Vùng hạ lưu các sông đổ vào đầm phá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 48 - 51)

3. Địa điểm

3.1.1Vùng hạ lưu các sông đổ vào đầm phá

Là nơi hội tụ các dòng chảy, tiếp nhận nước, trữ nước, điều hoà nước trước khi chảy ra biển qua cửa Thuận An và Tư Hiền. Vùng này cũng là nơi chịu tác động của dòng chảy sông, biển và thuỷ triều, vì thế tính chất thuỷ lý, thuỷ hoá của môi trường nước,... bị chi phối bởi các tác động đó. Ngày nay, để phục vụ phát triển kinh tế, nhiều hồ chứa nước đầu nguồn như Tả Trạch, Truồi, Bình Điền,... đang được xây dựng. Đập ngăn mặn Thảo Long ở cuối sông Hương có tác động trực tiếp đến lưu lượng dòng chảy của sông, làm ảnh hưởng đến độ mặn và nguồn lợi thuỷ sinh đầm phá. Nhìn chung, vào mùa mưa, nước ở vùng hạ lưu các sông gần như bị ngọt hoá hoàn toàn. Vùng hạ lưu sông Ô Lâu, sông Truồi độ mặn đạt giá trị 0,1 - 0,6%o, hạ lưu sông Hương độ mặn dao động từ 0,6 - 0,9%o (bảng 3.1). Do vậy, về mùa mưa từ tháng IX đến tháng II năm sau ở vùng hạ lưu các sông đổ vào đầm phá rất ít thấy cá Dầy xuất hiện.

Vào mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, lượng mưa ít, lại có thêm tác động của thuỷ triều, độ mặn ở vùng hạ lưu các sông tăng, có khi tới 13 - 15%o, đẩy nước ngọt của sông lên gần vùng trung lưu nên thấy cá Dầy xuất hiện ở các vùng này. Tuy nhiên, do sự xâm nhập mặn ở mỗi vùng cửa sông khác nhau theo không gian và thời gian nên mức độ xuất hiện của cá Dầy cũng khác nhau. Mật độ xuất hiện cá Dầy nhiều hay ít được đánh giá thông qua năng suất khai thác của ngư dân xung quanh vùng quan trắc.

Vùng hạ lưu sông Ô Lâu do có đập Cửa Lác ngăn mặn, nên vùng nước này gần như bị ngọt hoá. Mùa khô độ mặn cũng chỉ đạt từ 1,1 - 3,9%o, nên cá Dầy xuất hiện không nhiều. Năng suất khai thác cá Dầy đạt khoảng 3,4kg/1ngư cụ/ngày. Mùa mưa do nước bị ngọt hoàn toàn, độ mặn giảm xuống trong khoảng 0,1 - 0,5%o, nên cá Dầy xuất hiện rất ít. Năng suất khai thác chỉ đạt trên dưới 0,4kg/1ngư cụ/ngày (bảng 3.1). Trong năm 2007 không khai thác được cá Dầy vào mùa mưa ở vùng hạ lưu sông Ô Lâu.

Năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng hạ lưu sông Ô Lâu, sông Hương, sông Truồi được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng hạ lưu sông Ô Lâu, sông Hương, sông Truồi.

Mùa khô Mùa mưa

Địa điểm Độ mặn ‰ Năng suất khai thác (Kg/1ngư cụ/ngày) Độ mặn ‰ Năng suất khai thác (Kg/1ngư cụ/ngày) vùng S.OL 1,1 - 3,9 3,4 0,1 - 0,5 0,4 vùng S. H 2,2 - 3,0 4,7 0,6 - 0,9 0,6 vùng S. T 1,5 - 2,4 7,3 0,3 - 0,6 0,3

Vùng hạ lưu sông Hương trước đây được đánh giá là vùng nước thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Dầy. Trong vùng, độ mặn thường tăng dần từ tháng I đến tháng VIII hàng năm. Vùng nước ở Bao Vinh, Cồn Hến vào các tháng này trong năm 2006 và 2007 độ mặn đo được dao động từ 2 - 8%o. Đây là độ mặn thích hợp đối với cá Dầy nên chúng xuất hiện với mật độ khá lớn. Năng suất khai thác trung bình đạt 4,7kg/1ngư cụ/ngày (bảng 3.1).

