanh nghiệp cá thể không có khả năng tích luỹ được như xây dựng đường sắt, những doanh nghiệp sử dụng công nghệ kỹ thuật cao… Sở dĩ các công ty cổ phần đó giải quyết hết sức thành công việc huy động vốn, là vì có những khoản tiền nhỏ dành giụm của nhiều gia đình nếu để riêng lẻ thì không đủ sức để thành lập một doanh nghiệp và do đó cũng không thể đem ra kinh doanh được. Tuy nhiên, rõ ràng sự có mặt của các công ty cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác không thể thay thế được. Đó là, đã tạo điều kiện cho họ có cơ hội đầu tư một cách có lợi và an toàn nhất khi huy động được những khoản vốn nhỏ để trở thành những khoản vốn lớn. Vai trò này đó được khẳng định qua sự đánh giá của C.Mác: “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên cho đến mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt, Ngược lại, qua các công ty cổ phần sự tập trung đó được thực hiện việc đó trong nháy mắt”.
(Trích: C.Mác – 1984. Tập 1 phần 2 – NXB Sự Thật Hà Nội – Trang 156).