Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Đông

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 59)

2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Đông

* Chức năng của BHXH huyện Đông Anh:

Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chính sách, chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếtrên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng được quy định cụ thể tại Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội ở địaphương.

* Nhiệm vụ chủ yếu của BHXH huyện Đông Anh.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành tuyên truyền Luật BHXH đến các đơn vị, các xã, trường học trên địa bàn huyện.

- Thực hiện công tác thu nộp BHXH: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo luật định; tiếp nhận các đơn vị cơ sở trong huyện đến đang ký tham gia và đóng BHXH; đôn đốc thu nợ, đối chiếu tăng giảm lao động kịp thời; tổ chức theo dõi biến động về lao động, tiền lương, tổng quỹ lương của các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc phát triển đơn vị mới đóng trên địa bàn huyện chưa tham gia BHXH bắt buộc.

Thực hiện công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho NLĐ.

- Thực hiện công tác chi trả, trợ cấp BHXH: Tổ chức thực hiện thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy

định; tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH; thực hiện chế độ tử tuất;

thanh toán BHTN cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH thành phố.

- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH thành phố chuyển đến theo phân cấp.

- Tiếp nhận hồ sơ giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ; phối hợp với ngân hàng, UBND các xã, ban chi trả lương hưu theo dõi tăng (đối tượng mới, đối tượng di chuyển đến), giảm (đối tượng chết, vắng mặt, di chuyển đi) kịp thời. Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH thành phố các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH. Quản lý lưu trữ và khai thác danh sách đóng BHXH, hồ sơ hưởng BHXH.

- Thực hiện công tác giám định tại các cơ sở KCB thuộc BHXH quận quản lý, giải quyết kịp thời cho bệnh nhân đến thanh toán trực tiếp tại BHXH huyện.

- Lập dự toán và quyết toán tài chính theo quy định tài chính của Nhà nước.

- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố.

Chức năng nhiệm vụ của các tổ nghiệp vụ:

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động về BHXH theo phạm vi quyền hạn được Ban giám đốc tỉnh giao và là người điều hành toàn diện các mặt công tác theo Luật BHXH quy định.

- Phó Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm những phần việc được Giám đốc phân công phụ trách.

- Tổ giám định chi: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc có chức năng tổ chức quản lý chi trả KCB; giám định y tế phục vụ thanh, quyết toán chi KCB theo quy định của pháp luật. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám định chứng từ thanh toán chế độ BHYT tại bệnh viện của các đối tượng, để phục vụ công tác chi trả trực tiếp cho đối tượng KCB BHYT theo quy định. Thực

hiện thanh toán chi chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK cho NLĐ tại các đơn vị trên địa bàn.

- Tổ nghiệp vụ tiếp nhận và trả kết quả TTHC: Có chức năng tiếp nhận toàn bộ các giấy tờ, thủ tục liên quan đến chi trả chế độ, hồ sơ tham gia BHXH, các đơn thư khiếu nại ... cũng như việc trả sổ BHXH, thẻ BHYT và trả lời các thắc mắc, khiếu nại của đơn vị tham gia và NLĐ.

- Tổ chính sách: Có chức năng quản lý, theo dõi, hướng dẫn và giải quyết chế độ chính sách về BHXH, Nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận hồ sơ mới, giải quyết các hồ sơ mới, các hồ sơ chuyển đến, chuyển đi của các đối tượng hưu trí, mất sức lao động, giải quyết chế độ tử tuất, Quản lý và lưu trữ hồ sơ;

thực hiện cập nhật danh sách chi trả theo tháng, quý và năm; quản lý chứng từ chi trả, tổ chức khai thác hồ sơ phục vụ cho nhiệm vụ cho các nhiệm vụ khi có yêu cầu.

- Tổ Kế toán - Tài vụ: Bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp cho những người mất sức lao động, TNLĐ-BNN, tử tuất. Ngoài ra, còn xây dựng nhiệm vụ kế hoạch với cấp trên và với kho bạc Nhà nước, thực hiện thanh quyết toán với BHXH Thành phố Hà Nội.

