ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1.Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho công ty than khánh hoà (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1.Những kết quả đạt đƣợc

- Công ty thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính, việc lập các báo cáo tài chính và tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, thu hồi công nợ, khả năng sinh lời đƣợc phân tích đầy đủ và đúng thời gian quy định.

- Số liệu trong báo cáo tài chính là xác thực và đáng tin cậy, dựa trên nguồn thông tin chính xác, đem lại một bức tranh chân thực về tình hình tài chính của Công ty.

* Về nội dung phân tích:

Công ty chỉ phân tích tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản về quản lý tài sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn chung trong toàn Công ty trên số liệu báo cáo kế toán hợp nhất toàn Công ty. Công ty chƣa phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, chƣa phân tích các chỉ tiêu tài chính riêng trong các Công ty TNHH một thành viên con và phân tích các chỉ tiêu về cổ phiếu, lợi tức của các Công ty cổ phần.

* Phương pháp phân tích:

Công ty đang sử dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh. Đây là những phương pháp thông dụng và có hiệu qủa không thể thiếu đối với phân tích. Tuy nhiên, để đạt đƣợc kết quả phân tích nhƣ mong muốn áp dụng cho các Công ty TNHH một thành viên và các Công ty cổ phần Công ty cần sử dụng kết hợp các phương pháp khác như: Phương pháp thay thế liên hoàn, Phương pháp đồ thị phân tích xu hướng, phương pháp phân tích Dupont. Và một số chỉ tiêu về cổ phiếu của các Công ty cổ phần

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

- Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, phân tích tài chính tại Công ty vẫn tồn tại một số hạn chế do Công ty chƣa đƣợc triển khai có hệ thống trên toàn diện các mặt: Mục tiêu, căn cứ, nội dung, chỉ tiêu, quy trình và tổ chức phân tích tài chính.:

- Về mục tiêu phân tích: Việc phân tích tài chính vẫn chỉ là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý, cân đối tài chính, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chƣa xác định đƣợc tầm quan trọng của mục tiêu phân tích tài chính, nên chƣa đƣa ra đƣợc mục tiêu chính của phân tích tài chính là: Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt

tài chính để làm rõ: Hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính, phân tích và đề ra giải pháp cải thiện vị thế tài chính của Công ty.

- Căn cứ để phân tích:

+ Thông tin phân tích: Tuy việc lập báo cáo tài chính và tính toán các chỉ tiêu đƣợc thực hiện theo đúng thời gian quy định, nhƣng các chỉ tiêu phân tích chƣa đầy đủ và chƣa có hệ thống.

Thông tin sử dụng cho việc phân tích còn rất nghèo nàn, chủ yếu dựa vào các con số trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả kinh doanh.

+ Chƣa có các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhƣ: Báo cáo thu nhập, chỉ tiêu tài chính mục tiêu.

- Nội dung phân tích: Mới chỉ dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu cơ bản về cơ cấu tài chính Công ty.

- Quy trình phân tích tài chính sơ sài, chƣa áp dụng đúng và đầy đủ quy trình phân tích tài chính quan trọng, dẫn đến chất lƣợng công tác phân tích tài chính không cao.

- Tổ chức phân tích tài chính: việc phân tích tài chính mới chỉ thực hiện theo kỳ kế toán trên các yêu cầu về biểu mẫu kế toán hiện hành, chƣa đƣợc tổ chức có hệ thống.

Do vậy kết quả phân tích tài chính của Công ty mới chỉ là những con số nằm trên báo cáo. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn giản các chỉ tiêu năm trước và năm nay, chưa đánh giá được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.

Trong quá trình phân tích, các số liệu không đƣợc so sánh theo chuỗi thời gian để tìm ra xu hướng vận động của các chỉ tiêu nhằm mục đích dự báo tình hình tài chính tương lai.

Các chỉ tiêu tính toán chỉ dựa trên con số cuối năm, nhƣ vậy không đảm bảo tính chính xác đối với một số chỉ tiêu nhƣ: Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân…

Việc tổng kết nhìn nhận, đánh giá những thành công và hạn chế, những mặt mạnh, mặt yếu và nguy cơ thách thức nhằm rút kinh nghiệm và đƣa ra giải pháp từ kết quả phân tích thực hiện chƣa tốt. Do đó chƣa phải là công cụ giúp các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh.

* Nguyên nhân:

- Do Công ty chƣa coi trọng công tác phân tích tài chính nên việc lựa chọn phương pháp chưa được quan tâm chú trọng. Phân tích chỉ mang tính hình thức và báo2 cáo, mới chỉ là sự tính toán các con số một cách đơn thuần.

- Nhà nước chưa có những quy định, quy chế bắt buộc về công tác phân tích ở các doanh nghiệp. Đặc biệt theo mẫu báo cáo mới đã bỏ hẳn việc tính toán các chỉ tiêu phân tích tuy đơn giản nhƣng vẫn rất cần thiết.Việc phân tích tài chính chƣa đƣợc các cấp, các ban ngành liên quan quan tâm đúng mức; các ngành chƣa xây dựng đƣợc số liệu trung bình chung của ngành. Chính vì vậy, việc phân tích tài chính gặp khá nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nói chung, cũng nhƣ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng chƣa thực hiện một cách có cơ sở khoa học công tác phân tích tài chính. Do đó, thông tin tài chính cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngoài còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng chỉ số trung bình ngành đem lại cho công tác phân tích tài chính rất nhiều thuận lợi, có thể đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp chính xác và toàn diện.

2.3.3. Các biện pháp khắc phục công tác phân tích tài chính của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc

- Không ngừng đào tạo các bộ chuyên trách thông qua các khoá tập huấn của Bộ Tài chính, trung tâm giáo dục của các trường đại học chuyên ngành.

- Kịp thời tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới.

- Bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các báo, công báo, các trang Web liên quan.

- Khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải; Có thể cử hoặc tạo điều kiện nhân viên tham gia các khoá học ngắn, dài hạn tại các nước trên thế giới về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại; Tin học hoá đội ngũ nhân viên tài chính; Thường xuyên cử họ đi dự các hội thảo chuyên ngành... Thường xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trường qua trang Web hoặc các hình thức khác. Do đó, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài chính là một yêu cầu cần thiết. Những yêu cầu đối với một chuyên viên phân tích bao gồm:

+ Chuyên môn về tài chính giỏi.

+ Đƣợc đào tạo về kỹ thuật phân tích.

+ Có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của ngành, về môi trường kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thuế…, hiểu biết về luật pháp, về xu thế biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Việc phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất của công tác này sẽ hỗ trợ các Công ty con trong việc đƣa ra quyết định đúng đắn trong quản lý tài chính nhằm bảo đảm cho sản xuất kinh doanh của toàn Công ty đạt hiệu quả cao nhất.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiên phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho công ty than khánh hoà (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)