Thực trạng công tác khoán chi phí của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp khoán chi phí cho các mỏ than khai thác hầm lò, áp dụng cho xí nghiệp than cẩm thành tkv (Trang 55 - 64)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHOÁN CHI PHÍ CỦA XÍ NGHIỆP THAN

II. Chuyên trách: 01 đơn vị: 01 người

2.2. Thực trạng công tác khoán chi phí của Xí nghiệp

Từ đánh giá, phân tích và nhận xét ở phần 2.1 đã cho ta thấy được phần nào về thực trạng công tác khoán quản lý chi phí của Xí nghiệp than Cẩm Thành;

Xí nghiệp than Cẩm Thành là một đơn vị khai thác than hầm lò, điều kiện khai thác ngày một khó khăn do: Khai thác ngày một xuống sâu, chi phí khai thác, chi phí bơm thoát nước mỏ, chi phí vận chuyển than trong lò.v.v... ngày một tăng trong khi đó để tăng giá bán than là một vấn đề hết sức khó khăn và nhạy cảm vì giá bán than là yếu tố chi phí đầu vào của một số ngành như: Điện, Đạm, Xi măng.v.v... nó có tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, chính vì vậy để giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong điều kiện như hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp khai thác than hầm lò nói riêng.

Xí nghiệp than Cẩm Thành cũng vậy, trong những năm qua công tác quản lý chi phí của Xí nghiệp chưa đạt được yêu cầu như mong muốn, qua kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện từ năm 2005 đến năm 2009 cho ta thấy Xí nghiệp đã không đạt được chỉ tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra;

Xí nghiệp là một đơn vị phụ thuộc vào sự quản lý của Công ty, đối với Công ty giao khoán cho các Xí nghiệp trực thuộc theo mô hình sau:

Hình 2.3 – Mô hình giao khoán của Công ty TNHH MTV than Hạ Long – TKV

* Mô hình khoán chi phí hiện nay của Xí nghiệp:

Xí nghiệp giao khoán cho một số các đơn vị trong Xí nghiệp cụ thể như sau, hàng năm căn cứ vào:

- Chỉ tiêu công nghệ sản xuất;

- Các chỉ tiêu định mức Kinh tế kỹ thuật;

- Các hệ số mét lò đào, hệ số thu hồi than khai thác và chế biến .v.v...

Xí nghiệp tiến hành giao kế hoạch sản xuất, tiền lương.v.v... cho các đơn vị trong Xí nghiệp với nguyên tắc giao khoán:

Tập đoàn TKV

Công ty TNHH MTV Than Hạ Long - TKV

* Các đơn vị trực thuộc 1/. Than Cẩm Thành 2/. Than Hà Ráng 3/. Than Khe Tam 4/. Than Tân Lập

Các căn cứ và cơ sở để giao khoán

Các căn cứ và cơ sở để giao khoán

1. Chỉ tiêu công nghệ phải lớn hơn hoặc bằng Công ty giao cho Xí nghiệp;

2. Các chỉ tiêu định mức KTKT và một số hệ số phải nhỏ hơn Công ty giao cho Xí nghiệp;

Trong những năm gần đây cụ thể là (từ năm 2005 đến năm 2009) xí nghiệp mới tiến hành giao khoán một số chỉ tiêu sau cho các đơn vị, cụ thể là:

1. Đối với các đơn vị phục vụ phụ trợ: Chỉ tiêu giao khoán là tiền lương là chủ yếu;

2. Đối với các phân xưởng khai thác và đào lò: Chỉ tiêu giao khoán là sản lượng than khai thác, mét lò đào, tiền lương và các chi phí vật tư nhỏ lẻ;

3. Đối với phân xưởng ô tô vận tải: Chỉ tiêu giao khoán là sản lượng than vận chuyển, tiền lương, các chi phí vật tư nhỏ lẻ và nhiên liệu;

* Về tiền lương:

+ Quỹ lương bộ máy quản lý, gián tiếp, phụ trợ = Số người x ngày công kế hoạch x Đơn giá tiền lương ngày;

+ Quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp = Khối lượng CV x Đơn giá

+ Quỹ tiền lương của bộ phận quản lý, gián tiếp, phụ trợ: Tỷ lệ thuận với % hoàn thành kế hoạch sản xuất trong tháng của đơn vị;

Tổng quỹ lương của đơn vị = Quỹ lương của quản lý, phục vụ, phụ trợ + Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất;

* Về chi phí vật tư nhỏ lẻ:

Căn cứ vào sản lượng khai thác, mét lò đào, số tkm hoạt động, số lượng máy móc thiết bị hiện có của các đơn vị, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp, Công ty, ngành và của Nhà nước tiến hành giao khoán chi phí vật liệu phụ và phụ tùng thay thế - s/c thường xuyên cho các đơn vị: Tổng giá trị giao khoán hàng tháng cho mỗi đơn vị dao động từ 40 triệu đến 100 triệu đồng/tháng;

Giá trị giao khoán = Sản lượng x Đơn giá khoán

Đối với mô hình giao khoán này: Đơn vị nào thực hiện tiết kiệm chi phí sẽ được thưởng 60% giá trị tiết kiệm và được thưởng trực tiếp vào quỹ tiền lương, nếu đơn vị nào bị bội chi khoán phí sẽ bị trừ 100% giá trị bội chi vào quỹ tiền lương của tháng đó;

Mô hình khoán này đơn giản ngắn gọn, giá trị giao khoán nhỏ vì có ít yếu tố chi phí được giao khoán, các đơn vị dễ quản lý;

Chính vì giao khoán ít yếu tố chi phí cho các đơn vị mà trong 5 năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp không đạt được kết quả như mong muốn, xí nghiệp đã để lại phần chi phí tập chung tại Xí nghiệp quá lớn, chưa giao khoán hết các yếu tố chi phí cho các đơn vị sản xuất điều này đã dấn đến công tác quản lý chi phí của Xí nghiệp gặp không ít những khó khăn, do không quản lý nổi đã dẫn đến bội chi chi phí trong quá trình sản xuất của những năm qua, cụ thể từ năm 2005 đến năm 2009 xí nghiệp đã lỗ 11.672 triệu đồng/1.731 nghìn tấn than, bình quân lỗ 6.743 đồng/tấn than nguyên khai và lỗ 7.830 đông/tấn than tiêu thụ;

Các nguyên nhân dẫn đến kết quả trên có rất nhiều, nhưng tập chung chủ yếu vào các nguyên nhân sau:

1/. Công tác tổ chức, sắp xếp lao động:

Cơ cấu lao động chưa phù hợp: Bộ máy gián tiếp chiếm 19% tổng số lao động, phục vụ chiếm 7%, phụ trợ chiếm 30% trong khi đó công nhân sản xuất chính trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm chiếm 45% tổng số lao động; điều này là bất hợp lý;

CƠ CẤU LAO ĐỘNG

19%

45%

30%

7%

Quản lý Sản xuất chính Phụ trợ Phục vụ

2/. Công tác quản lý chi phí và giá thành:

Trong 5 năm giá thành tiêu thụ luôn cao hơn giá bán bình quân, điều này thể hiện công tác quản lý chi phí của xí nghiệp không được tốt đã dẫn đến tình trạng trên, bên cạnh đó cũng phải nói đến công tác quản lý chất lượng, công nghệ khai thác, chế biến sàng và tuyển than đã tác động rất lớn đến giá bán bình quân trong 5 năm qua;

Đứng trước sự biến động đó song xí nghiệp vẫn chưa phân tích được các nguyên nhân, các yếu tố chi phí tác động đến các công đoạn sản xuất làm tăng chi phí chung của xí nghiệp;

Công tác hạch toán, tập hợp chi phí cho các công đoạn của xí nghiệp trong 5 năm chở lại đây chưa được tốt, chưa phân tích và chỉ ra được công đoạn nào đã làm tăng chi phí, công đoạn nào làm giảm chi phí để tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục;

Giá thành tiêu thụ thực hiện trong kỳ tăng 104,04% so với kỳ kế hoạch, nguyên nhân do giá thành sản xuất trong kỳ tăng 103,41% so với kế hoạch, để phản ánh rõ hơn ta xem bảng thực hiện kế hoạch giá thành sau:

