Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, lá chắn thuế từ việc tận dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho công ty than khánh hoà (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI

B. Tài sản dài hạn

3.3.3 Hoàn thiện nội dung phương pháp phân tích

3.3.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, lá chắn thuế từ việc tận dụng

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay phải trả. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm nhƣ thế nào. Nếu Công ty không có khả năng trả khoản nợ này thì sẽ có nguy cơ phá sản.

Tình hình công nợ của Công ty than Khánh Hoà với việc Công ty luôn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ bằng các khoản vay ngắn và dài hạn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Công ty vẫn thực hiện chi trả các khoản lãi vay đúng hạn và đảm bảo hoạt động có lãi. Tuy nhiên trong những năm tới Công ty cần quan tâm đến chỉ số này và đƣa vào báo cáo vì đây là mối quan tâm của các nhà đầu tƣ và ngân hàng khi quyết định đầu tƣ và Công ty.

* Lá chắn thuế:

- Lá chắn thuế từ việc tận dụng cơ cấu nợ vay:

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã “ né tránh” đƣợc số thuế thu nhập là bao nhiêu từ việc tận dụng cơ cấu nợ vay. Do doanh nghiệp đã trả trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy làm cho khoản thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi. Hiện tƣợng này gọi là “ lá chắn thuế” của lãi vay.

Lá chắn thuế từ lãi vay = Lãi chi phí lãi vay x thuế suất thuế TNDN Lá chắn thuế là khoản chênh lệch thuế tiết kiệm đƣợc do sự khác nhau về cơ cấu tài chính của hai trường hợp nọ vay và không có nợ vay.

Năm 2008 Công ty đã trả lãi vay là 12 827 418 839 đồng. thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Lá chắn thuế năm 2008 của Công ty là:

12 827 418 839 x 28% = 3 591 677 275 đồng

Nhƣ vậy với việc sử dụng nợ vay trong năm 2008 Công ty đã né tránh đƣợc số thuế thu nhập doanh nghiệp là 3,6 tỷ đồng. Nhƣ vậy nếu Công ty không sử dụng nợ vay và đầu tƣ 100% bằng vốn chủ sở hữu thì số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty phải trả năm 2008 sẽ là:

2 780 469 543 đ + 3 591 677 275 đ = 6 372 146 818 đồng.

Doanh lợi doanh thu của Công ty trong trường hợp này sẽ là:

thu Doanh

thuÕ) chắn lá

nhuËn lợi

(thuÕ - thuÕ tr-íc nhuËn 2008 Lợi

thu doanh lợi

Doanh  

0.84%

164 583 085 322

275 677 591 3 543 469 780 (2 - 423 785 063 9

 

 )

ROA2008= Lợi nhuận trước thuế - (Thuế lợi nhuận + lá chắn thuế) Tổng tài sản

1,36%

158 982 686 196

275 677 591 3 543 469 780 (2 - 423 785 063 9

 

 )

Trong khi đó hai chỉ số trên khi sử dụng nợ vay:

Doanh lợi doanh thu là 1,95%; ROA = 3,19%. Nhƣ vậy việc sử dụng nợ vay đã đem lại hiệu quả hơn. Mặt khác việc Công ty có thể tự bỏ ra một lƣợng vốn đủ lớn để tiến hành hoạt động kinh doanh và thu hồi trong nhiều năm sau là điều khó có thể thực hiện.

Khi thực hiện một quyết định kinh doanh, nhà quản lý luôn cố gắng tối thiểu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật. Nếu trốn thuế bị coi là phạm pháp thì tránh thuế đƣợc coi là nhà quản lý giỏi.

- Lá chắn thuế từ phương pháp tính khấu hao:

Khấu hao không gắn với dòng tiền mặt nhưng chúng cũng có ảnh hưởng đến số lượng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải trả. Ảnh hưởng của phương pháp này cũng tương tự phương pháp trên. Hiện tại Công ty đang trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp này đơngiản nhƣng thời gian thu hồi vốn lâu, đặc biệt đối với hệ thống máy móc thiết bị chính của Công ty hoạt động trên khai trường mỏ thì giá trị sử dụng giảm nhanh chóng theo thời gian, vì vậy việc trích khấu hao đường thẳng không làm rõ đƣợc bản chất của việc sử dụng tài sản. Bản chất của việc sử dụng tài sản là thời gian càng về sau giá trị sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế càng thấp đi vì thế ở năm cuối trích khấu hao giá trị sử dụng đã giảm thiểu mà giá trị trích khấu hao vẫn bằng năm đầu tiên sẽ không phản ánh chính xác giá trị thực tế tài sản. Vì vậy Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo MACRS ( hệ thống thu hồi nhanh vốn đầu tƣ) với tỷ lệ trích khấu hao giảm dần theo năm. Phương pháp này vừa có tác dụng thu hồi vốn đầu tư nhanh vừa làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu, vì giá trị một đồng năm nay có giá trị hợ nhiều lần những năm tiếp theo.

3.3.3.4. Chu kỳ luân chuyển của tiền:

Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của vốn lưu động, cho thấy một dấu hiệu đáng chú ý về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp.

Số ngày một vòng quay

Hàng tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân

Chu kỳ này là số ngày bình quân mà vốn lưu động được đầu tư cho một chu kỳ kinh doanh. Nó đƣợc tính bắt đầu từ khi doanh nghiệp dùng tiền để đầu tƣ cho hàng tồn kho, nhƣng phải chờ đến khi bán hàng ( Số ngày một vòng quay hàng tồn kho) và kết thúc khi thu đƣợc tiền ( kỳ thu tiền bình quân)

Các khoản phải thu thực chất là việc cấp tín dụng cho khách hàng, là tăng nhu cầu sử dụng vốn lưu động, vì vậy số ngày một vòng quay hàng tồn kho là kỳ thu tiền bình quân càng cao thì càng phải sử dụng nhiều vốn lưu động. Tuy nhiên, các khoản phải trả lại là khoản vốn chiếm dụng của nhà cung cấp và sẽ được trừ đi khi xác định nhu cầu của vốn lưu động.

Như vây, chu kỳ lưu chuyển của tiền sẽ được tính theo công thức:

Chu kỳ lưu Số ngày một vòng Kỳ thu tiền Kỳ trả tiền chuyển của tiền quay hàng tồn kho bình quân bình quân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho công ty than khánh hoà (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)