Tổng quan phương pháp quản lý giá thành của nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp khoán chi phí cho các mỏ than khai thác hầm lò, áp dụng cho xí nghiệp than cẩm thành tkv (Trang 32 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHOÁN QUẢN LÝ CHI PHÍ

1.3. Tổng quan phương pháp quản lý giá thành sản phẩm

1.3.3. Tổng quan phương pháp quản lý giá thành của nước ta

1/. Phương pháp tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ ở nước ta giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung

a. Hạch toán kinh tế nội bộ ở xí nghiệp

Theo tác giả Lê Như Bách trong hạch toán kinh tế nội bộ xí nghiệp [2, tr4-6].

Để thực hiện tiết kiệm nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng chế độ hạch toán kinh tế làm phương pháp quản lý xí nghiệp rất có hiệu lực. Theo tinh thần đó, ở nước ta trong

quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/1957 về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh đã ghi rõ “Chế độ hạch toán kinh tế là nguyên tắc cơ bản của xí nghiệp quốc doanh, là phương pháp lãnh đạo các xí nghiệp theo kế hoạch toàn diện, đồng thời cũng là phương pháp quản lý Xí nghiệp hợp lý nhất, tiết kiệm nhất”

Mục đích cơ bản của chế độ hạch toán kinh tế là so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất nhằm đạt chi phí ít hơn mà đem lại hiệu quả nhiều hơn, tức là mục đích của quản lý chi phí, giá thành.

* Bốn nguyên tắc cơ bản của chế độ hạch toán kinh tế nội bộ gồm:

- Xí nghiệp phải lấy thu bù chi để có lãi

- Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về kinh tế và nghiệp vụ - Nguyên tắc có trách nhiệm vật chất và lợi ích vật chất - Nguyên tắc giám đốc bằng đồng tiền

* Tiền đề khách quan để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế đó là:

- Kế hoạch hoá là trung tâm. Chế độ hạch toán kinh tế là phương pháp quản lý theo kế hoạch, lấy kế hoạch làm đối tượng phục vụ, so sánh kết quả thực hiện kế hoạch với số chi phí đã bỏ ra. Cho nên không có kế hoạch thì chế độ hạch toán kinh tế không có đối tượng, không có cơ sở để tồn tại. Nhà nước giao kế hoạch pháp lệnh cho xí nghiệp công nghiệp gồm 9 chỉ tiêu như sau:

+ Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện

+ Sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng quy định + Một số chỉ tiêu tiến bộ kỹ thuật mà nhà nước cần quản lý + Tổng quỹ lương

+ Nhịp độ tăng năng suất lao động + Giá thành, giá bán

+ Lợi nhuận và nộp ngân sách + Vốn đầu tư XDCB

+ Vật tư chủ yếu

- Xác lập và ban hành chế độ tự chịu trách nhiệm của xí nghiệp, xí nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh

- Hệ thống tiền tệ ổn định và chính sách giá cả hợp lý b. Phương pháp hạch toán kinh tế nội bộ

Từ điển thống kê của Tổng cục Thống kê ban hành năm 1977 đã ghi “ Hạch toán kinh tế nội bộ: Hạch toán kinh tế của các bộ phận trong một đơn vị đã hạch toán kinh tế nhằm phát huy mọi khả năng tiềm tàng trong đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Hạch toán kinh tế nội bộ có thể tiến hành ở các phân xưởng, đội, tổ sản xuất, cửa hàng.v.v... Bộ phận được giao hạch toán kinh tế nội bộ có thể được giao một số chỉ tiêu về sản phẩm, lao động, quỹ lương.v.v... và một số quyền hạn nhất định trong việc quản lý, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, nhưng không có quyền độc lập kinh tế” [54,tr.339].

Kết quả hoạt động của xí nghiệp được quyết định trực tiếp ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất, vì vậy chế độ hạch toán kinh tế nội bộ nhằm đưa quản lý kinh tế có kế hoạch và kiểm tra nhiệm vụ kế hoạch xuống các tổ đội, phân xưởng đến người lao động.

* Nội dung hạch toán kinh tế nội bộ xí nghiệp bao gồm:

- Giao các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch cho từng phân xưởng, tổ đội.

- Tổ chức cân, đo, đong, đếm. ghi chép, kế toán và báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế đã giao. Xác định trách nhiệm tài sản và kết quả lao vụ, sản xuất của các bộ phận.

- Thực hiện nguyên tắc khuyến khích và khen thưởng về mặt tinh thần và vật chất đối với các bộ phận.

- Tổ chức cho quần chúng tham gia ý kiến, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế của các bộ phận.

Đồng thời công tác hạch toán kinh tế nội bộ cũng quy định chức năng trách nhiệm của các phòng ban trong việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ đồng thời xây dựng chế độ báo cáo biểu thống kê, tính toán, phân tích.v.v...