Bảng 2.3 - Bảng thực hiện giá thành năm 2009

TT Chỉ tiêu ĐVT

Kế hoạch Thực hiện

Tỷ lệ Sản (%)

lượng Giá thành Tổng số

Sản

lượng Giá thành Tổng số

1 Giá thành tiêu thụ 1000t 455.00 576,174 262,159 433.80 599,442 260,038 104.04%

1.1 Giá vốn (a+b) " 455.00 493,949 224,656 433.80 472,567 205,000

a Giá thành sản xuất " 428.00 469,944 201,033 421.59 485,960 204,876 103.41%

- Chi phí sản xuất trong kỳ " 428.00 469,944 201,033 421.59 478,712 201,821

+ Chi phí sản xuất bản thân " 428.00 469,944 201,033 421.59 478,712 201,821

+ Chi phí mua than nội bộ "

- Kết chuyển chi phí dở dang " 3,056

b Chênh lệch tồn kho đ.kỳ-cuối kỳ 1000t 27.00 873,832 23,623 12.21 10,105 123

- Than TP tồn kho đầu kỳ " 32.00 612,703 25,853 32.09 805,640 25,853

- Than TP tồn kho cuối kỳ " 5.00 311,761 2,232 19.88 1,294,171 25,730

1.2 Chi phí tiêu thụ 1000t 455.00 2,290 712 433.80 2,290 993

1.3 Chi phí QLDN " 455.00 83,165 24,354 433.80 83,165 36,077

1.4 Lãi vay " 455.00 26,810 12,437 433.80 41,421 17,968 154.50%

- Lãi vay đầu tư " 455.00 20,107 10,437 433.80 34,845 15,116

- Lãi vay ngắn hạn " 455.00 6,702 2,000 433.80 6,576 2,852

2 Doanh thu Tr.đ 264,157 216,325

- Sản xuất than " 455.00 580,806 264,157 433.80 491,291 213,121 84.59%

- Sản xuất khác " 3,204

3 Lợi nhuận Tr.đ 2,000 (46,040)

- Sản xuất than " 455.00 4,398 2,000 433.80 (108,155) (46,917)

- Sản xuất khác " - - 877

* Tổng CP trong kỳ theo CĐ: 480.00 496,951 238,536 437.74 586,781 256,859

I Chi phí sản xuất 1000t 427.78 469,945 201,033 421.59 470,501 198,359 100.1%

1 Khai thác than 1000t 480.00 261,064 125,311 437.74 297,850 130,382

1.1 Khai thác than lộ thiên " - - -

1.2 Khai thác than hầm lò 1000t 480.00 261,064 125,311 437.74 297,850 130,382

a Đào lò CBSX m 7,549.00 6,066,877 45,799 7,038.40 5,071,455 35,695

- Lò than chống sắt " 3,260.00 7,223,594 23,549 2,278.83 6,723,195 15,321

- Lò đá chống sắt " 1,110.00 12,811,523 14,221 803.18 10,013,309 8,042

- Lò than chống gỗ " 3,179.00 2,398,224 7,624 3,780.90 2,459,447 9,299

- Lò đá chống gỗ " - - - 175.50 7,566,110 1,328

- Đặt ray lò CBSX (đã trừ ray thu hồi) " 1,500.00 640,149 960 1,856.00 1,002,317 1,860

- Khoan thăm dò 50,345.10 25,459 1,282

- Thu hồi thép chống lò " 570.00 (1,087,139) (620) 565.75 (2,540,552) (1,437)

b Khai thác than 1000t 480.00 150,502 72,241 437.74 201,570 88,236

- Khấu than " 480.00 108,700 52,176 381.47 168,820 64,400

- Vận tải than trong lò " 480.00 24,140 11,587 381.47 38,001 14,496

- Vận tải than qua giếng " -

- Xúc than lên ôtô 40.00 3,128 125 28.86 4,818 139

- Vận tải than ngoài MB lò 1000tkm 72.00 3,423 246 40.71 9,224 375

- Thông gió 1000t 480.00 3,561 1,709 437.74 3,561 1,559

- Thoát nước mỏ 1000m3 1,827.69 3,500 6,397 2,075.94 3,500 7,266

c Xén lò m 1,800.00 4,039,524 7,271 2,018.80 3,195,531 6,451

- Lò chống sắt " 950.00 5,541,227 5,264 1,442.10 3,685,246 5,314

- Lò chống gỗ " 850.00 2,361,151 2,007 576.70 1,970,946 1,137

1.3 Than tận thu, thu mua 1000t

2 Sàng tuyển, chế biến 1000t 427.78 17,260 7,384 421.59 13,322 5,616

- Than cục "

- Than cám " 427.78 17,260 7,384 421.59 13,322 5,616

- Sơ tuyển than giao NMT "

3 Xúc bốc, v/c đến nơi tiêu thụ 1000t 454.81 51,846 23,580 433.80 76,345 33,118

- Xúc than đống đi tiêu thụ " 454.81 3,962 1,802 433.80 4,937 2,142

- Vận chuyển than bằng ô tô 1000tkm 6,390.11 3,408 21,778 5,384.44 5,753 30,977

4 Chi phí sản xuất chung 1000t 480.00 67,021 32,170 437.74 66,804 29,243

- Chi phí mở mỏ, hạ tầng cơ sở " 480.00 25,453 12,217 437.74 20,843 9,124

- Chi phí sản xuất chung khác " 480.00 41,568 19,953 437.74 45,960 20,119

II Chi phí tiêu thụ 1000t 454.81 1,566 712 433.80 962 417

- Bốc xúc, v/c nội cảng tiêu thụ " - -

- Bốc xúc tiêu thụ (than cục) "

- Chuyển tải bốc rót than lên tàu "

- Chi phí bán hàng " 454.81 1,566 712 433.80 962 417

III Chi phí quản lý Doanh nghiệp 1000t 454.81 108,571 49,379 433.80 133,893 58,083

- Lãi vay " 454.81 27,345 12,437 433.80 41,421 17,968

- Thuế tài nguyên " 480.00 7,000 3,360 437.74 7,519 3,292

- Các khoản nộp cấp trên %DT 5.62 32,641 14,846 4.28 21,005 9,112

- Chi phí môi trường đ/tấn 480.00 6,000 2,880 437.74 6,445 2,821

- Lương bù lò XDCB Tr.đ 3,648.00 911,028 3,323 2,538.20 1,178,419 2,991

+ Lò đá " 663.00 2,500,000 1,658 810.80 2,500,000 2,027

+ Lò than "

2,985.00 558,100 1,666 1,727.40 558,100 964

- Phụ cấp khu vực Tr.đ 480.00 6,302 3,025 437.74 7,663 3,354

- Các chi phí quản lý 1000t 454.81 20,905 9,508 433.80 42,748 18,544

* Tổng chi phí theo yếu tố Tr.đồng 454.81 524,471 238,536 433.80 592,118 256,859 112.90%

- Nguyên liệu, vật liệu " 454.81 125,788 57,210 433.80 134,083 58,165

- Nhiên liệu " 454.81 34,899 15,873 433.80 31,197 13,533

- Động lực " 454.81 9,714 4,418 433.80 12,589 5,461

- Tiền lương " 454.81 171,247 77,885 433.80 193,701 84,027

- BHXH, Y tế, CĐ " 454.81 14,175 6,447 433.80 19,972 8,664

- Khấu hao TSCĐ " 454.81 54,066 24,590 433.80 61,934 26,867 114.55%

- Chi phí thuê ngoài " 454.81 11,678 5,311 433.80 24,516 10,635

- Chi phí khác " 454.81 105,621 48,038 433.80 114,125 49,507

- Mức tiết kiệm chi phí " (755)

3/. Công tác quản lý vật tư và tiêu thụ sản phẩm:

Giá trị vật tư, thiết bị tồn kho quá hạn mức, sản phẩm dơ dang, bán thành phẩm và thành phẩm vẫn còn nhiều đã dấn đến chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, lãi vay ngân hàng tăng đã làm tăng chi phí chung của xí nghiệp;

4/. Công tác đầu tư mua máy móc thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng:

Khi kết thúc các diện khai thác than lộ thiên, năm 2007 xí nghiệp chuyển sang khai thác than 100% bằng hầm lò, mức độ cơ giới hoá sản xuất trong khai thác than

hầm lò còn hạn chế cho lên xí nghiệp phải đầu tư rất lớn về máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và các công trình phúc lợi phục vụ cho người lao động;

