Xuất một số nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 116 - 171)

3. Địa điểm

5.2 xuất một số nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi

5.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Quản lý quy hoạch một cách chặt chẽ theo đúng quy định tại quyết định số

3170/QĐ-UB ngày 6/XII/2002 về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển NTTS vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huếđến 2010.

Tổ chức thực hiện tốt các quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25/X/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huếđến năm 2015; Quyết định số 3014/QĐ-UB ngày 25/VIII/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

Triển khai các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chương trình phát triển kinh tế, ven biển, đầm phá theo nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 15/VI/2007 của tỉnh ủy về

phát triển kinh tế biển và đầm phá đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

thí điểm thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cửa sông Ô Lâu. Nghiên cứu đề án bảo tồn hệ sinh thái TG - CH, đề án xây dựng bảo tàng thiên nhiên khu vực duyên hải miền Trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Duy trì diện tích NTTS ở mức 3.900 ha [116]. Phát triển NTTS theo hướng

đa canh, luân canh, xen canh. Đa dạng hóa các đối tượng nuôi, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị thương phẩm cao.

Chỉ đạo quản lý vùng nuôi đảm bảo quy trình, lịch thời vụ. Chủ động kiểm tra chất lượng giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thả và xử lý tốt vấn đề môi trường xung quanh đầm phá.

Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng một số vùng nuôi tập trung ở Quảng An, Quảng Thành, Quảng Công (huyện Quảng Điền); Vinh Hà, Phú Đa, Phú Xuân (huyện Phú Vang); Hải Dương (huyện Hương Trà) nhằm giảm sức ép khai thác thủy sản trên đầm phá.

5.2.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật

Quy định mắt lưới 2a tối thiểu cho phép đối với các loại ngư cụ là 18 mm.

Đến năm 2010 giảm: 40% mật độ ngư cụ, 25 % thời gian khai thác theo quy định mùa vụ, 25% đối tượng cá thể khai thác bằng các loại ngư cụ có mắt lưới 2a = 18mm.

Tiếp tục thực hiện thí điểm việc sắp xếp, giải tỏa nò, sáo và chính sách “treo thuyền” ở huyện Phong Điền, Phú Lộc để nhân rộng ra toàn vùng trong đầm phá nhằm khai thông hệ thống thuỷđạo.

Từ 1/I/2010 cấm khai thác thuỷ sản bằng nò, sáo 3 tháng trong năm. Giảm số

lượng/mật độ nò, sáo còn 1/2 so với hiện tại. Cụ thể, huyện Phong Điền giảm 38

đơn vị (6%), Quảng Điền giảm 151 đơn vị (23,7%), Hương Trà giảm 29 đơn vị

(4,6%), Phú Vang giảm 171 đơn vị (26%) và Phú Lộc giảm 248 đơn vị (38,9%). Tuyệt đối cấm việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng các phương tiện có tính huỷ diệt như nổ mìn, rà xung điện,... Mỗi loại ngư cụ chỉ khai thác ở những vùng nước nhất định.

Việc cấp phép lấn phá nuôi tôm phải tuân theo quy định nghiêm ngặt sau:

Quảng Điền); Thuận An, Phú Xuân, Phú An và Vinh Hà (huyện Phú Vang) chỉ

cấp phép đánh cá ngắn hạn hàng năm, không cấp giấy phép lấn phá nuôi tôm, giải tỏa các hộ lấn phá không có giấy phép.

Ở vùng thủy vực có tính nhạy cảm thuộc các xã: Điền Hòa, Điền Hải, Quảng Lợi (huyện Quảng điền); Hương Phong, Hải Dương (huyện Hương Trà); Phú Mỹ, Phú Thuận (huyện Phú Vang); Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Trì và Lộc Bình (huyện Phú Lộc) sẽ cấp giấy phép đánh cá trung hạn (5 năm). Không cấp giấy phép lấn phá nuôi tôm.

Ở vùng thủy vực có tính nhạy cảm bình thường là các xã còn lại thuộc vùng

đầm phá được cấp giấy phép lâu dài (10 năm), giải tỏa các hồ nuôi lấn phá không có giấy phép.

Bố trí nguồn lực để xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật thuỷ sản như: Hệ

thống đê ngăn mặn ven phá dài 72 km, nâng cấp hệ thống giao thông vùng nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm Vinh Hưng, Vinh Giang (huyện Phú Lộc), Phú Xuân, Phú Đa, Vinh Hà (huyện Phú Vang), Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thành (huyện Quảng Điền), Hương Phong (huyện Hương Trà), Phong Hải, Điền Hương (huyện Phong Điền). Xây dựng hệ thống điện nội vùng trọng điểm nuôi trồng thuỷ

sản ven phá. Xây dựng trung tâm giống thuỷ sản cấp I của tỉnh,...

5.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức

Kiện toàn lại tổ chức Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc sở

Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đủ mạnh về nguồn lực và phương tiện nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức này với chính quyền địa phương, hội nghề cá các cấp để vừa tuyên truyền, giáo dục nhân dân, vừa kiên quyết lập lại kỷ cương khai thác NLTS trên đầm phá.

Phát triển nghề cá dựa vào cộng đồng nhằm phát huy tính dân chủ cơ sởở các tổ chức ngư dân trong việc tự quản ngư trường, NLTS, môi trường thủy sinh và các vấn đề liên quan. Những tổ chức ngư dân được tập hợp trong hệ thống Hội nghề cá tỉnh, huyện là lực lượng phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong việc quản lý, khai thác thủy sản trên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

5.2.4 Nhóm giải pháp về quản lý, truyền thông

Công khai quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản để mọi người biết, thực hiện. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt thôn, xã và một số hộ ngư dân có hiểu biết ít nhiều về các nguyên tắc BVNL để họ trở thành các hạt nhân thực hiện và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người trong cộng đồng.

Định kỳ tổ chức các hội nghị đầu bờ để phát tờ rơi với các nội dung ngắn, gọn, dễ hiểu về kiến thức BVMT, BVNL cho ngư dân.

Hình thành các nhóm, tổ sản xuất ngư nghiệp để thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau trong việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và cập nhật các thông tin liên quan đến các vấn đềđầm phá.

Xây dựng các mô hình mẫu về nuôi trồng thuỷ sản, BVMT cho các hộ ngư

dân tham quan, học tập để nhân rộng trong vùng đầm phá.

In ấn các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các tờ rơi phổ biến các kiến thức về

nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi để phát cho ngư dân.

Giải pháp nâng cao ý thức BVNL phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhằm thay đổi dần nhận thức của người dân đối với thiên nhiên nói chung, NLTS nói riêng.

5.3 Các giải pháp phát triển nguồn lợi cá Dầy 5.3.1 Mùa khai thác 5.3.1 Mùa khai thác

Không được khai thác cá bố mẹ vào mùa Xuân, Hè từ tháng V đến tháng VIII vì đây là mùa cá Dầy đẻ rộ nhằm đảm bảo sự tái sinh quần thể. Không được dùng các loại ngư cụ có kích thước nhỏ (2a = 14mm) như đáy, lưới rê mắt nhỏ để đánh bắt cá Dầy con từ tháng VI đến tháng XII ở Cồn Dài, Cồn Nổi (huyện Phú Vang), Ba Cồn (huyện Phú Lộc).

Vào tháng IV đến tháng VIII phải nghiêm cấm khai thác các loại rong biển, cỏ biển bằng các ngư cụ như xiếc, dũi, te, quệu, dã cào, cuốc cào,... Đặc biệt một số

khu vực ở Cồn Dài, Cồn Nổi (huyện Phú Vang), Ba Cồn (huyện Phú Lộc) phải có quy chế bảo vệ nghiêm ngặt. Một số khu vực khác ở Điền Hải, Quảng Thái (huyện Quảng Điền); Hải Dương, Cồn Sáo (huyện Hương Trà); Hải Tiến, Phú Đa (huyện

Phú Vang); Vinh Hưng, Lộc Bình, Vinh Phong (huyện Phú Lộc),... là các khu vực cần được bảo vệ hạn chế. Vì đây là nơi cư trú, những bãi giống, bãi đẻ quan trọng trong đầm phá, tập trung nhiều loài thuỷ sản trong đó có cá Dầy.

5.3.2 Ngư cụ khai thác

Các loại ngư cụ như sáo, lưới dãy, lưới rê, lừ phải đảm bảo mắt lưới lớn 2a = 18 - 20mm trở lên mới được sử dụng đánh bắt các loài thuỷ sản.

Nghề Lừ xếp cần phải sắp xếp lại theo hướng giảm số lượng chỉ bằng 1/3 so với hiện nay, giảm tần suất, giảm độ dài của cheo lừ còn 7m cho mỗi cheo.

5.3.3 Nuôi cá Dầy

Có thể khẳng định, nuôi cá Dầy là hướng phát triển tốt trong tương lai. Với những ưu điểm về sinh học như: Thức ăn chính của chúng là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ nên rất dễ tìm kiếm ởđầm phá và ít làm ô nhiễm môi trường. Chủ động được nguồn giống do cá Dầy có sẵn trong tự nhiên và có thể sinh sản nhân tạo. Kích thước và khối lượng cá khá lớn; thịt cá thơm, ngon nên giá trị thương phẩm của chúng tương đương với cá Chép, cá Dìa.

