1.2.1. Mục tiêu quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc - Thứ nhất, phát triển quỹ Bảo hiểm xã hội
Theo quy định về quản lý thu BHXH và Luật BHXH năm 2014: “Quỹ BHXH là một quỹtài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước dùng để chi trả các chế độBHXH cho NLĐ” [24].
Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng phí theo mức phí quy định hoặc cho phép đối tượng tự nguyện tham gia BHXH được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành quỹ BHXH.
Có thể nói Quỹ BHXH là bộ phận quan trọng nhất của ngành BHXH, nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH, ở nước ta hiện nay
thì quỹ BHXH được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và phần hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước.
Quỹ dự trữ BHXH là nguồn chi thứ hai trong quỹBHXH. Định kỳ hàng tháng, quý, năm cơ quan BHXH giữ hay trích lại một phần quỹ BHXH của mình để thành lập nên quỹ dự phòng, dự trữ BHXH. Quỹ này chỉđược sử dụng trong những trường hợp khi nhu cầu chi trả quá lớn dẫn đến thâm hụt quỹBHXH như trong lúc đồng tiền mất giá và do hội đồng quản lý quyết định.
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng của quản lý thu BHXH là phải luôn phát triển quỹBHXH, đảm bảo quỹ BHXH luôn dương, đủđiều kiện để duy trì bộ máy ngành BHXH và chi trả các chế độ, trợ cấp BHXH cho NLĐ.
- Thứ hai, chống thất thoát quỹ BHXH
Cùng với mục tiêu phát triển quỹ BHXH, mục tiêu chống thất thoát quỹ BHXH cũng là một mục tiêu quan trọng, luôn tồn tại song song trong công tác quản lý thu BHXH. Khi quỹBHXH được phát triển một cách ổn định nhưng công tác quản lý thu BHXH không đạt hiệu quả cao, để xảy ra tình trạng thất thoát quỹ BHXH thì hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, dẫn đến âm quỹ BHXH, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.
Việc buông lỏng quản lý và sử dụng kinh doanh của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Khi sử dụng lao động không có hợp đồng lao động cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế, không đảm bảo các điều kiện qui định của Bộ Luật lao động nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình đối với NLĐ.
Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác định hình thức hợp đồng lao động để khai thác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bên cạnh đó mức tiền lương tiền công để tham gia BHXH cũng chưa đúng với thực tế thu nhập của NLĐ;
thường thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế họ phải đóng cho NLĐ.
Ngoài các hình thức trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động với NLĐ thì việc nợ đọng BHXH và nộp chậm BHXH của các chủ sử dụng lao động
cũng là vấn đề cần quan tâm, nhất là các chủ sử dụng lao động là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Hiện nay tuy đã có chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nhưng còn chưa hợp lý, qui định về mức nộp phạt còn quá thấp, nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệu quả cao, các quy định về xử phạt, truy tố hình sự cá nhân chủ sử dụng lao động khi phát hiện có hành vi trốn đóng BHXH chưa đủ mạnh để răn đe. Vì vậy trong công tác quản lý thu BHXH đểđạt hiệu quả cao và chống tình trạng thất thoát quỹ BHXH thì ngành BHXH ngoài các biện pháp nghiệp vụ nhằm tăng cường quản lư đối tượng thì cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng tăng cường giám sát, điều tra nắm bắt tình hình thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn để tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả.
-Thứ ba, đảm bảo an sinh xã hội
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của quản lý thu BHXH, vì đảm bảo an sinh xã hội cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn ngành BHXH, ngành BHXH được ra đời và phát triển nhằm thực hiện mục tiêu này: đảm bảo an sinh xã hội là tiền đề cơ bản để ổn định chính trị và sự phát triển, tồn tại của mỗi quốc gia [5].
1.2.2. Nguyên tắc quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc - Nguyễn tắc: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
+ Thu đúng nghĩa là thu đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương và đúng thời gian quy định.
+ Thu đủ nghĩa là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHTY, BHTN và số tiền phải đóng của NLĐ, người SDLĐ.
+ Thu kịp thời nghĩa là thu kịp thời về thời gian khi có phát sinh lao động, quan hệ tiền lương.
- Nguyễn tắc: tập trung, thống nhất, công bằng, công khai
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia
BHXH của NLĐ, người SDLĐ phải đảm bảo được công khai, minh bạch.
- Nguyên tắc: an toàn, hiệu quả
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH được tồn tích cộng đồng nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu về mặt giá trị do các yếu tốtrượt giá. Vì vậy thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu để tránh lạm dụng, thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu.