Từ năm 2007 trở về trước, vào cuối tháng VII đến đầu tháng VIII, độ mặn sông Hương ở vùng cầu Mới đến gần cầu Bạch Hổ giảm xuống dưới 1%o nên cá Dầy xuất hiện ít. Năng suất khai thác đạt trên, dưới 0,6kg/1ngư cụ/ngày (bảng 3.1). Do vậy, vùng nước từ cầu Bạch Hổđến cầu Phú Xuân được xem là giới hạn cao nhất về phân bố cá Dầy trên sông Hương vào mùa khô.

Sau khi đập ngăn mặn Thảo Long chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2008, độ mặn vùng Bao Vinh, Cồn Hến giảm rõ rệt và dao động trong khoảng 0,6 -

0,9%o nên cá Dầy xuất hiện rất ít. Đặc biệt, vùng từ cầu Bạch Hổđến cầu Phú Xuân không còn thấy cá Dầy xuất hiện (người dân không khai thác được). Như vậy, vùng phân bố của cá Dầy đã bị lùi xuống tận Bao Vinh. Và đây có thểđược xem là giới hạn trên cùng của vùng phân bố cá Dầy ở sông Hương vào mùa khô kể từ sau năm 2008.

Hình 3.1 là biểu đồ thể hiện năng suất khai thác cá Dầy tại các vị trí quan trắc vùng hạ lưu các sông Ô Lâu, sông Hương và sông Truồi theo mùa khô và mùa mưa.

Hình 3.1 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng hạ lưu sông OL, SH, ST

Vào mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, nhánh sông Bồ thuộc hạ lưu sông Hương cũng là một trong những vùng phân bố của quần thể cá Dầy. Vào mùa mưa từ tháng IX đến tháng II năm sau, độ mặn ở vùng này thấp, thường nhỏ hơn 1%o,

nhất là trong và sau các cơn mưa nên vùng phân bố của cá Dầy bị đẩy lùi ra phía đầm phá. Ngư dân không đánh bắt được cá Dầy vào mùa này.

Năng suất khai thác cá Dầy trong năm 2006, 2007, 2008 được trình bày ở bảng PL 1.13/06, PL 1.13/07 và 1.13/08 sau phần phụ lục.

Cần lưu ý rằng, do độ mặn ở tầng đáy luôn lớn hơn độ mặn tầng mặt nên khi độ mặn tầng mặt ở mức 0 - 0,5‰ thì vẫn có thể khai thác được một số lượng cá Dầy không lớn.

Ở vùng hạ lưu các sông Ô Lâu, sông Truồi, sự phân bố của cá Dầy cũng có những biến động như vùng hạ lưu sông Hương. Theo đó, cá Dầy phân bố ở vùng hạ lưu các sông này vào mùa khô từ tháng III đến tháng VIII với mật độ lớn hơn mùa

mưa. Năng suất khai thác cá Dầy trong vùng đạt trung bình từ 3,4 - 7,3kg/1ngư cụ/ngày vào mùa khô và giảm xuống còn 0,3 - 0,4kg/1ngư cụ/ngày vào mùa mưa (bảng 3.1).

Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II năm sau, do độ mặn giảm mạnh còn khoảng 0,1 - 0,9‰ nên các vùng hạ lưu sông không khai thác được hoặc khai thác được rất ít cá Dầy. Trong thời gian này nước từ các sông đổ vào đầm phá lớn làm cho vùng hạ lưu sông bị ngọt hoàn toàn, vùng phân bố cá Dầy lùi ra phía gần cửa biển.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 48 - 51)