Chế độ hạch toán kinh tế nội bộ ra đời ban đầu đã phát huy được hiệu quả trong quản lý. Các xí nghiệp đã bắt đầu tổ chức hạch toán kinh tế phân xưởng, trước hết đó là giao khoán chi phí tiền lương theo định mức lao động chứ không hoàn toàn bao cấp như trước. Bố trí nhân viên kinh tế phân xưởng để ghi chép thống kê giờ lao động, giờ công đoạn của thiết bị và vật tư chủ yếu.

Tuy nhiên hạch toán kinh tế nội bộ theo cơ chế hạch toán tập trung, bao cấp mà nhà nước ta đã áp dụng cho nền kinh tế trước đây đã chưa phát huy được vai trò của nó. Theo Lê Thanh Nghị Chế độ hạch toán kinh tế chưa được thực hiện đúng thực chất [35.tr.12].

Đồng thời trong thời kỳ bao cấp, xí nghiệp quốc doanh hoạt động trong điều kiện vốn nhà nước cấp phát, vật tư nguyên nhiên vật liệu được mua theo giá thấp, sản phẩm sản xuất ra được bao tiêu (giao nộp)theo địa chỉ quy định, hạch toán kinh tế giả tạo giá cả được xác định theo phương pháp cộng dồn (giá bán hàng bằng giá thành cộng với lãi định mức do Nhà nước quy định); từ đó sản xuất bất kỳ sản phẩm nào cũng được tiêu thụ và đảm bảo có lãi, cho nên các xí nghiệp quốc doanh ra đời một cách ồ ạt [35.tr.10].

Đồng thời khi bản thân nền kinh tế hàng hoá lại vận động theo những quy luật nội tại vốn có đã dấn đến những biến động lớn gây hậu quả nghiêm trọng như lạm phát kéo dài, giá cả mất ổn định thường xuyên, sản xuất bị đình đốn .v.v... Rõ ràng những biến động này đã nói lên sự vận hành của nền kinh tế mang tính chất kinh tế tập trung một cách thái quá, có sự bao cấp của Nhà nước cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm đối với các xí nghiệp sở hữu nhà nước đã làm cho nội dung cấu thành giá thành tách rời với sự vận động của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho các quan hệ kinh tế gắn liền với các đầu vào của sản xuất tách rời bản chất kinh tế vốn có của nó. Do vậy bản thân việc hạch toán kinh tế nội bộ biểu thị tính chủ quan, áp đặt về mặt ý chí của con người để thực hiện quá trình tái sản xuất.

Về mặt chủ thể là các xí nghiệp, bản thân giá thành, giá bán không biểu hiện đầy đủ các loại hao phí vật chất cá biệt mà họ cần phải bù đắp trong quá trình kinh doanh, nó cũng không thể hiện được một cách đầy đủ và chính xác các giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện. Do các xí nghiệp chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của

nhà nước nên sản xuất bằng mọi giá, không cần biết giá thành bao nhiêu vì các chi phí đầu vào như nguyên nhiên vật liệu được nhà nước cấp, tiền lương cố định theo thang bảng lương. Một hiện tượng phổ biến giai đoạn này là cuối năm vào quý 4 các xí nghiệp mở các chiến dịch sản xuất quý 4, chiến dịch 120 ngày đêm .v.v.... để hoàn thành kế hoạch sản lượng mà không cần biết giá thành bao nhiêu bởi việc đó đã có nhà nước lo.

Cơ chế cũ một mặt làm cho doanh nghiệp không phát huy được khả năng linh hoạt, chủ động của mình khi tác động đến các đầu vào trong những điều kiện cụ thể, mặt khác làm cho doanh nghiệp mang nặng tính ỷ lại, trông chờ từ phía nhà nước và thiếu quan tâm đến hiệu quả SXKD cũng như quản lý giá thành.

về mặt Nhà nước do xuất phát từ chỗ nhận thức chưa đúng về những quy luật của kinh tế khách quan vốn có trong nền kinh tế hàng hoá nên đã ban hành hàng loạt chính sách, chế độ mang tính áp đặt chủ quan, các chính sách chế độ này vừa thể hiện sự bao biện quá đáng và đặt ra nhu cầu tập trung không phù hợp, lại vừa thể hiện sự thiếu đồng bộ, sơ hở tạo điều kiện thuận lợi cho các hiện tượng tiêu cực phát triển.

Ngoài ra cũng thấy rằng trong giai đoạn này việc thể chế hoá các mặt trong đời sống kinh tế xã hội chưa được coi trọng, luật pháp về kinh tế chưa hoàn chỉnh nên công tác hạch toán kinh tế nội bộ cũng như quản lý chi phí, giá thành của các xí nghiệp thực hiện chưa được đầy đủ, mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép ban đầu, các nhà quản lý chưa quan tâm đến việc phân tích để tìm giải pháp khắc phục.