1.2.3. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đối với người lao động: NLĐ là lực lượng đông đảo nhất, tạo ra của cải vật chất và dịch vụ chủ yếu cho xã hội. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển thì những rủi ro này sẽ xảy ra càng nhiều hơn, những rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm như ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN...có thể xảy ra với bất kỳNLĐ nào, tại bất kỳ thời điểm nào, gây rất nhiều khó khăn, tổn thất cả về vật chất và tinh thần cho NLĐ và gia đình họ. Lúc này, dựa trên cơ sở mức đóng BHXH mà trước đó NLĐ đã đóng góp vào quỹ BHXH, cơ quan BHXH sẽ chi trả chế độ, bù đắp một phần thu nhập bị giảm sút hoặc mất đi, tạo cho NLĐ điều kiện thuận lợi giúp họổn định phần nào cuộc sống và yên tâm công tác. Hoặc khi NLĐ hết tuổi lao động, họ không thể đi làm để kiếm thêm thu nhập thì BHXH dựa trên nguyên tắc đóng có hưởng sẽ chi trả tiền lương hưu cho NLĐ theo tỷ lệquy định hiện hành của Nhà nước đến khi chết.
- Đối với người sử dụng lao động: Người SDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng...
còn phải chăm lo đến đời sống cho NLĐ. Bởi NLĐ có làm việc liên tục thì quá trình sản xuất kinh doanh mới diễn ra thông suốt. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống, NLĐ có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào, lúc đó người SDLĐ, đơn vị SDLĐ phải bỏ một khoản chi phí lớn để thuê mướn công nhân mới, để đào tạo công nhân mới dẫn đến gián đoạn quá trình
sản xuất kinh doanh, giảm năng suất lao động và giảm doanh thu. Quỹ BHXH lúc này sẽ giúp NLĐ phục hồi khả năng lao động, nhanh chóng quay trở lại sản xuất, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho NSDLĐ. Mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời gian lao động...Và khi có rủi ro xảy ra nếu không có sự trợ giúp của BHXH thì rất dễ xảy ra tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. BHXH góp phần tạo môi trường làm việc ổn định cho NLĐ, tạo sự gắn kết giữa NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và đạt năng suất cao [24].
Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thu nhập của NSDLĐ nhưng họ sẽ nhận lại được những lợi ích lâu dài cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với NLĐ và xã hội.
- Đối với nền kinh tế: BHXH góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội nói chung. Do đó sản phẩm xã hội được tạo ra ngày một tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài. Đồng thời, Ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm một khoản thu thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên.
Khi NLĐ không may gặp các rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập mà không có sựbù đắp của quỹ BHXH thì Nhà nước phải đứng ra để cứu trợ hoặc giúp đỡ cho NLĐ, giúp NLĐ và gia đình họ vượt qua được khó khăn. Lúc này BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
BHXH góp phần kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ được đem đi đầu tư. Đây chính là nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tếđất nước, tác động mạnh mẽ tới Ngân sách Nhà nước, hệ thống tín dụng Ngân hàng, thị trường chứng khoán. Nguồn vốn này sẽ tạo thêm những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần quan trọng
trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và phát triển kinh tếđất nước.
- Đối với xã hội: BHXH góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội.
Bởi BHXH góp phần hạn chế, điều hòa mâu thuẫn giữa NSĐ và NSDLĐ, góp phần hạn chế những cuộc bãi công đồng thời tạo ra một môi trường làm việc ổn định. Đối tượng tham gia BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ và Nhà nước, đây là những thành viên của xã hội và hưởng lợi ích từBHXH. NLĐ tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi trực tiếp cho chính bản thân và thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội. NSDLĐ tham gia BHXH để chia sẻ rủi ro với NLĐ nhưng cũng là để bảo vệ lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình.
Hoạt động BHXH đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động.
Hệ thống BHXH phát triển sẽ hỗ trợ cho thị trường lao động phát triển tốt hơn từ đó đảm bảo quyền lợi về an sinh xã hội cho NLĐ, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước trong việc hỗ trợ người cao tuổi không có thu nhập từlương.
BHXH đã thực hiện việc phân phối giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập nhấp; giữa những người khỏe mạnh, có việc làm với những người không may gặp tai nạn rủi ro, bị mất việc làm. Nhờ đó, BHXH đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện công bằng xã hội đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia.