Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHOÁN QUẢN LÝ CHI PHÍ
1.2. Giá thành sản phẩm
1.2.1. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Nghiên cứu chi phí sản xuất chưa cho ta biết được lượng chi phí cần thiết cho việc hoàn thành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà theo chế độ kế toán tài chính hiện hành ở nước ta thì:
* CP sản xuất = CP DD ĐK + CP p/s trong kỳ - CP DD cuối kỳ
CP SX của khối lượng SPHT
* Giá thành sản xuất =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành CP SX + CP tiêu thụ + CP quản lý
* Giá thành tiêu thụ =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành Từ đó ta rút ra:
Chi phí sản xuất và giá thành là 2 khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau, chi phí sản phẩm hoàn thành giá thành sản phẩm nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Có thể có chi phí bỏ ra nhưng không th được sản phẩm, không có khối lượng công việc hoàn thành thì không có giá thành sản phẩm;
1.2.2. Phân tích các quan điểm về bản chất của giá thành sản phẩm
Nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong của chỉ tiêu giá thành
Hiện nay đã có nhiều tài liệu khác nhau, nêu bản chất giá thành mà tác giả đã nghiên cứu và tham khảo và cơ bản đều có chung quan điểm về bản chất giá thành.
Điểm qua lịch sử về lý luận giá thành có thể thấy bản chất giá thành qua tài liệu
“Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp” được xác định theo các quan điểm sau:
a. Quan điểm giá thành là toàn bộ những hao phí lao động sống và lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số sản phẩm nhất định.
Đây là quan điểm truyền thống có tính chất cơ bản, phổ biến và mang tính chất quan trọng suốt một thời gian dài trong lý luận về giá thành ở nước ta và được coi là quan điểm thống nhất về bản chất giá thành
Từ sự phân tích giá trị của sản phẩm được sản xuất bao gồm 3 bộ phận + Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí để sản xuất sản phẩm
+ Giá trị lao động sáng tạo ra cho bản thân người lao động + Giá trị lao động sáng tạo ra cho xã hội
Như vậy giá thành sản phẩm chủ yếu bao gồm 2 bộ phận đầu của giá trị sản phẩm, tức bao gồm toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm
Quan điểm này có ưu điểm là đã nếu được những yếu tố vật chất bên trong cấu thành nên bản thân sản phẩm và thực hiện giá ttrị của sản phẩm. Qua đó ta thấy được chi phí sản xuất là nội dung cơ bản của giá thành và tiết kiệm được chi phí sản xuất là biện pháp cơ bản để hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nó biểu hiện được mặt định tính của chỉ tiêu giá thành là sự cấu thành của các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Nó đặt ra những nội dung cụ thể cho chỉ tiêu giá thành, mà qua đó làm căn cứ xác lập trình tự và phương pháp hạch toán các khoản hao phí vật chất gắn liền với kết quả cuối cùng.
Tuy nhiên phương pháp này bộc lộ một số nhược điểm là làm cho ta liên tưởng rằng cứ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá thành hạ và tăng được lợi nhuận, trong khi đó
vấn đề chính là ở chỗ giá thành của sản phẩm tăng thêm có mang lại được thu nhập hay không
b. Quan điểm rằng giá thành là toàn bộ các khoản chi phí được bù đắp bằng thu nhập bán hàng
Nói cách khác đó là toàn bộ các đầu vào của các yếu tố vật chất nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng không phân biệt nó nằm trong bộ phận nào của các bộ phận thuộc giá trị sản phẩm
Quan điểm này có ưu điểm là biểu hiện đầy đủ yếu tố vật chất mà doanh nghiệp phải bù đắp để thực hiện quá trình tái sản xuất. Nó thể hiện đầy đủ nhất chức năng bù đắp hao phí như là một nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Quan điểm này không đi sâu vào mặt định chất của giá thành, chỉ quan tâm đến mặt định lượng, bởi vì trong nền kinh tế thị trường thì việc xác định đầy đủ chính xác hao phí cần bù đắp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên hạn chế của quan điểm này chỉ giới hạn quan tâm đến vấn đề bù đắp nên vấn đề định chất của giá thành bị hạn chế do đó sẽ khó kiểm soát chi phí, khó ngăn ngừa những khoản chi tiêu bất hợp lý.
c. Quan điểm cho rằng giá thành là biểu hiện sự tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả sản xuất đạt được trong từng giai đoạn nhất định.