2/. Phương pháp quản lý giá thành từ năm 1990 trở lại đây

Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang công đoạn cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó chính phủ đã có quy định về đổi mới cơ chế quản lý các xí nghiệp quốc doanh liên quan đến quản lý chi phí, giá thành đó là:

- Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách đổi mới cơ chế hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh

- Quyết định 144/HĐBT ngày 10/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh.

- Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995.

- Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 và Nghị định 27/CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước để thay Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng.

- Nghị định 199/2004NĐ-CP ngày 03/12/2004 ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác có quy định, thay thế nghị định 59/CP và Nghị định 59/CP.

Theo các quy định trên thì các doanh nghiệp đã được giao quyền tự chủ cao hơn trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm cao hơn, được chủ động trong việc sử dụng vốn được giao trong kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Đồng thời có quy định về quản lý doanh thu, chi phí, quy định các khoản chi phí được hạch toán vào giá thành sản phẩm.v.v...

Đặc trưng giai đoạn này ở các doanh nghiệp là tổ chức giao khoán nội bộ. Các doanh nghiệp tổ chức khoán một số chi phí và sản lượng cho các đơn vị trực thuộc hoặc cho các tổ đội. Hầu hết chi phí nhân công đều được khoán theo định mức năng suất lao động, các chi phí như nguyên, nhiên vật liệu cũng đã được giao khoán ở một số doanh nghiệp, điều đó đã làm cho ý thức từ người quản lý đến người lao động chuyển biến mạnh mẽ, có hiệu quả nhất định.

Hạn chế quản lý chi phí giai đoạn này là:

- Do hệ thống doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, vẫn là sở hữu nhà nước do đó nhà nước vẫn phải bù lỗ.

- Chưa có cơ chế gắn được trách nhiệm vật chất cho người quản lý doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ hoặc khuyến khích các nhà quản lý giỏi làm ăn hiệu quả, nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp khai thác thị trường, quản lý tốt chi phí. Một hiện tượng phổ biến khi giao khoán chi phí cho các đơn vị bộ phận trực thuộc cũng chưa gắn được trách nhiệm vật chất một cách rõ ràng, cho nên nhiều doanh nghiệp tổ chức giao khoán chi phí nhưng lại không tổ chức nghiệm thu để đánh giá kết quả

- Việc tổ chức phân tích chi phí chưa được các doanh nghiệp quan tâm, hệ thống kế toán tài chính hiện hành cũng chỉ ghi chép, tập hợp chi phí và những sự kiện

quá khứ mà chưa định hướng được cho tương lai. Do vậy nhiều doanh nghiệp nhà nước cuối năm báo cáo quyết toán theo ý chỉ đạo của Giám đốc nên hiện tượng báo cáo lãi giả, lỗ thật không phải là ít.

Qua nghiên cứu các phương pháp hạch toán, quản lý chi phí và giá thành, để nâng cao được công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm chúng ta cần quan tâm chú trọng đến một số vấn đề sau:

1. Công tác kế hoạch hoá chi phí, giá thành:

Đây là phương pháp quản trị tích cực, chủ động đối với chi phí, giá thành vì nó quản trị chi phí, giá thành trước khi chi phí, giá thành phát sinh; bao gồm cả xây dựng hệ thống các định mức chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phí cho từng công đoạn, khối lượng công việc.

2. Tổ chức giao khoán chi phí đến các bộ phận sử dụng chi phí:

Đây là giải pháp gắn trách nhiệm vật chất đến các bộ phận khi sử dụng chi phí, các trung tâm chịu trách nhiệm chi phí.

3. Tổ chức sản xuất một cách khoa học hợp lý:

Đây là giải pháp cơ bản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần biết loại trừ những công đoạn không cần thiết, lãng phí, thúc đẩy việc áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm mới có cơ hội cạnh tranh trên thị trường.

4. Tổ chức tập hợp, hạch toán chi phí và tính giá thành:

Đây là giải pháp quản trị chi phí, giá thành ngay trong quá trình chúng phát sinh nhằm phản ánh kịp thời, chính xác và khoa học chi phí, giá thành thực tế.

5. Tổ chức phân tích chi phí, giá thành:

Đây là giải pháp quản trị thụ động đối với chi phí, giá thành vì nó quản trị chi phí, giá thành sau khi chi phí, giá thành phát sinh nhằm rút kinh nghiệm cho kỳ sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp khoán chi phí cho các mỏ than khai thác hầm lò, áp dụng cho xí nghiệp than cẩm thành tkv (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)