Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHOÁN CHI PHÍ CỦA XÍ NGHIỆP THAN
II. Chuyên trách: 01 đơn vị: 01 người
3.2. Xây dựng mô hình khoán chi phí theo công đoạn
a. Mục đích của xây dựng phương pháp tính giá thành theo công đoạn là để tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá thành sản phẩm, đảm bảo tính thống nhất trong doanh nghiệp và trên cơ sở giúp các nhà quản lý có biện pháp kịp thời để quản lý chi phí giá thành có hiệu quả:
- Tính toán, lựa chọn các phương án sản xuất một cách linh hoạt;
- Phục vụ giao khoán cho các khâu trong dây chuyền công nghệ tại doanh nghiệp;
- Làm cơ sở để tính đơn giá cho các công đoạn thuê ngoài;
b. Nguyên tắc xác định công đoạn trong dây chuyền sản xuất than:
- Phải xác định được khối lượng sản phẩm
- Có thể xác định và tập hợp (hạch toán) được chi phí cho công đoạn đó - Cần thiết phải tính giá thành sản phẩm của công đoạn đó
- Có tính khả thi trong thực tế;
c. Yêu cầu:
- Vận dụng phương pháp phân tích chi phí dựa trên công đoạn, xác định các công đoạn sản xuất và các tiêu chuẩn định mức chi phí do nhà nước hay doanh nghiệp quy định để xây dựng phương pháp tính giá thành theo công đoạn;
- Có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý;
- phù hợp với quy chế quản lý tài chính của ngành và quy định của pháp luật;
3.2.2. Mô tả đường đi của chi phí
- Chi phí xuất hiện từ đâu? Dùng cho mục đích gì? Ở đâu do bộ phận nào sử dụng? Ai quản lý? Chi phí đó thuộc nhóm yếu tố nào?
- Tác nhân gây chi phí là gì?
- Định lượng chi phí như thế nào (Định mức chi phí)?
- Hạch toán chi phí như thế nào?
- Nguồn cung cấp, giá cả, thủ tục cung cấp chi phí như thế nào?
Ví dụ: Chi phí thuốc nổ hầm lò xác định như sau:
- Mục đích sử dụng: Dùng cho đào, xén lò và khấu than;
- Bộ phận sử dụng: Phân xưởng đào lò, khai thác;
- Tác nhân gây chi phí: Mét lò phải đào, mét lò xén; khối lượng than khai thác;
- Phân loại: Nhóm yếu tố vật liệu phụ chủ yếu
- Định lượng chi phí: Mức tiêu hao thuốc nổ cho 1 m lò đào, xén; 1 tấn than khai thác;
- Nguồn cung cấp: Công ty Hoá Chất mỏ - TKV;
- Phương pháp tính: Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chúng ta tính được chi phí này:
3.2.3. Xác định công đoạn
Để xác định mô hình chi phí theo công đoạn, việc đầu tiên là phải xác định các công đoạn sản xuất. Trước hết chung ta cần phải xác định các bước trong công nghệ khai thác hầm lò như thế nào?
Có hai phương pháp khai thác vỉa quặng: Phương pháp khai thác hầm lò và phương pháp khai thác lộ thiên, hai phương pháp này khác nhau cơ bản ở chỗ khi khai thác hầm lò thì quặng được lấy ra từ trong hầm lò kín, bốn phí xung quanh hầm lò đều là đất đá, còn khi khai thác lộ thiên thì tiến hành trong các hào rãnh lộ thiên;
Khai thác bằng phương pháp lộ thiên: Dùng máy móc, cơ giới hoá là chủ yếu Khai thác bằng phương pháp hầm lò: Đào lò vào trong lòng đất, khi gặp than đào tiếp các đường lò để khấu than ra, vận chuyển ra ngoài cửa lò;
Việc khai thác bằng lộ thiên hay hầm lò phụ thuộc vào điều kiện địa chất khoáng sàng như độ sâu của vỉa, chiều dầy, góc dốc.v.v...
Bước đầu tiên trong việc thiết kế mô hình khoán quản lý giá thành theo công đoạn là xác định các công đoạn sản xuất chính để có thể phân bổ chi phí vào đó, các công đoạn bao gồm.
1. Đào lò CBSX;
2. Khai thác than;
3. Xén lò;
4. Vận tải than trong lò;
5. Thông gió, đo khí;
6. Thoát nước mỏ;
7. Khoan thăm dò;
8. Sàng tuyển, chế biến;
9. Xúc bốc, vận chuyển đến nơi tiêu thụ;
3.2.4. Nguyên tắc lựa chọn các công đoạn phục vụ công tác khoán
Sau khi đã xác định được các công đoạn sản xuất, vấn đề quan trọng tiếp theo là tiến hành lập mô hình mẫu cho các mỏ than hầm lò tức là các công đoạn đặc trưng đối
với các mỏ hầm lò. Đây là một nội dung rất quan trọng trong việc xây dựng phương pháp khoán quản lý giá thành theo công đoạn;
* Một số điểm cần lưu ý khi phân các công đoạn sản xuất và tiêu thụ:
- Chi phí sản xuất của các phân xưởng là khác nhau tuy cùng thực hiện một công đoạn sản xuất (do điều kiện địa chất thay đổi);
- Vận chuyển than ra cảng được đưa vào như một công đoạn tách rời khỏ công đoạn vận tải than tại mỏ vì cung đường khác nhau, xe ô tô vận chuyển cũng khác nhau;
- Xác định công đoạn tiêu thụ riêng rẽ còn có ý nghĩa trong việc hạch toán kinh tế hiện hành, bởi chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý được hạch toán riêng tách rời khỏi chi phí sản xuất để kết chuyển vào tính kết quả sản xuất kinh doanh mà không cho phép để lại chi phí dở dang;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí theo công đoạn, nhưng nó là một hoạt động được tách rời thành một khoản chi phí riêng biệt. Thực chất thì chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phát sinh từ công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối (tiêu thụ), tức là nó có mặt ở tất cả các công đoạn của mỏ. Việc tách riêng chi phí này để phù hợp với cơ chế hạch toán hiện hành, và cũng để quản lý khoản chi phí này. Lãng phí ở khoản chi phí này không phải là nhỏ, thực tế chí phí quản lý doanh nghiệp là một trong những khoản chi phí thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (từ 15% -:- 20%), trong khi các nước tiên tiến tỷ lệ này không quá 5% trong tổng chi phí;
* Nguyên tắc và điều kiện để lựa chọn công đoạn trong quản lý chi phí:
- Nguyên tắc thứ nhất: Để xác định công đoạn cho việc khoán quản lý chi phí giá thành than là phải đảm bảo xác định được sản phẩm, tập hợp được chi phí cho công đoạn đó, có nhu cầu xác định giá thành để kiểm tra, kiểm soát chi phí;
- Nguyên tắc thứ hai: Điều kiện về công nghệ khai thác: Đây là yếu tố quan trọng, vì công đoạn là thực hiện một khâu công nghệ, do vậy nếu công nghệ khai thác bằng hầm lò phải lựa chọn khác với công nghệ khai thác bằng lộ thiên;
- Nguyên tắc thứ ba: Quy mô sản lượng khai thác hàng năm: Với quy mô khai thác khác nhau, ta có thể phân công đoạn, Đối với mỏ có quy mô sản lượng lớn cần
phải phân công công đoạn theo hướng chuyên môn hoá, đối với các mỏ có sản lượng nhỏ nên ghép công đoạn nhỏ thành công đoạn lớn để dễ quản lý;
- Nguyên tắc thứ tư: Mức độ đầu tư vào thực hiện công đoạn: Vì công đoạn được xem như là một sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê ngoài thực hiện các công đoạn đó nếu xét thấy hiệu quả hơn doanh nghiệp đầu tư vào;
- Nguyên tắc thứ năm: Trình độ quản lý của doanh nghiệp, phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất vì bản thân mỗi công đoạn phải có một trung tâm quản lý chi phí, do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý công đoạn đó không những am hiểu về công nghệ mà còn am hiểu về quản lý chi phí cũng như biết cách quản lý khoa học thì mới có hiệu quả;
3.2.5. Các loại chi phí của từng công đoạn
Căn cứ các công đoạn sản xuất than ở trên chúng ta có thể xác định được chi phí và giá thành của từng công đoạn. Một điểm lưu ý là các công đoạn mặc dù là nối tiếp nhau nhưng không phải sản phẩm của công đoạn trước là bán thành phẩm của công đoạn sau. Bởi vì khai thác mỏ đối tượng là tài nguyên trong lòng đất cho nên muốn khai thác được nó phải có các công đoạn bóc đất đá hoặc đào lò sâu trong lòng đất gặp than khi đó mới có thể khấu than lò chợ;
Các loại chi phí của từng công đoạn bao gồm:
- Chi phí Vật liệu - Chi phí Nhiên liệu - Chi phí Động lực - Chi phí Tiền lương - Chi phí BHXH, KPCĐ - Chi phí Khấu hao TSCĐ - Chi phí khác
- Chi phí thuê ngoài
3.2.6. Nội dung tính toán chi phí theo khoản mục
Chi phí sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo các khoản mục sau đây:
- Chi phí sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung tính cho sản phẩm than đã hoàn thành nhập kho;
- Chi phí bán hàng gồm: Các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, được tính kể từ sau khi sản phẩm nhập kho cho đến khi tiêu thụ xong sản phẩm;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành của doanh nghiệp;
- Chi phí trả lãi vay gồm: Chi phí trả lãi vay vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh than và chi phí trả lãi vay đầu tư tài sản đã hoàn thành bàn giao cho hoạt động sản xuất than.
