IX. Đánh giá chung về công tác thu mua nguồn hàng tại công ty trong thời gian qua.
1. Sự cần thiết của biện pháp
Ngày nay, với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh rất khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo ra một chỗđứng vững chắc trên thị trường là một điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, đa dạng hoá mặt hàng, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu mua được nhiều loại hàng hoá, với khối lượng lớn để phục vụ hoạtđộng kinh doanh thì phải tiêu thụ được hàng hoá, việc tiêu thụ được hàng hoá thì mới có quá trình tái sản xuất.
2. Nội dung của biện pháp
- Đa dạng hoá mặt hàng: là cũng nhằmđẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nếu việc kinh doanh nhiều loại mặt hàng với mặt hàng đa dạng, phong phú thì có lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh trong việc thu mua hàng hoá cũng như cạnh tranh về mặt tiêu thụ sản phẩm.
Đối vối Công ty cổ phần Thương mạiđầu tư phát triển miền núi Nghệ An, hiện nay công ty kinh doanh một số mặt hàng chủ lực. Cơ cấu mặt hàng còn nhiều hạn chế về chủng loại cũng như chất lượng hàng hoá. Vì vây, công ty cần phảiđa dạng hoá mặt hàng. Cần phai kinh doanh thêm một số mặt hàng nông sản như: Quế Tân Kỳ, Mậm Tam Hoa, Vừng, Tiêu… mà trong tỉnh Nghệ An có và với khối lượng hàng hoá lớn. Vì lẽ thế muốn sản phẩm ngày càng đa dạng hoá hàng hóa thì công ty cần phải tổ chức thu mua thật nhiều loại mặt hàng để thực hiệnđa dạng hoá sản phẩm.
Đa dạng hoá sản phẩm, Công ty cần:
- Tạo nguồn vốn đủ lớn để thu mua được nhiều loại mặt hàng, có một số loại mặt hàng mà công ty đã có thế mạnh, có chỗđứng trên thị trường thì công tác thu mua dễ dàng hơn. Nhưng khi đa dạng hoá hàng hoá, công ty phải thu mua thêm một số mặt hàng mới, thì bước ban đầu cần phải có nguồn vốn lớn thể hiện khả năng thanh toán cao cho nhà cung ứng.
- Đội ngũ cán bộ thu mua không nhất thiết phải hùng hậu nhưng yêu cầu bắt buộc là có khả năng nắm bắt thị trường tốt, có thể đảm nhận thu mua được nhiều loại mặt hàng khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Bên cạnhđó đội ngũ cán bộ thu mua phải phân bố hợp lý để tìm nguồn hàng mớiở các địa bàn mới.
- Vềđẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm: Cần phảiđẩy mạnh về mặt tiêu thụ sảm phẩm, có tiêu thụ được sản phẩm thì mới tiếp tục thu mua hàng hoá về cho công ty. Nguồn đầu vào và đầu ra là hai mặt tương hỗ lẫn nhau, có tác dụng qua lại. Công ty đã chú trọngđến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu được mở rộng và củng cố, chú trọng đến uy tín của công ty trong kinh doanh nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Đó là điều kiện tốt cho việc mở rộng mặt hàng và tiêu thụ hàng hoá làm tăng kinh ngạch xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty chủ yếu là xuất sang thị trường Trung Quốc, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty hiên đang quá thụ động, khi có yêu cầu của khách hàng hoặcđã ký trước hợp đồng mua bán thì công ty mới tiến hành thu mua đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng. Còn hoạtđộng tiêu thụ nộiđịa, hoạtđộng này chủ yếu diễn ra ở các đơn vị trược thuộc công ty đóng trên địa bàn các huyện miền núi, mặt hàng kinh doanh của công ty là các mặt hàng của ngành công nghiệp dung cho sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của bà con.
Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty ầnc : - Nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài để nắm bắt nhu cầu, nắm bắt đòi hỏi về hàng hoá, chất lượng hàng hoá, và khi nào cần của khách hàng.
- Tiến hành các biện pháp nâng cao uy tín của công ty, quảng cáo về sản phẩm của công ty qua đối tác là khách hàng thân thuộc của công ty. Là biện pháp vô cùng khó khăn, vì hiện tại các đối tác là khách hàng của công ty đêu là khách hàng tổ chức của công ty, có quan hệ làm ăn lâu dài, tuy nhiên họ không muốn lôi kéo thêm đối thủ cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm mà Công ty cổ phần Thương mạiđầu tư phát triển miền núi Nghệ An cung cấp.
- Đa dạng hoá sản phẩm cũng là biện pháp để mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm không những với thị trường xuất khẩu mà còn là tiêu thụ đápứng nhu cầu tiêu dùng nộiđịa, cụ thể là đápứngđầy đủ nhu cầu tiêu dùng của bà con các huyện miền núi.
Tóm lại:
Để đảm bảo nguồn hàng phục vụ lâu dài quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, công ty cần phải tổ chức tốt các điểm thu mua hiện có của công ty, mở rộng thêm một số địa điểm mới. Thực hiện chủ trương: gắn giao thương tiêu thụ hàng hoá với vùng sản xuất. Tiếp tục đầu tư thêm vốn, trang bị các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, thâm canh cho bà con, tận dụng thu mua hết nguồn hàng trong tỉnh. Đồng thời cũng mở rộng kinh doanh tổng hợp các mặt hàng xuất cũng như nhập khẩu để tận dụngđược mối quan hệ làm ăn lâu dài, tận dụngđược tiềm năng hàng nông sản và lao động địa phương, phát triển sản xuất từđó phát huy nội lực của ngành. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, cực kỳ khốc liệt, để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, mặt hàng nông sản có chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi Công ty cần phải xác định được vòng cung của chu kỳ kinh doanh khi còn thịnh vượng và biện pháp thoát ra khỏi chu kỳ suy thoái. Có như vậy thì công tác thu mua và tiêu thụ hàng hoá phải luôn có mối quan hệ chặt chẻ gắn liền với nhau, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnhđó phải
luôn xem xét về tình hình thị trường giá cả mua vào và bán ra, phải có những chính sách để đảm bảo về nguồn vốn cho công ty hoạt động. Ngoài ra , còn phải chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ trong nước cũng như trong tỉnh, quan tâm hơn nữa về chất lượng, cơ cấu mặt hàng.