Áp dụng mô hình khoán quản lý chi phí theo công đoạn cho Xí nghiệp than Cẩm Thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp khoán chi phí cho các mỏ than khai thác hầm lò, áp dụng cho xí nghiệp than cẩm thành tkv (Trang 71 - 76)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHOÁN CHI PHÍ CỦA XÍ NGHIỆP THAN

II. Chuyên trách: 01 đơn vị: 01 người

3.3. Áp dụng mô hình khoán quản lý chi phí theo công đoạn cho Xí nghiệp than Cẩm Thành

3.3.1. Căn cứ xây dựng chi phí giao khoán

1. Giá thành giao khoán cho các đơn vị phân xưởng được xây dựng trên cơ sở:

- Kế hoạch sản lượng, các chỉ tiêu công nghệ chủ yếu như độ cứng đất đá (f), hệ số đào lò, tỷ lệ thu hồi than, cung độ vận chuyển (km), dự tính các yếu tố phát sinh.

- Hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của TKV; của Công ty than Hạ Long-TKV; các đơn vị Xí nghiệp trong Công ty và của ngành .

- Hệ thống giá do Nhà nước quản lý và cạnh tranh trên thị trường.) 2. Tiền lương:

Tiền lương được tính trên cơ sở hao phí lao động theo định mức và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp cố định có tính chất lương trả cho người lao động của công nhân sản xuất và bộ máy quản lý của đơn vị.

Tiền lương bộ máy quản lý được xác định theo định biên của đơn vị phân xưởng trên cơ sở phân cấp Phân xưởng có tính đến sản lượng sản xuất từng tháng, từng quý và cả năm của từng phân xưởng gắn vào sản lượng.

3.3.2. Chỉ tiêu giao khoán cho các đơn vị gồm

Trong điều kiện thời gian có hạn, tác giả của luận văn xây dựng 3 mô hình giao khoán để áp dụng cho 3 đối, cụ thể:

1/. Phân xưởng Ô tô vận tải;

2/. Phân xưởng Đào lò XDCB và CBSX;

3/. Phân xưởng Khai thác than;

* Phân xưởng Ôtô vận tải: (Giao khoán cho ôtô vận tải và máy xúc):

+ Chỉ tiêu sản lượng để tính chi phí giao khoán giá thành của Phân xưởng tính bằng đơn vị Tkm.

+ Yếu tố để tính chi phí giao khoán giá thành bao gồm : - Chi phí vật liệu (Cho máy xúc; xe ôtô; phục vụ chung PX ).

- Chi phí nhiên liệu (Cho máy xúc; xe ôtô).

- Chi phí động lực (Cho sửa chữa và phục vụ chung PX ).

- Chi phí tiền lương (Cho toàn Phân xưởng).

- Chi phí bảo hiểm; KPCĐ (Cho toàn Phân xưởng).

- Chi phí khấu hao TSCĐ.

- Chi phí khác (Cho toàn Phân xưởng).

+ Công đoạn hạch toán của đơn vị bao gồm : - Xúc than nguyên khai vào sàng.

- Xúc bốc và vận chuyển than Hầm lò từ MB của lò nhập kho . - Xúc bốc và vận chuyển than sau chế biến từ kho ra các Cảng . Giá thành của Phân xưởng được tính bằng Tkm đã được nghiệm thu.

* Các phân xưởng Khai thác than và Đào lò: (Giao khoán than sản xuất; mét lò đào, xén và than sàng tuyển).

+ Chỉ tiêu sản lượng để tính chi phí giao khoán giá thành gồm có : - Sản lượng mét lò đào .

- Sản lượng than khai thác .

+ Yếu tố để tính chi phí giao khoán giá thành bao gồm : - Chi phí vật liệu.

- Chi phí nhiên liệu.

- Chi phí động lực.

- Chi phí tiền lương . - Chi phí bảo hiểm; KPCĐ.

- Chi phí KHTSCĐ.

- Chi phí khác .

+ Công đoạn hạch toán của đơn vị bao gồm : - Đào lò CBSX .

- Đào lò XDCB . - Khấu than . - Vận tải trong lò.

- Xén lò.

- Thông gió và kiểm soát khí mỏ.

- Thoát nước mỏ.

- Sàng tuyển than.

Giá thành của Phân xưởng được tính cho 1 tấn than nguyên khai khi khai thác ra đến cửa lò gồm có than khai thác, số mét lò đào và xén lò.

(Chi tiết phần tính toán xem các bảng phụ lục) 3.3.3. Các nhóm khoản mục giao khoán

Toàn bộ các chi phí giao khoán cho Phân xưởng được chia thành các nhóm như sau :

- Nhóm 1: Bao gồm gỗ chống; chèn lò; gỗ tà vẹt và lưới thép.