3.2.7. Nội dung chi phí theo yếu tố
a. Chi phí vật liệu, bao gồm: Vật liệu phụ chủ yếu, Phụ tùng thay thế và s/c thường xuyên, vật liệu cho s/c lớn tự làm, Dầu mỡ phụ, Vật liệu phụ khác.v.v...
b. Chi phí nhiên liệu, bao gồm: Nhiên liệu phục vụ xe chở công nhân, xe phục vụ, máy phát điện, v/c than.v.v..
c. Chi phí động lực, bao gồm: các chi phí về điện năng được sử dụng trong quá trình sản xuất và phục vụ chiếu sáng, việc tính toán tiêu hao điện năng dựa trên mức tiêu hao của các thiết bị và các chỉ số đo đếm khác;
d. Chi phí tiền lương, bao gồm:
Chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh;
Quỹ tiền lương và thu nhập của người lao động phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất, dịch vụ, lao vụ .v.v... và doanh thu bán hàng
e. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ: Được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp;
f. Chi phí khấu hao TSCĐ: Mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phải trích đủ khấu hao theo quy định của nhà nước để thu hồi vốn;
g. Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí ngoài các chi phí ở trên như:
Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, khánh tiết, quảng cáo, hội họp.v.v... các khoản chi phí trên được tính theo quy định của nhà nước và của ngành phê duyệt;
h. Chi phí thuê ngoài: bao gồm tất cả các khoán chi phí thuê ngoài như thuê xe chở công nhân, thuê gia công chế biến và các dịch vụ thuê ngoài khác để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
3.2.8. Tổng hợp giá thành theo công đoạn
Sau khi tính toá giá thành theo yếu tố bằng các phương pháp phân bổ cho phép chúng ta tổng hợp giá thành theo khoản mục và các công đoạn như sau:
* Giá thành cho sản phẩm than sạch, bao gồm:
- Chi phí cho khai thác than - Chi phí cho sàng tuyển than
- Chi phí cho vận chuyển than nhập kho
* Chi phí bán hàng:
* Chi phí quản lý doanh nghiệp:
3.2.9. Phân bổ chi phí vào các công đoạn
Giá thành công đoạn được tính toán trên cơ sở phương pháp phân tích chi phí hoạt động. trên cơ sở tìm tác nhân gây chí phí ở đâu, tìm nguồn ngốc hình thành chi phí để phân bổ chi phí theo đối tượng tính giá thành, như vậy phải sử dụng nhiều tiêu chuẩn để phân bổ chi phí. Về nguyên tắc chi phí được phân bổ theo 2 loại chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp và tương ứng có 2 cách phân bổ chi phí đó là phân bổ trực tiếp và phân bổ gián tiếp;
- Phân bổ trực tiếp: Chi phí trực tiếp của các công đoạn là chi phí sử dụng cho một công đoạn và được phân bổ trực tiếp vào công đoạn đó, tất cả các chi phí nguyên vật liệu, nhân công dùng cho công đoạn nào thì phải được thống kê cập nhật để phân bổ trực tiếp vào các công đoạn đó, chi phí khấu hao TSCĐ mà tài sản đó dùng cho công đoạn nào đều phải phân bổ trực tiếp vào công đoạn đó. Như vậy về cơ bản tất cả
các chi phí dùng cho các công đoạn sản xuất đều phân bổ trực tiếp trừ chi phí quản lý chung của phân xưởng:
- Phân bổ gián tiếp: Những chi phí dùng cho 2 công đoạn sản xuất chở lên mà không thể ghi chép, bóc tách cụ thể chi phí cho từng công đoạn được, để phân bổ các chi phí này về các công đoạn sử dụng nó, ta phải chọn 1 tiêu chuẩn phân bổ. Vấn đề quan trọng để chọn tiêu chuẩn phân bổ là tìm xem tác nhân gây chi phí chủ yếu là các gì để lựa chọn làm tiêu chuẩn phân bổ: