PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH
2.2. Tình hình xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty Cổ phần Khoáng sản Miền Trung
2.2.2. Các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.2.7. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại đã đi trước trên thị trường, họ đã thiết lập được vị trí, phân phối tiếp cận thị trường và có khách hàng truyền thống. Sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ tay các đối thủ cạnh tranh hoặc chiếm được một phân đoạn của thị trường hiện chưa được khai thác. Vậy trước hết MTM cần xác định và phân loại rõ xem đâu là nhóm đối thủ mạnh (đối thủ cạnh tranh trực tiếp, có sự nổi trội về công suất và công nghệ cũng như cạnh tranh chung một thị trường); đâu là nhóm các đối thủ trung bình (các công ty doanh nghiệp có sử dụng cùng nguyên liệu và chung sản phẩm nhưng mối quan hệ và thị phần kinh doanh không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của MTM) và cuối cùng là nhóm các đối thủ yếu (các đối thủ tiềm ẩn có khả năng cạnh tranh với MTM trong tương lai). Cụ thể như sau: công ty Cổ phần Xi măng Yên Bái với nguồn khai tác từ các mỏ đá vôi trắng Mông Sơn- Yên Bái với dây chuyền công nghệ của CHLB Đức, Vương quốc Tây Ban Nha.
Nhưng lại có chung thị trường xuất khẩu như Ấn Độ, Hàn Quốc, Bangladesh … Bên cạnh đó công ty cũng chiếm thị phần lớn về sản phẩm bột CaCo3 và các chất độn ngành Sơn, Nhựa, Bao bì… Hay Công ty hóa chất Minh Đức với thị trường xuất khẩu gồm các nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Campuchia, Bagladesh… với việc liên doanh hợp tác xã Mông Sơn cùng các mỏ đá khác ở Nghệ An, Tuyên Quang, Thái Nguyên…là một lợi thế về nguồn nguyên liệu đá vôi ngoài mỏ đá vôi Tràng Kênh của công ty. Tại Nghệ An còn có Công ty CP SX Bột đá trắng siêu mịn VNT, Công ty CP Trung Đức Nghệ An cùng khai thác mỏ đá ở Qùy Hợp và sử dụng công nghệ của CHLB Đức, và các sản phẩm cung ứng khá rộng trên thị trường. Như vậy, xét theo chỉ tiêu công suất trên 50.000 tấn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quốc TBN… cũng như có sử dụng quy trình tráng phủ Acid Steric thì Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bái, Công ty hóa chất Minh Đức, Công ty CP SX Bột đá trắng siêu mịn VNT, Công ty CP Trung Đức Nghệ An chính là nhóm đối thủ mạnh cạnh tranh trực tiếp với MTM. Bên cạnh đó Công ty CP Mông Sơn, Công ty CP khoáng sản Á Châu - Nghệ An cũng là những đối thủ cạnh tranh mà MTM cần lưu ý khi xếp ở nhóm đối thủ trung bình vì tuy chưa có quy trình tráng phủ Acid Steric ở khâu công nghệ sản xuất nhưng hai công ty lại có sự vượt trội về công suất và thị trường xuất khẩu như ở Bangladesh, Hàn Quốc, Ấn Độ cho nên việc đầu tư cho công nghệ tráng phủ chỉ còn ở yếu tố thời gian mà thôi.
Việc cùng vận hành nhà máy trên mảnh đất Nghệ An lại cách nhau không xa, vì vậy thị trường khai thác và thị trường khách hàng có sự cạnh tranh khá khốc liệt, Công ty khoáng sản Nghệ An được xếp vào đối thủ yếu vì chưa có sự nổi trội về công nghệ dây chuyền sản xuất tráng phủ Acid Steric cũng như sản phẩm bột đá siêu mịn trong điều kiện xuất khẩu đòi hỏi yêu cầu chất lượng Châu Âu thì trước mắt công ty không cạnh tranh về thị trường sản phẩm siêu mịn với công ty MTM.
Qua nghiên cứu thị trường ta có bảng phân loại và sắp xếp các đối thủ cạnh trạnh với công ty cơ phần khoáng sản Miền Trung theo sản lượng và công nghệ như sau.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 3: Sản lượng và Công Nghệ sản xuất của công ty MTM và các đối thủ cạnh tranh Nhóm
đối thủ
Tên Nhà Máy
Công suất hiện tại( tấn) Công nghệ sản xuất Siêu
Mịn
Mịn và hạt
Tổng
cộng Máy móc và thiết bị Tráng phủ
Acid Steric Công ty CP Khoáng Sản Miền Trung 37.000 13.000 50.000 CHLB Đức, Trung Quốc Có
Đối thủ Mạnh
Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bái 60.000 140.000 200.000 CHLB Đức, T.B.Nha, Trung Quốc Có Công ty hóa chất Minh Đức- Hải Phòng 10.000 60.000 70.000 Tây Ban Nha, Trung Quốc Có Công ty CP SX Bột đá trắng siêu mịn
VNT (Nghệ An) 40.000 10.000 50.000 CHLB Đức, Trung Quốc Có
Công ty CP Trung Đức Nghệ An 10.000 50.000 60.000 CHLB Đức Có
Đối thủ Trung Bình
Công ty CP Mông Sơn 20.000 100.000 120.000 CHLB Đức Trung Quốc Không
Công ty CP khoáng sản Á Châu - Nghệ
An 14.000 40.000 54.000 CHLB Đức, Trung Quốc Không
Đối thủ Yếu Công ty khoáng sản Nghệ An 0 60.000 600.000 Trung Quốc Không
(Nguồn từ phòng kế hoạch kinh doanh của công ty)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nhìn vào bảng phận loại đối thủ cạnh tranh của công ty MTM ta thấy: Công ty CP Khoáng sản Miền Trung - MTM có được lợi thế với đa số các công ty còn lại là được sản xuất trên dây truyền hiện đại, tiên tiến của CHLB Đức với quy trình kiểm tra chất lượng đồng bộ nên đảm bảo chất lượng sản phẩm là đồng nhất, đặc biệt là sản phẩm tráng phủ acid stearic. Do vậy, đã đáp ứng được chất lượng sản phẩm phụ gia và chất độn đối với các ngành có yêu cầu khắt khe về chất lượng như giấy, sơn, nhựa, hóa mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, các đối thủ mạnh như Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bái, Công ty hóa chất Minh Đức, Công ty CP Trung Đức Nghệ An…có sự vượt trội về công suất từ 70.000- 200.000 tấn và cùng chung thị trường nguyên liệu cũng như thị trường cung ứng sản phẩm. Ngoài ra các đối thủ còn có lợi thế hơn về sử dụng thêm công nghệ của Tây Ban Nha và có nguồn khai thác nguyên liệu đa dạng và rộng lớn hơn. Ngoài ra các thị trường như các chất trộn vào ngành Sơn, ngành Nhựa, Bao bì, Hóa mỹ phẩm, nuôi trồng thủy sản…các đối thủ cũng có tham gia và chú trọng phát triển như MTM.
Nhìn chung các đối thủ trung bình và yếu tuy không trực tiếp cạnh tranh về thị trường cũng như công nghệ sản xuất nhưng chắc chắn trong thời gian tới việc xâm lấn thị phần với MTM là điều sẽ xảy ra. Vì vậy MTM cũng cần nghiên cứu về các đối thủ này và có biện pháp phù hợp hơn.
Đây là một thị trường rất thu hút tỷ suất lợi nhuận cao, cùng với quy định cấm xuất khẩu đá thô của Chính Phủ, do vậy nhiều doanh nghiệp đang muốn gia nhập thị trường này. Các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này chủ yếu là những doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác mỏ. Ví dụ như Công ty Khoáng sản Nghệ An, công ty CP Mông Sơn… Các đối thủ này phải có các lợi thế là ở gần các nguồn nguyên liệu đá vôi. Vì vậy đây là một vấn đề đòi hỏi MTM phải nhanh chóng đầu tư cải tiến công nghệ và kiện toàn, tổ chức lại sản xuất nhằm hạ giá thành để cạnh tranh trên thị trường được tốt hơn.