- Tổ Thu: Với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đúng đối tượng. Nhiệm vụ chính của các cán bộ ở bộ phận thu phải luôn bám sát đơn vị cơ sở, hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT hàng tháng, báo cáo kết quả thu về BHXH thành phố theo quy định.

- Tổ cấp Sổ - Thẻ: Có nhiệm vụ tiếp nhận, đối chiếu, kiểm tra hồ sơ của NLĐ, cấp sổ tạm, cấp sổ BHXH, tờ rời chốt quá trình tham gia BHXH cho người lao động một cách kịp thời.

- Vị trí địa lý huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà

Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và huyện, trong đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.

Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu tư cho khu vực Bắc Sông Hồng. Tại đây, sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu vực: Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên. Hướng ưu tiên này đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện.

- Địa hình

Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4%.

Địa hình chỗ cao nhất là 14 m, chỗ thấp nhất là 3,5 m, trung bình là cao 8 m so với mực nước biển.

Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất: Vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung địa hình của Đông Anh là tương đối ổn định, có khả năng xây dựng các công trình lớn.

- Đặc điểm đất đai

Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng Thống kê huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.

Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212 m2/hộ. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình dịch vụ trong các thôn xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 364 m2/hộ. Trong huyện còn có khá lớn diện tích được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội.

- Cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá - lịch sử

Đông Anh là địa phương có truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng, ở đây còn lưu giữ được nhiều di tích từ thời kỳ đầu dựng nước đến các giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước. Trên địa bàn huyện có 205 đền, chùa; có 10 địa điểm là các cơ sở cách mạng. Trong đó có 28 đền, chùa, địa điểm đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và văn hoá. Những công trình tiêu biểu là Cổ Loa, Đền Sái, địa đạo Nam Hồng.

- Những thành tựu nổibật của huyện Đông Anh trong thời kỳ 2015-2020 + Kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng trung bình 5 năm đạt 10,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố (7,37%) và cao hơn so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XXVIII đề ra (8,5%).

+ Công tác xây dựng nông thôn mới về đích trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội XXVIII. Quyết liệt xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận...

+ Tổng thu ngân sách huyện ước đạt 16.073 tỷ đồng, tăng bình quân 28%, trong đó thu đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ cho đầu tư phát triển đạt 6.123 tỷ đồng.

+ Lĩnh vực văn hóa, xã hội được ưu tiên đầu tư toàn diện và tập trung chỉ đạo, có bước chuyển rõ nét cả về chất và lượng…

+ Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

+ Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới, đạt kết quả toàn diện, đặc biệt công tác tổ chức cán bộ có nhiều bước đột phá.

- Một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2020-2025

+ Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành chủ yếu trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 là 10,2-10,5%. Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện đến năm 2025: Dịch vụ - thương mại chiếm 14,9%; công nghiệp - xây dựng 84,31%; nông nghiệp - thủy sản 0,79%. Thu nhập bình quân/đầu người/năm hơn 85 triệu đồng. Đến năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.800 tỷ đồng; chi ngân sách nhà nước địa phương 5.000 tỷ đồng.

+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đáp ứng các tiêu chí thành phường: 100%.

+ Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa:

97,5%; thôn, làng được công nhận danh hiệu Làng văn hóa: 98%; gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa: 92%.

+ Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia: 100%.

+ Duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

+ Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế hơn 95%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo hơn 85%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 94%. Số lao động được giải quyết việc làm: 9.800 người/năm…

+ Tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng 100%; mật độ đường giao thông đô thị bằng hoặc hơn 10 km/km2. Diện tích không gian xanh đô thị:

10m2/người dân. Diện tích đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng bằng hoặc hơn 4 m2/người.

Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh hiện nay tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm thất nghiệp cho lao động và tạo công ăn việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu BHXH bắt buộc.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)