2.4.1 Kinh tế
Vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế nằm trong toạ độ từ 16015’52”- 16040’21” vĩđộ Bắc, 101024’11” - 101057’29” kinh độĐông [88]. Hệđầm phá TG - CH nằm trên lãnh thổ của 33 xã, thị trấn thuộc 5 huyện ven biển (bảng 2.7).
Bảng 2.7 Các huyện khu vực đầm phá TG - CH [14]
TT Tên huyện Số xã D.tích tự nhiên (ha) D.tích mặt nước (ha) Số lao động 1 Phong Điền 2 2.695,0 649,4 15.976 2 Quảng Điền 8 12.436,0 3.618,3 24.711 3 Hương Trà 2 2.412,2 775,4 15.732 4 Phú Vang 13 20.849,1 7.617,2 45.863 5 Phú Lộc 8 31.516,0 18.068,3 32.797
Trong luận án này, chỉđề cập đến 31 xã có các hoạt động liên quan đến nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trên đầm phá TG - CH.
Cơ cấu lao động trong ngành thủy sản được phân chia theo các lĩnh vực (bảng 2.8).
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động trên vùng đầm phá TG - C H [14]
Nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%) so với dân số toàn vùng Khai thác biển 17.035 46,3 Khai thác đầm phá 9.725 26,5 Nuôi trồng thuỷ sản 5.838 15,7 Chế biến và dịch vụ 4.221 11,5 Một số cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá đã được đầu tư bước đầu nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hầu hết chợ cá, bến cá ở các địa phương mới hình thành tự nhiên, chưa đúng tiêu chuẩn phục vụ hậu cần và dịch vụ cho nghề cá (bảng 2.9).
Bảng 2.9 Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá ven biển, đầm phá [14]
TT Danh mục ĐVT Phú Lộc Vang Phú HTrà ương QuĐiảềng n Phong Điền Tcộổng ng
1 Chợcá cái 3 10 1 4 3 21
2 Bến cá cái 10 14 2 7 2 35
3 Xưởng nước đá cơ sở 25 24 0 6 1 56
Phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản cũng được đầu tư, đóng mới tăng nhiều so với các năm trước đây và đã đem lại nhiều lợi thế trong khai thác (bảng 2.10)
Bảng 2.10 Số lượng tàu, thuyền khai thác ởđầm phá TG - CH [90]. Số TT Đơn vị huyện Thuyền máy Thuyền thủ công
1 Phong Điền 103 45 2 Quảng Điền 368 312 3 Hương Trà 144 148 4 Phú Vang 464 513 5 Phú Lộc 721 470 Tổng số 1.802 1.486
Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đã có bước phát triển cơ bản. Các tuyến tỉnh lộ và đường liên huyện dài hơn 250 km được rải nhựa hoặc cấp phối; tuyến đường liên thôn được bê tông hóa hoặc cấp phối trên 321 km. Cảng Thuận An
được mở rộng, nâng cấp với dịch vụ hàng hóa tăng bình quân 20%/năm. Nâng cấp quốc lộ 49B, hoàn thành đường ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn. Cầu Trường Hà, cầu Tư Hiền, cầu Thuận An qua phá Tam Giang được đưa vào sử dụng,... Đây là những công trình mới xây dựng nhằm phá thế chia cắt vùng ven biển, đầm phá với các vùng trong nội địa. Hệ thống đê kè sông, biển xung yếu được quan tâm đầu tư, dự án chống xói lở khẩn cấp bờ biển Hải Dương - Thuận An, cầu Ca Cút,... đang được triển khai tích cực.
Đến nay đã có 100% xã, thị trấn có điện, với tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,5%. Mật độđiện thoại đạt 54 máy/100 dân; các xã và thị trấn đều có các điểm nối mạng internet [14].
Nước đủ dùng cho các nhu cầu sinh hoạt với trên 75% tỷ lệ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh [90].
Với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nên trong 5 năm (2004 - 2008) nhiều chỉ tiêu kinh tế vùng đầm phá có sự tăng trưởng (bảng 2.11).
