Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHOÁN QUẢN LÝ CHI PHÍ
1.3. Tổng quan phương pháp quản lý giá thành sản phẩm
1.3.2. Tổng quan phương pháp quản lý giá thành ở nước ngoài
Trước khi có hệ thống kế toán quy định theo quyết định 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính thì phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Liên xô đã được nước ta vận dụng gần như nguyên vẹn. Chi phí trong giá thành cũng được phân thành 8 yếu tố gồm:
1/. Chi phí nguyên vật liệu chính;
2/. Chi phí vật liệu phụ;
3/. Chi phí nhiên liệu;
4/. Chi phí năng lượng;
5/. Chi phí tiền lương;
6/. Chi phí BHXH;
7/. Chi phí khấu hao TSCĐ;
8/. Chi phí khác bằng tiền.
Ưu điểm: Trong cơ chế quản lý này đã đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán chi phí, giá thành phù hợp với việc quản lý tập trung, cho phép so sánh và đánh giá hiệu quả của các phương án sản xuất, giữa các xí nghiệp sản xuất, các thời kỳ khác nhau để từ đó đảm bảo tính hợp lý cho việc lập kế hoạch giá thành. Đồng thời trong điều kiện kế hoạch hoá tập trung thì vấn đề xây dựng cơ chế giá cũng mang tính tập trung và thống nhất, giá thành là cơ sở để định giá bán và giá bán được cố định do vậy đặt ra cho các xí nghiệp phải tiết kiệm chi phí và giảm giá thành.
Hạn chế: Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì phương pháp hạch toán và quản lý giá thành của Liên xô đã có những hạn chế như do quy định tính toán chi phí, giá thành trên cơ sở những quy định cứng nhắc về nội dung cấu thành dựa trên định mức kế hoạch. Các đầu vào và đầu ra của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải biến động
theo quan hệ cung cầu phụ thuộc vào các quy luật trong nền kinh tế thị trường, chứa không thể cố định như cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp.
2/. Phương pháp hạch toán và quản lý giá thành ở Pháp
Xuất phát từ quan điểm giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi thuộc tất cả các đầu vào nhằm mục đích tạo ra đầu ra tương ứng nên phương pháp hạch toán giá thành ở Pháp biểu hiện những quan hệ kinh tế thị trường phát triển cao.
Các nội dung cơ bản trong phương pháp hạch toán giá thành bao gồm:
a/. Để phục vụ cho việc hạch toán giá thành, chi phí có 3 hình thức khác nhau:
- Các chi phí, có thể đưa thẳng vào sản xuất sản phẩm như ngyên vật liệu và nhân công trực tiếp cho mỗi loại sản phẩm;
- Các chi phí có thể đưa thẳng vào cho mỗi bộ phận hoạt động như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí động lực, năng lượng, khấu hao;
- Các chi phí gián tiếp cấn phải phân chia trước khi đưa vào chi phí của các bộ phận.
b/. Phân biệt giá phí và giá thành:
- Giá phí là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất mà doanh nghiệp phải đầu tư để thực hiện các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, bao gồm giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất và giai đoạn bán hàng. Có 3 loại giá phí như sau:
+ Giá phí tiếp liệu bao gồm giá mua nguyên vật liệu và chi phí phát sinh trong quá trình mua chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm.v.v...
+ Giá phí sản xuất bao gồm giá phí tiếp liệu sử dụng vào sản xuất và chi phí khác dùng cho sản xuất như chi phí nhân công, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị;
+ Giá phí phân phối bao gồm chi phí phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm như chi phí quảng cáo, bao bì đóng gói, chuyên chở.v.v....
- Giá thành là toàn bộ hao phí vật chất được dùng vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp bằng thu nhập bán hàng, trong mối quan hệ với giá phí thì:
Giá thành = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối c/. Phân tích các loại giá phí
Ngoài phân loại theo chức năng như trên, giá phí còn được phân loại như sau:
- Theo phạm vi áp dụng gồm giá phí kho hàng, nhà xưởng, máy móc, giá phí bán hàng, giá phí lao vụ.v.v...
- Theo nội dung bao gồm giá phí biến đổi, giá phí trực tiếp - Theo thời điểm tính toán gồm giá phí thực tế, giá phí tính toán d/. Phân loại chi phí
Chi phí của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
- Chi phí sản xuất kinh doanh là chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chi phí tài chính là các loại chi phí phát sinh trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như tiền trả lãi vay ngân hàng, chiết khấu thanh toán.v.v...
- Chi phí đặc biệt là các loại chi phíbất thường khác như các khoản phạt do vi phạm hợp đồng, phạt về thuế .v.v...
e/. Hình thức các trung tâm phân tích
Mỗi bộ phận chức năng doanh nghiệp tổ chức thành một trung tâm phân tích, mỗi trung tâm được tách ra làm nhiều khu vực gọi là các bộ phận đồng nhất. Các trung tâm hay các bộ phận là đối tượng tập hợp chi phí gián tiếp và sau đó bổ sung vào các loại giá phí và giá thành;
Qua phương pháp hạch toán giá thành ở Pháp cho ta thấy xuất phát từ quan điểm giá thành là toàn bộ hao phí sản xuất và tiêu thụ được bù đắp bằng thu nhập bán hàng nên nội dung cấu thành giá thành phản ảnh đầy đủ lượng hao phí phải bù đắp do vậy các khoản chi tiêu đều được quan tâm và gắn trách nhiệm cho từng bộ phận hoạt động trong việc sử dụng chi phí tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời việc hạch toán chi phí tại các trung tâm phân tích, theo từng giá phí để từ đó xác định giá thành sản phẩm là phù hợp và qua đó kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn.
3/. Phương pháp hạch toán và quản lý giá thành của Mỹ
Cùng giống như ở Pháp khái niệm về giá thành ở Mỹ là một chỉ tiêu đo lường hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. tuy nhiên giá thành được tiếp cận thông qua giá phí, giá phí của doanh nghiệp khi đi vào sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí để tạo ra sản phẩm đem ra tiêu thụ trên thị trường.
Trên cơ sở xác định giá phí, chi phí được chia làm hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tổng chi phí cũng là tổng giá thành của sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ, bao gồm tổng định phí và tổng biến phí. Ngoài ra khái niệm giá thành còn chia ra hai loại là giá thành sản phẩm và giá thành chung. Giá thành sản phẩm là các giá phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm còn giá thành chung là các giá phí liên quan đến hoạt động bán hàng và các hoạt động chung của kỳ kế toán. Giá thành sản phẩm hoàn thành sau quá trình sản xuất bao gồm có 3 yếu tố:
- Giá phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản phẩm đó;
- Giá phí lao động trực tiếp cho sản phẩm đó;
- Giá phí gắn liền với quá trình quản lý và phục vụ sản xuất (chi phí chung);
Phương pháp quản lý giá thành của Mỹ là dựa trên hoạt động, trên cơ sở phân chia các quá trình sản xuất và tiêu thụ thành các công đoạn. Khi đã xác lập được các công đoạn thì tập hợp chi phí cũng như phân tích theo từng công đoạn;
Qua mô hình hạch toán và quản lý chi phí của Mỹ cho thấy trên cơ sở quản lý chi phí theo công đoạn cho phép các nhà quản lý cải tiến hoặc loại bỏ các công đoạn không hiệu quả, có chi phí cao.v.v... Điều này rất phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất công nghệ sản xuất qua nhiều công đoạn như sản xuất than hoặc doanh nghiệp có nhiều sản phẩm khác nhau.