- Nhóm 2: Bao gồm thuốc nổ; kíp vi sai và dây mìn điện.

- Nhóm 3: Bao gồm tấm chèn lò và phụ kiện vì chống sắt.

- Nhóm 4: Bao gồm choòng khoan; mũi khoan; phụ kiện ray lò; phụ tùng thay thế và SCTX các thiết bị (máng cào; tàu điện; băng tải; tời trục; máy khoan; xe goòng;

bơm nước; khởi động từ; trạm biến áp; trạm dịch; phụ kiện cột thủy lực...); các vật liệu phụ khác (Búa lò; xẻng xúc than; cuốc chim; dung dịch cho tàu điện; vật liệu xây dựng

... ); phụ tùng sửa chữa ôtô vận tải (Xăm lốp; bình ắc quy; SCTX khác); phụ tùng máy xúc (Xăm lốp; bình điện...); phụ tùng máy sàng (băng tải; rulô; lưới sàng...); phụ tùng cho xe phục vụ....

- Nhóm 5: Bao gồm dầu phụ; mỡ phụ; dầu nhũ hóa cột thủy lực; dầu DIESEL;

xăng...

- Nhóm 6: Động lực.

- Nhóm 7: Tiền lương.

- Nhóm 8: Phân bổ công cụ dụng cụ và khấu hao TSCĐ.

- Nhóm 9: Chi phí khác bao gồm Ăn định lượng; Ăn giữa ca; Bồi dưỡng độc hại.

- Nhóm 10: Chi phí chung (Trong bảng chi tiết giao khoán giá thành các vật tư bao gồm: Cột, xà chống thủy lực; Cầu máng cào; Xích máng cào; Đèn ắc quy thợ lò;

Vì chống sắt; Ray lò; Tôn làm ống gió; Ống gió; Cáp cao su điện các loại; Bảo hiểm ytế + xã hội; Kinh phí công đoàn …). Các chi phí này Phân xưởng hạch toán theo định mức Xí nghiệp giao khoán.

3.3.4. Phân bổ chi phí vào các công đoạn

Sau khi đã tính toán được các chi phí giao khoán cho các đơn vị, ta tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các công đoạn sản xuất để quản lý (Xem bảng phụ lục phân bổ chi phí cho các công đoạn sản xuất);

3.3.5. Thưởng phạt tiết kiệm chi phí theo các nhóm

Hàng tháng căn cứ kết quả nghiệm thu KLSP của các đơn vị, tiến hành quyết toán khoán phí nội bộ cho các đơn vị Phân xưởng theo từng nhóm quyết toán. Kết quả quyết toán khoán phí sẽ được thưởng (tiết kiệm), phạt (bội chi) như sau:

Tiết kiệm, thưởng Bội chi, phạt

- Nhóm 1 : 100% 100%.

- Nhóm 2 : 70% 100%.

- Nhóm 3 : 30% 100%.

- Nhóm 4 : 100% 100%.

- Nhóm 5 : 100% 100%.

- Nhóm 6 : 70% 100%.

- Nhóm 7 : 0% 0%.

- Nhóm 8 : 10% 20%.

- Nhóm 9 : 70% 100%.

- Nhóm 10 : 100% 100%.

3.3.6. Phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện 1/. Thành lập ban khoán chi phí của Xí nghiệp;

2/. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, các thành viên trong ban khoán;

3/. Phân công nhiệm vụ cho các phân xưởng, tổ đội được nhận khoán;

4/. Xây dựng quy chế hoạt động, quy chế thưởng phạt cho: Các thành viên trong ban khoán, các đơn vị nhận khoán khi tiết kiệm hoặc bội chi khoán chi phí.v.v....;

Cụ thể như đối với:

- Phòng kỹ thuật: Quyết toán chi phí thuốc nổ; kíp vi sai; gỗ lò. Các công việc phát sinh ngoài công nghệ sản xuất các diện CBSX.

- Phòng ĐT.DA: Quyết toán chi phí các công trình XDCB và các hạng mục kiến trúc ngoài mặt bằng. Chủ trì quyết toán chi phí đổ tấm chèn bê tông, tà vẹt bê tông của các đơn vị.

- Phòng tổ chức lao động: Quyết toán tiền lương và chế độ người lao động (Ăn định lượng, ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại).

- Phòng kế toán tài chính: Quyết toán chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC.

- Phòng kế hoạch vật tư: Quyết toán nhiên liệu; quyết toán chi phí nhóm 4 và tổng hợp quyết toán, báo cáo Giám đốc Xí nghiệp thưởng (phạt) theo quy chế.v.v....;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp khoán chi phí cho các mỏ than khai thác hầm lò, áp dụng cho xí nghiệp than cẩm thành tkv (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)