Bảng 2.11 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất trong 5 năm 2004 - 2008 [14]
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 110,7 111,3 112,3 116,0 116,1 Thủy sản 125,2 107,6 103,7 115,7 103,2 Khai thác 104,0 104,8 108,9 108,6 104,2 Nuôi trồng 101,7 106,4 105,0 104,8 96,1 Nông nghiệp 104,6 103,0 100,5 104,7 102,5 Công nghiệp chế biến 114,6 114,5 115,7 119,5 121,9
Công nghiệp khai thác 119,9 142,7 128,2 101,2 112,2
Dịch vụ khác 108,9 112,2 102,8 115,3 114,3
2.4.2 Xã hội
Trung bình mỗi xã có 1,23 trường mầm non 1,57 trường tiểu học 0,69 trườmg PTCS. Mỗi huyện có 4,3 trường PTTH. Tuy vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia tính chung các cấp mới đạt 16,4%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt thấp so toàn tỉnh.
nhà bảo tàng, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng được xây dựng, tôn tạo nhiều hơn. Các loại hình lễ hội dân gian Cầu ngư, vật làng Sình, đua thuyền, truyền thống văn hóa các làng cổ,... được duy trì và phát triển.
Các Trung tâm y tế huyện tương đối đầy đủ các phòng chức năng và cơ bản đảm bảo được nhiệm vụ chuyên môn. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ,... triển khai khá tốt.
Những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21,2% năm 2005 xuống còn 12,1 năm 2008; thu nhập bình quân hộ gia đình đạt trên 522.000,0 đồng /tháng, tăng trung bình 1,78 lần so các năm trước, tuy vẫn còn 6,0% lao động chưa có việc làm [14].
Trong vùng đầm phá đáng chú ý là một bộ phận cư dân quy tụ thành từng nhóm nhỏ, có quan hệ huyết thống tạo nên những nhóm cư trú. Nhiều nhóm cư trú liên kết lại thành một tổ chức xã hội đặc thù gọi là “Vạn”. Tổ chức Vạn là một mô hình xã hội truyền thống phổ biến của cư dân vùng đầm phá. Mỗi Vạn thường có từ 40 đến 70 con thuyền quần tụ trong một vùng nước nhất định, không có ranh giới, ít ràng buộc nhau và quan hệ cởi mở với nhau.
Với cuộc sống thuỷ diện, theo đuôi con cá, các Vạn rất cần thiết sự hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Vạn là nơi cư trú cho những con đò lúc mưa, bão, lũ, lụt; là chỗ dựa vật chất, tinh thần cho các thành viên lúc hoạn nạn; là nơi lưu giữ những kinh nghiệm sông nước. Vạn cũng là nơi duy trì, tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội chung cho cả cộng đồng và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa qua nhiều thế hệ.
Nhìn chung, trong những năm gần đây đời sống kinh tế, xã hội của cư dân vùng đầm phá đã được cải thiện một bước. Vấn đề cần lưu ý là: Một điều tra xã hội học vùng đầm phá về lý do làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản cho kết quả: 52,2% ý kiến cho rằng do khai thác quá mức; 18,3% do môi trường suy thoái; 11,1% do sử dụng các hình thức khai thác hủy diệt; lý do khác 18,3% [57].
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng
Cá Dầy: Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994 Họ cá Chép: Cyprinidae
Bộ cá Chép: Cypriniformes Lớp cá xương: Osteichthyes Ngành có dây sống: Chordata
Hình 1.1 Hình thái cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)
Mô tả hình thái: D. II, 16 A. II, 6 P. I, 16 V. I, 9 Sq = 32.5,5/5 Gr = 17 H/L0 (%) = 41,38 T/L0(%) = 24,83 O/L0(%) = 5,9 OO/L0(%) = 12,70 O/T(%) = 23,59 OO/T(%) = 48,50
Các chữ số La Mã chỉ số tia vây không phân nhánh hoá xương, chữ số La tinh thứ nhất chỉ số tia vây mềm không phân nhánh, chữ số La tinh thứ hai chỉ số tia vây mềm phân nhánh của các vây.
Cá Dầy có thân dẹp bên, bụng tròn, lưng hơi gồ lên phía trước vây lưng, thân phủ vẩy lớn, màu vàng ánh. Miệng tận cùng, vòng cung hình móng ngựa. Cá có 2 đôi râu, đôi sau dài gần gấp ba lần đôi trước. Răng hầu 3 hàng (3.1.1 - 1.1.3). Khởi điểm vây lưng ở sau khởi điểm vây bụng. Vây ngực gần đạt tới khởi điểm của vây bụng, vây bụng còn xa mới đạt tới khởi điểm của vây hậu môn. Vây lưng và vây hậu môn có tia gai thứ hai to, khoẻ, có viền khía răng cưa ở cạnh sau. Vây đuôi hai thuỳ dài gần bằng nhau. Bóng hơi 2 ngăn, ngăn trên dài gấp đôi ngăn dưới. Cá có màu thẫm ở kỳ lưng, màu trắng ở mặt bụng, màu vàng sáng hai bên thân (hình 1.1).
Như vậy, có thể kết luận rằng: Cá Dầy (Cyprinus centralus) là loài cá đặc hữu ở vùng nước lợ - nhạt miền Trung Việt Nam, như các tác giả Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1994) đã công bố [19].
2. Thời gian
Đề tài luận án được thực hiện từ tháng X/2005 - XII/2008, trong đó điều tra thực địa, thu mẫu vào các năm 2006, 2007, 2008 và có sử dụng các số liệu trước đó của đề tài cấp cơ sở tại sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả chủ trì từ tháng VI/2002 đến tháng VI/2003. Trong thời gian này kết hợp viết 3 chuyên đề nghiên cứu sinh; nghiên cứu, phân tích mẫu, xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm; viết và đăng 5 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.
3. Địa điểm
Toàn vùng đầm phá TG - CH và các cửa sông đổ nước vào hệ sinh thái này của tỉnh Thừa Thiên Huế (hình 1.2).
Trên đầm phá TG - CH chúng tôi tiến hành quan trắc và thu mẫu ở 12 vị trí. Vùng hạ lưu sông Hương, sông Ô Lâu, sông Truồi thu mẫu mỗi nơi 1 vị trí (bảng 1.1). Ngoài ra còn thu mẫu ở các chợ ven đầm phá, thu mẫu trực tiếp trên thuyền đánh cá cùng ngư dân,...
Hình 1.2. Vị trí các vùng quan trắc và thu mẫu.
4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Ngoài thực địa
Việc thu mẫu cá Dầy được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau: Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân, mua cá ở các chợ quanh đầm phá; xác định vùng quan trắc tại các vị trí được xác định (bảng 1.1); phỏng vấn ngư dân. Mẫu cá được thu thập liên tục vào những ngày đầu hàng tháng trong các năm 2006, 2007, 2008 với tổng số 1.941 mẫu (gồm số mẫu đã thu từ tháng VI năm 2002 - tháng VI năm 2003). Mẫu cá được thu ngẫu nhiên và xử lí ngay khi đang còn tươi.
Mẫu phân tích sinh học được xử lí ngay bằng cách cân khối lượng, đo chiều dài, lấy vẩy. Giải phẫu cá để xác định độ no [84], xác định các giai đoạn chín muồi sinh dục (CMSD) của cá [84], [129]. Cân, đo tuyến sinh dục cá, định hình tuyến sinh dục vào dung dịch Bowin, định hình trứng (giai đoạn IV CMSD) trong cồn 700 hoặc formol 4% để xác định sức sinh sản của cá, định hình ống tiêu hóa của cá vào dung dịch formol 4% theo từng cá thể. Tất cả số liệu nghiên cứu về sinh học đều được ghi vào sổ gốc theo quy định chung và có ghi etiket, các nhận xét riêng.
Bảng 1.1 Vị trí các vùng thu mẫu
Các vùng Địa điểm Ký hiệu
Phá Tam Giang
Vùng nước thuộc xã Quảng Thái Vùng nước thuộc xã Quảng Lợi Vùng nước thuộc xã Quảng Phước Vùng nước thuộc thị trấn Thuận An
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng đầm: Sam, An Truyền, Thuỷ Tú Vùng nước ở xã Phú Thuận Vùng nước ở xã Phú Hải Vùng nước ở xã Vinh Thanh
Vùng nước ở xã Vinh Hưng Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7 Vùng 8 Vùng Cầu Hai Vùng nước xã Vinh Hà Vùng nước xã Lộc Điền Vùng nước xã Lộc Bình Vùng nước Đông cửa Hiền Vùng 9 Vùng 10 Vùng 11 Vùng 12 Hạ lưu sông Hương Hạ lưu sông Ô Lâu Hạ lưu sông Truồi Vùng nước ở xã Phú Thanh Vùng nước ở xã Quảng Thái Vùng nước ở xã Lộc An Vùng S.H Vùng S.OL Vùng S.T 4.2 Trong phòng thí nghiệm
Tổng số mẫu được phân tích là 1.239 mẫu (bao gồm các mẫu đã phân tích ở đề tài cấp cơ sở).
Quan sát, phân tích vẩy cá, thành phần thức ăn, đúc, cắt, đọc các tiêu bản sự phát triển tuyến sinh dục cá, chụp ảnh hiển vi các giai đoạn CMSD. Đo đếm số lượng trứng có trong buồng trứng theo phương pháp khối lượng. Tổng hợp và tính toán các số liệu,...
4.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng cá
4.2.1.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Dựa vào các số đo chiều dài và khối lượng để tính tương quan của cá Dầy theo phương trình của R. J. H. Beverton - S. J. Holt (1956) [128].
W = a. Lb Trong đó:
W: Khối lượng toàn thân cá (g).
L: Chiều dài cá, đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (cm). a, b: Các hệ sốđược tính bằng phương trình thực nghiệm.
Bằng các số liệu thực tế nghiên cứu, dựa vào các phương trình toán học thực nghiệm để tính các hệ số a, b. Các hệ số này được đưa vào phương trình của R. J. H. Beverton - S. J. Holt để thể hiện sự tương quan về chiều dài và khối lượng của cá (phần phụ lục).
4.2.1.2 Xác định tuổi cá
Tuổi cá Dầy được xác định bằng vẩy. Vẩy được xử lý bằng NaOH 10% để tẩy mỡ. Tùy theo mức độ bám của mỡ và độ dày của vẩy mà quyết định thời gian ngâm vẩy trong dung dịch tẩy. Sau khi tẩy, vẩy được rửa sạch bằng nước, đem lên kính lúp hai mắt để quan sát vòng năm. Tùy theo vùng vẩy có vòng năm rõ mà xác định chiều đo của trắc vi thị kính cho thích hợp và đặc trưng cho loài cá Dầy trong suốt quá trình nghiên cứu.
4.2.1.3 Tốc độ sinh trưởng
Dựa vào sốđo chiều dài thân (L) và kích thước vẩy (bán kính vẩy và các vòng năm) để tính ngược sinh trưởng về chiều dài của cá theo Rosa Lee (1920).
Công thức phương trình của Rosa Lee có dạng: Lt = (L – a)Vt/V + a
Trong đó: Lt: Chiều dài của cá cần tìm ở tuổi t (mm) L: Chiều dài hiện tại đo được của cá (mm)
Vt: Khoảng cách từ tâm vẩy đến vòng năm ở tuổi t. V: Bán kính vẩy đo từ tâm vẩy đến mép vẩy. a: Kích thước cá khi bắt đầu có vẩy (mm).
Giá trị của hệ số a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và kích thước vẩy đo được ở từng cá thể thông qua phép giải các phương trình thực nghiệm (phần phụ lục).
Sau khi tính ngược sinh trưởng chiều dài Lt, sẽ tính được tốc độ sinh trưởng hàng năm của cá theo công thức:
Tt = Lt – L(t-1)
Trong đó: Tt: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở tuổi t (mm) Lt: Chiều dài trung bình của cá ởđộ tuổi t (mm)
L(t-1): Chiều dài trung bình cá ởđộ tuổi t-1 (mm)
4.2.1.4 Xác định các thông số sinh trưởng
Các thông số sinh trưởng của cá Dầy được xác định dựa vào phương trình của Von Bertalanffy (1954) theo các công thức chung:
- Chiều dài: Lt = L∞ [1 – e-k(t – t0) ] - Khối lượng: Wt = W∞ [1 – e-k(t – t0) ] b
Trong đó:
Lt và Wt: Chiều dài và khối lượng cá ở tuổi t (năm). t : Tuổi cá vào năm thứ t.
t0 : Tuổi lý thuyết khi cá có chiều dài bằng 0.
b: Theo phương trình tương quan chiều dài và khối lượng.
k: Hệ sốđường cong của phương trình hay hệ số phân giải Protein. L∞ và W∞: Chiều dài và khối lượng cực đại của cá.
Các thông số của phương trình được tính toán theo phương trình thực nghiệm.
4.2.2 Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá
4.2.2.1 Xác định thành phần thức ăn
Thức ăn được tách khỏi ruột, dạ dày của từng cá thể và được quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Vẽ các mẫu thức ăn trực tiếp trong thị trường của kính hiển vi. Định loại các thành phần thức ăn đến từng nhóm taxon có thể phân loại được. Sử dụng khóa phân loại thực vật bậc thấp [111], khóa phân loại động vật không xương sống thủy sinh [99]. Đặc biệt, có sử dụng cuốn “Sinh vật nổi ở miền Nam Việt Nam” của A. Shirota (1968) [125], sử dụng phương pháp chuyên gia trong định loại. Đếm số loại thức ăn để xác định tần số xuất hiện cũng như các mức độ tiêu hóa thức ăn của cá.
4.2.1.2 Xác định cường độ bắt mồi của cá
Cường độ bắt mồi của cá được xác định dựa vào sức chứa thức ăn có trong ống tiêu hóa của cá. Đó là các bậc độ no của dạ dày và ruột. Độ no được xác định theo thang 5 bậc của Lebedep từ bậc 0 đến bậc 4 [84]:
Bậc 0: Ruột và dạ dày không chứa thức ăn