Phân tích hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho công ty than khánh hoà (Trang 23 - 27)

1.2.4. Trình tự phân tích và dự đoán tài chính

1.2.6.4. Phân tích hiệu quả tài chính

a. Phân tích khả năng sinh lợi:

Các tỷ số khả năng sinh lợi đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp so với doanh số bán, các đầu tƣ về tài sản, vốn của nó ra sao. Các tỷ số khả năng sinh lợi cơ bản:

Doanh lợi doanh thu sau thuế (Lợi nhuận biên) ROS:

ROS =

Lãi ròng

Lần (1.1) Doanh thu

Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là một chỉ số rất đƣợc các chủ sở hữu quan tâm.

Doanh lợi trước thuế (sức sinh lợi cơ sở) BEP

BEP =

EBIT

Lần (1.2) Tổng tài sản

(EBIT - lợi nhuận trước lãi vay và thuế)

Chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp tạo đƣợc bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội. Đây là một chỉ số quan trọng nhất đối với

Nhà nước. Chỉ số này cho phép so sánh các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau và thuế suất thu nhập khác nhau.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Return on Asset:

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Lần (1.3) Tổng tài sản

ROA là hệ số tổng hợp nhất đƣợc dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tƣ. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

- Đối với các Công ty cổ phần thì hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Return on Equity:

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Lần (1.4) Vốn chủ sở hữu

ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh, đối với các Công ty cổ phần thì cổ phiếu càng hấp dẫn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của Công ty hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp.

b. Phân tích khả năng quản lý tài sản:

Nhà phân tích tài chính sử dụng các tỷ số về khả năng quản lý tài sản để đo lường hiệu quả sử dụng các tài sản của doanh nghiệp.

Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm.

Phân tích khả năng quản lý tài sản để trả lời câu hỏi: một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay hàng tồn kho: Một đồng vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?

Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu

Lần (1.5) Hàng tồn kho bình quân

- Số chu kỳ sản xuất đƣợc thực hiện trong một năm.

- Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác.

- Vòng quay hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tƣ, tổ chức sản xuất cũng nhƣ tổ chức bán hàng chƣa tốt.

Kỳ thu nợ bán chịu:

Kỳ thu nợ =

Phải thu x 360

Ngày (1.6) Doanh thu

- Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu.

- Kỳ thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu;

doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp.

- Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao.

- Kỳ thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh.

Vòng quay Tài sản cố định (TSCĐ):

Vòng quay TSCĐ trả lời câu hỏi: một đồng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?

Vòng quay

TSCĐ =

Doanh thu

lần (1.7) TSCĐ bình quân

- Vòng quay tài sản cố định cao chứng tỏ tài sản cố định có chất lƣợng cao, đƣợc tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất.

- Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất.

- Vòng quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt tài sản ngắn hạn..

- Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lƣợng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất.

Vòng quay Tài sản ngắn hạn (TSNH):

Vòng quay TSNH trả lời câu hỏi: một đồng TSNH góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?

Vòng quay

TSNH =

Doanh thu

lần (1.8) Tài sản ngắn hạn bình quân

- Vòng quay tài sản ngắn hạn cao chứng tỏ TSNH có chất lƣợng cao, đƣợc tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Vòng quay TSNH cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm đƣợc chi phí và giảm đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ.

- Vòng quay TSNH thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tƣ không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt.

Vòng quay Tổng tài sản (TTS):

Vòng quay TTS trả lời câu hỏi: một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?

Vòng quay

TTS =

Doanh thu

Lần (1.9) TTS bình quân

- Vòng quay TTS đánh giá tổng hợp khả năng quản lý TSCĐ và TSLĐ của doanh nghiệp.

- Vòng quay TTS cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lƣợng cao, đƣợc tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Vòng quay TTS cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao.

- Vòng quay TTS thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tƣ, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho công ty than khánh hoà (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)