CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH
2.2. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP MỎ VIỆT BẮC
Hàng năm Công ty có tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Kế toán, Thống kê, Tài chính nhằm đanh giá, phân tích kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong toàn Công ty từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý và khắc phục những tồn tại, giải pháp điều hành quản lý tài chính cho năm tiếp theo.
2.2.1. Phân tích tình hình quản lý tài sản:
Tổng nguyên giá tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2008 của toàn Công ty: 1,372 tỷ đồng.tăng 174 tỷ đồng so với năm 2007 và tăng 333 tỷ đồng so với năm 2006.
Giá trị còn lại của tài sản cố định đến 31/12/2008 là: 606,645 tỷ đồng bằng 42,2% tổng nguyên giá
- Trong đó các nguồn vốn tài trợ nhƣ sau:
+ Nguồn vốn nhà nước: 96,2 tỷ đồng chiếm 15,8%
+ Nguồn vốn cổ phiếu phổ thông: 4,6 tỷ đồng chiếm 0,76%
+ Nguồn vốn vay: 485,2 tỷ đồng chiếm 80%
+ Nguồn thuê tài chính: 5,3 tỷ đồng chiếm 0,87%
+ Nguồn khác: 15,34 tỷ đồng chiếm 2,58%
Giá trị còn lại của tài sản cố định của Công ty chủ yếu hình thành từ nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ 80%
2.2.2. Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu:
Tổng nguồn vốn thuộc sở hữu của Công ty đến thời 31/12/2008 là 572,125 tỷ đồng. Trong đó:
+ Nguồn vốn của chủ sở hữu: 420,593 tỷ đồng.
+ Nguồn kinh phí và quỹ khác: 18,575 tỷ đồng.
+ Lợi ích cổ đông thiểu số: 132,957 tỷ đồng.
Lợi ích cổ đông thiểu số bao gồm: Vốn góp của các cổ đông vào các công ty cổ phần do Công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối là 121,672 tỷ đồng.
Vốn gia tăng của các cổ đông từ lợi nhuận sau thuế là 11,285 tỷ đồng.
2.2.3. Phân tích mức đảm bảo vốn:
Bảng 2.1: Mức đảm bảo vốn của Công ty trong năm 2006, 2007, 2008
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
1.Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản % 23,4 26,7 24,05 2. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu Lần 3,11 2,76 2,98
Mức đảm bảo vốn năm 2008 thấp hơn năm 2007 nguyên nhân là do tốc độ tăng vốn kinh doanh cao hơn tốc độ gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu; mặc dù năm 2008 lợi nhuận của Công ty cao, vốn chủ sở hữu đƣợc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn khác cao hơn năm 2007 nhƣng cũng không bù đắp đƣợc tốc độ tăng vốn kinh doanh.
2.2.4 Phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm 2007
Năm 2008 1. Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản % 70,8 63 60 2. Tỷ suất doanh thu trên vốn
(Tổng doanh thu/ vốn bình quân) Lần 1,95 1,99 1,82 3. Tỷ suất doanh thu trên giá trị
còn lại bình quân của TSCĐ Lần 3,1 3,8 3,64
4.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/
Vốn bình quân % 48 66 84
5. Tỷ suất sinh lời:(Lợi nhuận trước
thuế/doanh thu) % 25 33 46
6. Vòng quay vốn lưu động Vòng/năm 11,1 8,7 7,3 7. Tốc độ thu hồi công nợ ( Doanh
thu/ phải thu bình quân) Lần 24,5 21 16,2
8. Độ dài công nợ (360ngày/Tốc độ
thu hồi công nợ) Ngày 14,7 17 22
- Chỉ tiêu Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản phản ánh tỷ lệ đầu tƣ vốn và Tài sản dài hạn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn phản ánh mức sinh lợi của vốn trong năm, quachỉ tiêu trên cho thấy mức sinh lợi của vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 và 2006; nguyên nhân là do năm 2008 Công ty đang triển khai thi công 3 dự án xi măng và một số dự án khác với giá trị xây dựng cơ bản dở dang lên tới trên 446 tỷ đồng nhƣng chƣa huy động vào sản xuất và vốn đầu tƣ vào các công ty con, công ty liên kết, liên doanh đến 31/12/2008 trên 160 tỷ nhƣng các công ty này chƣa đi vào hoạt động, chƣa có doanh thu.
- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên giá trị còn lại bình quân của TSCĐ cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2008 cao hơn năm 2007 và 2006.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốncho thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2008 cao hơn so với năm 2007, 2006.
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời cho thấy năm 2008 hiệu quả điều hành sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chi phí và doanh thu tốt hơn 2007,2006.
- Vòng quay vốn lưu động năm 2008 kém hơn năm 2007 và 2006.
- Tốc độ thu hồi công nợ năm 2008 giảm nhiều so với năm 2007 và 2006 vì vậy Công ty phải có biện pháp khắc phục để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Năm 2008 độ dài công nợ tăng nhiều việc đôn đốc công nợ không tốt so với năm 2007,2006.
2.2.5. Tình hình đầu tƣ tài chính của Công ty vào các Công ty con và Công ty cổ phần .
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện đầu tƣ góp vốn của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc đến thời điểm 31/12/2008
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT Nội dung Vốn điều
lệ
Tỷ lệ góp vốn
Số vốn phải
góp
S Số vốn đã góp I Đầu tƣ vốn vào các Công ty cổ phần 623.974 373.609 373.609
1 Cty CP đầu tƣ xây dựng 2.500 51 1.275 1.275
2 Cty CP SX và KD thiết bị vật tƣ 3.000 51 1.530 1.530
3 Cty CP cơ khí TBAL 2.200 51 1.122 1.122
4 Cty CP vật liệu xây dựng 4.274 51 2.179 2.179
5 Cty CP xi măng La Hiên 100.000 51.383 51.383 51.383
6 Cty CP cơ khí Mỏ Việt Bắc 6.000 51 3.060 3.060
7 Cty CP Khách sạn Thái nguyên 6.000 51 3.060 3.060
8 Cty CP xi măng Quán Triều 200.000 71 142.000 142.000
9 Cty CP xi măng Tân Quang 300.000 168.000 168.000
II Đầu tƣ vốn vào các Cty TNHH 60.000 60.000 60.000 1 Công ty TNHH MTV than Khánh Hoà 30.000 30.000 30.000
2 Công ty TNHH MTV than Na Dương 30.000 30.000 30.000
Tổng cộng 683.974 433.609 433.609