Vềđặc điểm sinh thái, đây là một trong những loài cá thích nghi với nồng độ muối rộng (nhỏ hơn 12%0) nên có thể nuôi ở nhiều loại thuỷ vực khác nhau. Vùng phân bố của chúng gần khắp các vùng nước của đầm phá TG - CH, do vậy dọc theo 5 huyện ven biển đều có thể nuôi được cá Dầy.

Do yếu tố tín ngưỡng của người dân xứ Huế, nên việc sử dụng cá Dầy để thay thế cá Chép là rất có giá trị. Cá Dầy là món “đặc sản ẩm thực” truyền thống khi nấu với dưa chua sẽ đóng góp thêm một hương vị cho cộng đồng dân bản địa và khách du lịch đến Huế.

Vấn đề còn lại là phải tiếp tục có những nghiên cứu về quy trình kỹ thuật nuôi (mật độ, tỷ lệ thức ăn, cấu tạo ao,...) để đưa ra mô hình phù hợp cho từng vùng nước. Công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm là những việc cần làm nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1 Kết luận

1.1 Về sinh trưởng: Cá Dầy có chiều dài trung bình lớn nhất trong khai thác trên đầm phá TG - CH đạt 361,9mm với khối lượng tương ứng là 1.087,9g. Nhóm tuổi thấp, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Khi đạt đến kích thước từ 225 - 467mm, chiều dài tăng chậm lại, khối lượng tăng nhanh hơn.

Cấu trúc tuổi cá Dầy đơn giản, gồm 4 nhóm tuổi. Tuổi thấp nhất là 0+, tuổi cao nhất là 3+. Trong quần thể cá Dầy, nhóm cá tuổi 1+ và 2+ chiếm tỷ lệưu thế với trên 71% so với nhóm cá tuổi 0+ và 3+ tỷ lệ gần 29%.

Phương trình sinh trưởng của cá Dầy theo Von Bertalanffy có dạng: Về chiều dài: Lt = 450,1 [ 1 – e-0,4522 (t + 0,25045) ].

Về khối lượng: Wt = 3.781,4 [ 1 – e-0,4522 (t + 0,20545) ]2,9916.

1.2 Về dinh dưỡng: Cá Dầy là loài ăn tạp với 28 đối tượng khác nhau. Thức

ăn chính của chúng là thực vật có hoa thuỷ sinh và mùn bã hữu cơ. Nhóm cá kích thước lớn có phổ thức ăn rộng hơn nhóm cá kích thước nhỏ.

Cường độ bắt mồi của cá phụ thuộc vào nhóm tuổi, sự phát triển tuyến sinh dục và nhiệt độ 2 mùa khô, mùa mưa trong năm. Nhóm cá tuổi 0+ và nhóm cá tuổi 3+ có cường độ bắt mồi thấp hơn nhóm cá tuổi 1+, 2+. Mùa mưa cường độ bắt mồi của cá thấp hơn mùa khô. Nhóm cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn CMSD thấp bắt mồi tích cực hơn nhóm cá ở giai đoạn CMSD cao.

Hệ số béo của cá Dầy phụ thuộc vào giới tính và khác nhau trong từng nhóm tuổi. Nhóm cá tuổi 0+ có hệ số béo nhỏ nhất. Nhóm cá tuổi 1+ và tuổi 3+ hệ số béo cá cái lớn hơn so với cá đực. Nhóm cá tuổi 2+ hệ số béo của cá đực cao hơn cá cái.

1.3 Về sinh học sinh sản: Tuyến sinh dục cá Dầy phát triển qua 6 giai đoạn. Tế bào sinh dục (đực, cái) phát triển qua 4 thời kỳ. Mỗi thời kỳ phát triển của tế bào sinh dục liên hệ mật thiết đến một giai đoạn CMSD. Trong đầm phá TG - CH cá Dầy tuổi 1+ bắt đầu phát dục. Sau mỗi đợt sinh sản, tuyến sinh dục cá bắt đầu phát triển lại từ giai đoạn III CMSD. Trứng cá Dầy thuộc loại trứng dính, kích thước trứng ở thời kỳ chín trung bình đạt 416 µm.

Thời gian đẻ trứng của cá Dầy từ tháng III đến tháng VIII, đẻ rộ từ tháng V

đến tháng VIII hàng năm, thường vào những ngày có mưa. Vùng đẻ trứng của cá là nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh.

Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá Dầy đạt 127.806,8 tế bào trứng. Sức sinh sản tương đối trung bình đạt 221,5 tế bào trứng/g khối lượng cơ thể.

Tỷ lệ đực/cái của quần thể cá Dầy trong đầm phá khá ổn định theo tỷ lệ

1,03/1,00.

1.4 Vùng phân bố: Cá Dầy thích nghi với vùng nước có độ mặn < 12%o,

thích hợp nhất ở độ mặn từ 2 đến 10%o. Vùng đầm Cầu Hai và vùng hạ lưu sông Hương cá Dầy xuất hiện quanh năm. Mùa khô, vùng phân bố của cá Dầy bị thu hẹp vào phía trong đầm phá gần hạ lưu các sông. Mùa mưa, vùng phân bố của chúng mở

rộng ra phía gần cửa biển. Có 3 trung tâm phân bố chính của cá Dầy là vùng đầm Cầu Hai, vùng phía Bắc phá Tam Giang và vùng hạ lưu sông Hương vào mùa khô.

Cá Dầy con thường phân bốở những vùng nước có độ mặn từ 1 - 8%o. Vùng phân bố của chúng ở hầu hết các vùng nước của đầm phá TG - CH, nhưng mật độ

phụ thuộc từng vùng nước và theo thời gian.

1.5 Nghề đáy, lừ xếp, lưới rê và lưới dãy là những ngư cụ chủ yếu đánh bắt thuỷ sản ở đầm phá TG - CH. Trong đó, lừ xếp là ngư cụ mới được di nhập từ

Trung Quốc về có liên quan đến khai thác mang tính tận thu, tận diệt nguồn lợi cá Dầy con sau mùa sinh sản. Vì vậy, lừ xếp cần được đưa vào danh mục các ngư cụ

cấm hoạt động trên đầm phá để bảo vệ nguồn giống thuỷ - hải sản nói chung và nguồn giống tự nhiên cá Dầy nói riêng.

1.6 Trong vùng nước lợ - nhạt có một đối tượng ăn thực vật thuỷ sinh và mùn bã hữu cơ như cá Dầy là rất giá trị. Để loài cá Dầy trở thành một trong những

đối tượng nuôi chính ở vùng ven đầm phá TG - CH cần có những mô hình nuôi cá Dầy phù hợp đối với từng vùng nước và nhân rộng mô hình nuôi ở nhiều địa phương khác nhau.

2 Đề nghị

nước thuộc xã Điền Hải, Quảng Thái (huyện Quảng Điền); cồn Sáo (huyện Hương Trà); cồn Dài, cồn Nổi (huyện Phú Vang); Lộc Bình, Vinh Phong (huyện Phú Lộc).

2.2 Kích cỡ mắt lưới các loại ngư cụ nhỏ nhất phải đạt 2a = 18mm mới được sử dụng. Sau 2010 phải giảm được 40% các loại ngư cụ và 25% thời gian khai thác thuỷ sản trên đầm phá.

2.3 Tiếp tục nghiên cứu thêm về nguồn giống cá Dầy tự nhiên trong đầm phá. Hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá Dầy để chủđộng nguồn giống. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá những đặc điểm lợi thế của cá Dầy nhằm tăng hiệu quả kinh tế của loài cá đặc hữu này.

2.4 Cần nuôi thí điểm cá Dầy với các mô hình: - Khác nhau vềđộ mặn (trong khoảng từ 2 - 10%0).

- Khác nhau vềđối tượng làm thức ăn (thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp). Trong các ao nuôi tôm cần thử nghiệm:

- Nuôi xen ghép với tôm theo các mật độ khác nhau.

- Nuôi cá Dầy sau khi thu hoạch tôm đối với các ao nuôi tôm 1 vụ. Nhằm đưa ra mô hình thích hợp nhất để nhân rộng cho các vùng nuôi.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ VÀ ĐỒNG TÁC GIẢ

1. Nguyễn Hữu Quyết, Võ Văn Phú: “Đặc điểm sinh trưởng của cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai) tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế”. Báo cáo Khoa học những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NxB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007, trang 151 - 154.

2. Nguyễn Hữu Quyết, Võ Văn Phú: “Vềđặc tính dinh dưỡng của cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai) tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 1B, tập 45, 2007, trang 154 - 160.

3. Nguyễn Hữu Quyết, Võ Văn Phú: “Về đặc tính phân bố của cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai) tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hội nghị

khoa học toàn quốc lần thứ 2), NxB Nông nghiệp, Hà Nội, 2007, trang 547 - 549.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 116 - 171)