5/. Công tác quản lý:

Do phải chuyển đổi công nghệ khai thác, lên đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp gặp không ít những khó khăn, bỡ ngỡ trong công tác quản lý điều hành sản xuất cho lên sản lượng than khai thác năm 2006 chỉ đạt 208.000 tấn bằng 74% sản lượng so với năm 2005;

6/. Công tác giao khoán:

Do xí nghiệp mới tiến hành giao khoán một số ít các yếu tố chi phí cho nên các đơn vị chưa tập chung quan tâm đến công tác quản lý chi phí, họ mới chỉ quan tâm đến những thứ mà xí nghiệp khoán cho đơn vị còn những thứ xí nghiệp chưa khoán cho đơn vị thì họ không quan tâm đến, điều này đã gây lãng phí rất nhiều các yếu tố chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm;

7/. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng lao động:

Trong những năm đầu của giai đoạn 2005 -:- 2009, công tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động chưa được xí nghiệp quan tâm đúng mức, nên trình độ quản lý, điều hành sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân viên và người lao động chưa cao đã làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý chung của xí nghiệp.v.v...;

* Ưu nhược điểm của mô hình khoán hiện nay của Xí nghiệp:

- Ưu điểm: Đã phần nào giải quyết được ắch tắc trong sản xuất, tạo được cơ chế thông thoáng cho các đơn vị sản xuất, góp phần tăng thêm thu nhập cho người nao động;

- Nhược điểm: Mô hình khoán vẫn còn bị bó hẹp, đặc biệt là trong quá trình mua bán vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Vật tư vẫn phải lĩnh qua Xí nghiệp;

Một số yếu tố chi phí giao khoán cho các đơn vị sản xuất không phù hợp (về mặt quản lý và mặt giá trị);

Xí nghiệp để lại chi phí tập chung tại Xí nghiệp cao, dẫn đến trong quá trình thực hiện việc thanh quyết toán khoán chi phí không tránh khỏi cơ chế xin cho, bao cấp;

Hệ thống định mức của một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chưa sát với thực tế dẫn đến trong quá trình thực hiện công tác khoán gặp nhiều khó khăn;

Cơ chế linh hoạt trong cơ chế khoán hiện nay của đơn vị không có, dẫn đến các đơn vị sản xuất thực hiện các công việc phát sinh gặp rất nhiều trong công tác thanh quyết toán;

Chế độ thưởng phạt một số nhóm chi phí (theo cách phân nhóm của Xí nghiệp) hiện nay còn chưa có cơ sở, chưa thuyết phục được người lao động, còn mang tính chất cảm tính, áp đặt.v.v...

Nhận xét: Như vậy trong chương 2 của luận văn tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác khoán quản lý chi phí hiện nay của Xí nghiệp than Cẩm Thành, những mặt đã làm được và chưa làm được, những yếu kém tồn tại cần phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội nói chung và của ngành than nói riêng;

Với nội dung phân tích đáng giá của chương 2 sẽ là cơ sở và tiền đề để hoàn thiện công tác khoán quản lý chi phí của Xí nghiệp than Cẩm Thành.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KHOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP THAN CẨM THÀNH – TKV

3.1. Đặt vấn đề

Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của sản xuất. Để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho người lao động, mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đề ra các giải pháp về “Công tác quản lý, công tác tổ chức, công tác điều hành sản xuất.v.v....” nhằm quản lý tốt các yếu tố chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để đáp ứng được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra của mỗi doanh nghiệp;

Đứng trước vấn đề đó luận văn đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực tế dây chuyền công nghệ sản xuất của Xí nghiệp than Cẩm Thành để xây dựng một mô hình

“Khoán quản lý chi phi theo công đoạn” áp dụng cho Xí nghiệp than Cẩm Thành – Công ty TNHH MTV than Hạ Long – TKV và có thể nhân rộng mô hình này cho các đơn vị khai thác mỏ hầm lò thuộc tập đoàn TKV;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp khoán chi phí cho các mỏ than khai thác hầm lò, áp dụng cho xí nghiệp than cẩm thành tkv (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)