Đây là quan điểm gắn liền với yêu cầu đánh giá chất lượng sản xuất ở từng giai đoạn sản xuất hoặc bộ phận sản xuất mà ở đó có thể xác định lượng chi phí tiêu hao và kết quả sản xuất đạt được. Quan điểm này không đi vào phân tích nội dung bên trong cấu thành nên giá thành sản phẩm mà chú trọng đến việc đi tìm một đại lượng tương quan phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động, nên có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp luôn chủ động trong việc xác định giá thành của từng sản phẩm trong từng giai đoạn sản xuất nhất định và giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời hiệu quả đầu tư của từng loại sản phẩm
Tuy nhiên, do chỉ nhấn mạnh đến sự tương quan giữa chi phí và kết quả nên quan điểm này không thể hiện được mặt định chất lẫn định lượng của giá thành sản phẩm, từ đó dẫn đến chỗ xác định các nội dung cấu thành giá thành chưa gắn chặt chẽ
với các yếu tố đầu vào có liên quan đến quá trình sản xuất và như vậy trong một phạm vi nhất định có thể dẫn đến việc xác định giá thành mang tính chủ quan, không phản ánh đầy đủ các hao phí vật chất vốn có trong bản thân giá thành. Đồng thời do không thể hiện mặt định lượng dẫn đến chỗ xác định mức tiêu hao có thể không hợp lý.
Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận về mặt bản chất của giá thành như sau:
- Bản chất giá thành là chi phí và là chi phí có mục đích được sắp xếp theo yêu cầu của các nhà quản lý. Là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự dịch chuyển này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm
- Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản hao phí vật chất thực tế cần được bù đắp ở từng công đoạn hình thành giá. biểu thị chi phí hình thành giá trị sản phẩm.
- Tính toán giá trị sản phẩm chính là tính toán, xác định sự dịch chuyển các yếu tố vật chất tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa thoát ra khỏi quá trình sản xuất và tiêu thụ nhằm mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản phẩm (chức năng bù đắp, chức năng lập giá và chức năng đòn bẩy kinh tế).
Qua đó cho thấy giá thành có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3. Phân tích chức năng quản trị giá thành
- Tính chất lượng thể hiện ở chỗ thông qua nó có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất, chứng minh được khả năng sử dụng các yếu tố vật chất đã sử dụng hợp lý hay chưa?
- Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ thông qua nó có thể đánh giá toàn bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức sản xuất mà doanh nghiệp đã đầu tư trong quá trình sản xuất
Do tính chất quan trọng của giá thành nên chỉ tiêu giá thành luôn được xem xét là chỉ tiêu quan trọng, cần được xác định một cách chính xác trung thực. Nói đến chức
năng giá thành các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất trên một số chức năng sau:
+ Chức năng thước đo bù đắp chi phí + Chức năng lập giá
+ Chức năng đòn bẩy kinh tế 1.2.4. Phân loại giá thành sản phẩm
Tuỳ theo và mục đích sử dụng chỉ tiêu giá thành được tính toán theo các phạm vi khác nhau, các tài liệu cơ bản đều có cách phân loại giá thành giống nhau gồm:
1/. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo Từ điển Thống kê [54, tr.142-143] thì giá thành có thể phân loại như sau:
- Giá thành phân xưởng: Là toàn bộ chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhất định, phát sinh trong phạm vi phân xưởng
- Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí của xí nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định, phát sinh trong phạm vi toàn xí nghí nghiệp
- Giá thành định mức: Là những chi phí sản xuất cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhất định được xác định căn cứ vào các định mức chi phí đã đạt được trong xí nghiệp ở đầu kỳ kế hoạch trên cơ sở các đặc điểm về quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được dự tính trong kế hoạch trên cơ sở các định mức tiên tiến về hao phí vật liệu, lao động và chi phí chung. Giá thành kế hoạch xác định mức chi phí giới hạn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.
- Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế đã chi ra để sản xuất sản phẩm trên cơ sở số liệu của kế toán
2/. Phân loại giá thành theo mục đích quản lý
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lý chi phí một cách có hiệu quả thì theo tác giả giá thành còn được phân loại như sau:
- Giá thành giao khoán: Là chi phí sản xuất được tính toán và giao khoán cho một xí nghiệp hay một bộ phận nội bộ của xí nghiệp để sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một giai đoạn nhất định dựa trên những định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Giá thành giao khoán có thể coi như là ngưỡng chi phí để đơn vị nhận khoán tìm các giải pháp giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tăng lợi nhuận đối với xí nghiệp, tăng tiền lương đối với các công trường phân xưởng.v.v...)
- Giá thành công đoạn: Là chi phí sản xuất để hoàn thành một khâu, một giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm
1.2.5. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành có thể hiểu là công việc tính toán xác định sự dịch chuyển của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời ký nhất định, thực chất là phương pháp tập hợp chi phí và kỹ thuật xác định giá thành đơn vị sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành: Là các loại sản phẩm, một khối lượng công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện
Việc xác định phương pháp tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán chi phí theo đối tượng tính giá thành qua đó thực hiện được mục tiêu xác định giá thành của từng loại sản phẩm, từng công đoạn. Có thể thống nhất có 4 phương pháp tính giá thành gồm:
1/. Phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng cho các ngành sản xuất ít mặt hàng nhưng khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và mức chênh lệch sản phẩm dở dang giữa kỳ cuối và kỳ đầu ổn định. Đặc điểm phương pháp này là đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đều tính vào giá thành sản phẩm do không có sản phẩm dở dang.
2/. Phương pháp phân bước
Phương pháp tính giá thành theo từng bước (giai đoạn) sản xuất, phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng sản phẩm hoặc có quy trình công nghệ chia ra nhiều giai đoạn khác nhau, nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi giai đoạn
công nghệ có thể hoàn thành một giai đoạn chuẩn bị hoặc chế biến ra một loại sản phẩm hoặc bán sản phẩm cùng loại. Có hai phương pháp tình giá thành phân bước.
- Tính giá thành có bán thành phẩm: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp mỗi giai đoạn công nghệ đều tạo ra bán thành phẩm và việc tính giá thành được thực hiện từ việc tính giá thành bán thành phẩm bước đầu cộng chi phí chế biến bước 2 để tính giá thành bán thành phẩm bước 2 và tiếp tục như vậy cho đến bước cuối cùng là giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
+ + + +
= = = =
Hình 1.6 - Sơ đồ tính giá thành có bán thành phẩm
- Tính giá thành không có bán thành phẩm: Trong mỗi bước của chế biến chỉ tính chi phí chế biến của bước đó, không tính giá thành của bán thành phẩm của bước trước chuyển sang. Chi phí sản xuất của các bước sẽ tính nhập vào giá thành của sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song.
CPSX giai đoạn 1 + CPSX giai đoạn 2 + CPSX giai đoạn n = Giá thành sản phẩm.
3/. Phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, hoặc hàng loạt sản phẩm nhưng căn cứ theo đơn đặt hàng. Trong đó đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại. các chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng và giá thành của mỗi đơn
CP nguyên vật liệu
GT bán TP bước 1
GT bán TB bước n-1
GT bán TB bước n
CP chế biến CP chế biến bước 2
CP chế biến bước n
CP sản xuất chung
GT bán TP bước 1
GT bán TP bước 2
GT bán TP bước n
GT sản xuất sản phẩm
đặt hàng được xác định sau khi đơn đặt hàng đó hoàn thành do vậy kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo
Hình 1.7 – Sơ đồ trình tự tính giá thành theo đơn đặt hàng 4/. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so định mức.
Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của sản phẩm được xác định như sau:
* GT thực tế = GT ĐM ± Chênh lệch thay đổi ĐM ± Chênh lệch do thực hiện so ĐM.
Ngoài ra để phục vụ cho việc xác định giá thành thích ứng với các điều kiện cụ thể của quá trình sản xuất sản phẩm có thể phải sử dụng một số phương pháp khác thuộc về kỹ thuật tính toán như phương pháp loại trừ, phương pháp phân bổ, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp hỗn hợp kết hợp nhiều phương pháp với nhau trong quá trình tính toán.