Phân bố cá Dầy con

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 62 - 171)

3. Địa điểm

3.2 Phân bố cá Dầy con

Từ những quan trắc trong thời gian nghiên cứu kết hợp với thông tin điều tra qua ngư dân khai thác trên đầm phá cho thấy: Cá Dầy con phân bố gần như khắp các vùng nước đầm phá TG - CH từ vùng hạ lưu các sông (trừ sông Bù Lu - huyện Phú Lộc) đến các vùng cửa biển. Mật độ xuất hiện của chúng có sự thay đổi theo không gian và thời gian.

Về không gian, cá Dầy con phân bố khá rộng ở các vùng nước trong đầm phá. Tuy nhiên, vùng phân bố của chúng lại phụ thuộc vào độ mặn, dòng chảy và một sốđiều kiện môi trường khác, trong đó độ mặn giữ vai trò quyết định.

Về độ mặn, cá Dầy con thích hợp với nồng độ muối thấp hơn cá Dầy trưởng thành. Vùng phân bố chủ yếu của chúng ở những nơi có độ mặn biến động từ 1 - 8%o. Khi độ mặn cao trên 8%o, cá Dầy con xuất hiện nhiều ở các vùng nước ven sông, vùng hạ lưu các sông vì những vùng nước này có độ mặn thấp. Tại vùng nước gần cửa biển Thuận An, Tư Hiền, chúng chỉ phân bố chủ yếu về mùa mưa. Cá Dầy con thường tập trung nhiều ở những vùng nước ổn định, dòng chảy nhẹ và có nhiều loài rong, thực vật thuỷ sinh bậc cao. Cá Dầy con thường bị khai thác mạnh vào những ngày trời mưa, nhiệt độ thấp, độ mặn biến động theo hướng giảm. Sự có mặt cá Dầy con liên quan đến mùa sinh sản của cá, liên quan đến các trận mưa rào, mưa tiểu mãn ở vùng đầm phá. Với đặc tính thích ứng như vậy, nên vùng phân bố cá Dầy con phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian, thời tiết.

Về thời gian, cá Dầy con xuất hiện từ tháng VI đến tháng XII. Trong đó, từ tháng VI đến tháng IX chúng xuất hiện nhiều tại các vùng nước hạ lưu sông Ô Lâu, sông Hương, sông Truồi và vùng nước thuộc các xã Quảng Thái, Phú Thuận, Vinh Hà, Lộc Điền (vùng 1, vùng 5, vùng 9, vùng 10). Kích thước cá con bắt gặp trong thời gian này trung bình khoảng 105,4mm.

Từ tháng X đến tháng XII, cá Dầy con bắt gặp chủ yếu tại vùng nước thuộc các xã Quảng Lợi, Quảng Công, thị trấn Thuận An (vùng 2 đến vùng 4), xã Phú Hải, Vinh Thanh, Vinh Hưng (vùng 6 đến vùng 8) và vùng nước xã Lộc Bình (vùng 11, 12) với chiều dài từ 95 - 191mm. Sự có mặt cá Dầy con vào thời gian từ tháng VI đến tháng XII trong năm phù hợp với mùa cá Dầy đẻ trứng từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm trong đầm phá TG - CH. Vùng phân bố cá Dầy con tại đầm phá TG - CH được thể hiện trên sơđồở hình 3.15.

Hình 3.15 Sơđồ phân bố cá Dầy con ở đầm phá TG - CH

Hiện nay trong đầm phá, cá Dầy con đang bị khai thác một khối lượng khá lớn, tập trung vào tháng V, tháng X bằng nhiều ngư cụ khác nhau (xem ảnh ở phần phụ lục). Đây là vấn đề bất cập cần phải được quan tâm và có kế hoạch khai thác hợp lý để bảo vệ nguồn giống, chống suy giảm nguồn lợi cá Dầy ở vùng đầm phá. Cần cấm sử dụng một số loại ngư cụ như te, quệu, đáy, lừ xếp Trung Quốc,... trong khai thác nhằm bảo vệ nguồn giống thuỷ sản nói chung, cá Dầy nói riêng.

Chương 4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ DẦY 4.1 Đặc điểm sinh trưởng

4.1.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá, sự gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể có mối liên hệ với nhau. Trên cơ sở phân tích 1.239 mẫu cá Dầy, đã xác định được mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của quần thể cá (bảng 4.1).

Bảng 4.1 Chiều dài và khối lượng cá Dầy theo giới tính

Nhóm chiều dài L (mm) và khối lượng W (g) Tuổi Giới tính Nhóm L L (tb) Nhóm W W (tb) N(cá thể) % 0+ Juv. 95,7 - 191,0 105,4 27,6 - 151,7 52,8 225 18,7 Đực 154,7 - 277,3 193,4 144,6 - 249,6 115,4 262 21,6 1+ Cái 148,7 - 271,3 182,1 134,3 - 323,0 119,3 224 18,1 Đực 221,0 - 333,7 302,1 284,3 - 593,3 618,2 175 14,1 2+ Cái 226,0 - 326,3 287,7 274,6 - 576,6 628,9 219 17,7 Đực 306,7 - 351,7 342,1 468,0 - 1.524,6 876,6 77 6,2 3+ Cái 308,6 - 438,6 361,9 424,0 - 1.960,0 1085,7 57 4,6 Tổng 95,7 - 438,6 239,2 27,6 - 1.960,0 499,6 1.239 100,0

Kết quả ở bảng 4.1 thấy, biến động chiều dài và khối lượng cá Dầy phụ thuộc vào nhóm tuổi. Trong khi cá Dầy non ở nhóm tuổi 0+ có chiều dài trung bình thấp nhất chỉ đạt 105,4mm với khối lượng tương ứng trung bình nhỏ nhất là 52,8g thì ở nhóm cá trưởng thành tuổi 3+ cá đực có chiều dài trung bình lớn nhất là 342,1mm, ứng với khối lượng trung bình cao nhất đạt 876,6g; cá cái là 361,9mm ứng với khối lượng cao nhất đạt 1.085,7g. Cá ở các nhóm tuổi 1+ và tuổi 2+ có chiều dài trung bình từ 193,4mm đến 302,1mm với khối lượng tương ứng đạt từ 115,4g đến 618,2g đối với cá đực và từ 182,1mm đến 287,7mm ứng với khối lượng từ 119,3g đến 628,9g đối với cá cái.

Kết quả phân tích chứng tỏ, cũng như những loài cá khác, qua từng năm, cá Dầy tăng lên về chiều dài và lớn lên về khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong từng nhóm tuổi, mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Dầy thay đổi theo

giới tính (trừ nhóm cá tuổi 0+). Nhóm cá tuổi 1+ và nhóm cá tuổi 2+ cá Dầy đực có chiều dài lớn hơn cá Dầy cái (193,4mm, 302,1mm so với 182,1mm, 287,7mm), ngược lại, ở nhóm cá tuổi 3+ cá Dầy cái có chiều dài lớn hơn cá Dầy đực (361,9mm so với 342,1mm) (bảng 4.1).

Chiều dài trung bình của cá Dầy theo nhóm tuổi được thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4.1 Biểu đồ chiều dài trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi

Xu hướng chung về tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy diễn biến theo chiều thuận, nghĩa là trong quá trình phát triển, cùng với sự tăng lên về chiều dài là sự gia tăng về khối lượng.

Cũng như sự biến động về chiều dài, khối lượng của cá Dầy cũng thay đổi trong từng nhóm tuổi. Theo đó, nhóm cá tuổi 0+ có khối lượng trung bình nhỏ nhất (52,8g) và nhóm cá tuổi 3+ có khối lượng trung bình lớn nhất (876,6g đối với cá đực và 1.085,7g đối với cá cái). Nhóm cá tuổi 1+ và tuổi 2+ có khối lượng từ 115,4g - 628,9g (bảng 4.1).

Trong từng nhóm tuổi, khối lượng cá Dầy cũng có sự biến động theo giới tính, nhưng khác với sự thay đổi về chiều dài: Trừ nhóm cá tuổi 0+, còn lại các nhóm từ tuổi 1+ đến tuổi 3+ cá Dầy cái luôn có khối lượng lớn hơn cá Dầy đực (bảng 4.1 và hình 4.2).

Hình 4.2 Biểu đồ khối lượng trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi

Sự gia tăng về khối lượng trình bày ở bảng 4.1 còn cho thấy, ở nhóm cá tuổi 3+, khối lượng cá Dầy cái tăng lên rất nhiều so với cá đực. Nếu ở nhóm tuổi 2+ khối lượng trung bình cá cái nặng 628,9g, cá đực nặng 618,2g thì ở nhóm tuổi 3+ cá cái có khối lượng trung bình đạt 1.085,7g, trong khi cá đực chỉ đạt 876,6g. Bước tăng nhảy vọt về khối lượng này có lẽ liên quan đến nhu cầu tích luỹ chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể và tuyến sinh dục cá cái lớn hơn so với cá đực. Điều này phù hợp với quá trình nghiên cứu thấy, nhóm cá trên 3 năm tuổi, khối lượng và chiều dài cá Dầy cái luôn lớn hơn cá Dầy đực.

Các số liệu về chiều dài và khối lượng trung bình theo nhóm tuổi trong các năm 2006, 2007, 2008 được thống kê ở bảng 4.2 không có sự sai khác nhiều về chiều dài và khối lượng trung bình trong từng năm nghiên cứu. Giữa các nhóm tuổi, chênh lệch chiều dài chỉ dao động từ 1,7 - 2,0mm; về khối lượng chênh lệch từ 1,3 - 2,6g.

Bảng 4.2 cho thấy, chiều dài và khối lượng trung bình của cá qua các năm không biến động nhiều. Điều này chứng tỏ trong điều kiện môi trường tự nhiên vùng đầm phá ít thay đổi, quần thể cá Dầy có kích thước và khối lượng khá đồng đều trong từng giai đoạn phát triển.

Theo nhiều ngư dân cho biết, họ đã đánh bắt được một số cá Dầy có khối lượng khoảng 5kg. Tuy nhiên, trong suốt thời gian nghiên cứu, chúng tôi chưa bắt gặp hoặc thu được những cá thể có khối lượng lớn như vậy, chỉ thu được một số cá có khối lượng cao nhất đạt 1.965,0g (bảng PL1.2/06 sau phần phụ lục).

Bảng 4.2 Chiều dài và khối lượng cá Dầy theo giới tính trong các năm Chiều dài (mm) và khối lượng (g)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tuổi Giới tính L(tb) W(tb) n L(tb) W(tb) n L(tb) W(tb) n 0+ Juv 106,6 53,4 80 105,7 52,9 69 104,0 52,1 76 Đực 194,7 115,9 93 193,4 115,1 81 192,1 115,2 88 1+ Cái 180,3 117,9 79 178,1 121,5 70 187,8 118,4 75 Đực 303,5 617,8 62 302,1 619,8 54 300,7 617,1 59 2+ Cái 289,1 629,5 78 287,6 628,9 68 286,5 628,2 73 Đực 343,4 877,6 27 342,1 876,3 24 340,8 876,8 26 3+ Cái 363,2 1088,7 20 361,9 1079,7 18 360,6 1088,5 19 Tổng 241,1 498,9 439 239,8 498,5 384 239,1 497,8 416 Dựa vào công thức của Beverton - Holt (1956), phân tích kết quả nghiên cứu thấy rằng: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Dầy biến thiên theo hàm số mũ. Trên cơ sở những số liệu quan trắc về chiều dài và khối lượng, đã tính được

các thông số của phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy. Phương trình tương quan có dạng:

W=13762.10-9.L2,9916

Đồ thị tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá Dầy là đường cong hàm mũ (hình 4.3).

Trên đồ thị hình 4.3 thể hiện rõ giai đoạn đầu cá tăng nhanh về chiều dài, còn giai đoạn sau cá tăng nhanh về khối lượng. Đặc điểm này của cá Dầy cũng phù hợp với tính thích nghi chung của nhiều loài cá ở vùng ven biển nhiệt đới. Trong giai đoạn đầu, sự tăng nhanh kích thước cơ thể là đặc điểm thích nghi trong cạnh tranh cùng loài, nhằm hạn chế sức chèn ép của động vật dữ, đảm bảo sự sinh tồn của loài.

Sự tăng nhanh về khối lượng ở nhóm cá có kích thước lớn liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng để đạt được trạng thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản trong quần thể.

Hình 4.3. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy

4.1.2 Cấu trúc tuổi

Kết quả phân tích vẩy của cá Dầy ở đầm phá TG - CH đã xác định quần thể cá Dầy có 4 nhóm tuổi. Trong đó nhóm tuổi thấp nhất là 0+, cao nhất là 3+. Căn cứ số lượng cá thể trong từng nhóm tuổi để xác định cấu trúc tuổi của quần thể cá Dầy. Theo đó, nhóm cá tuổi 1+ có số lượng cá thể nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 39,2%. Trong nhóm tuổi này, chiều dài cá dao động từ 148,7 - 277,3mm với khối lượng tương ứng đạt tới 144,6 đến 323,0g. Nhóm cá tuổi 2+ có số lượng chiếm tỷ lệ 31,8%, chiều dài dao động từ 221,0 - 333,7mm, ứng với khối lượng 274,6 - 593,3g. Còn ở nhóm cá tuổi 3+ tham gia vào quần thể với tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 10,8% với chiều dài dao động 306,7 - 438,6mm, ứng với khối lượng 424,0 - 1.960,0g. Từ số liệu thu được ở bảng 4.1, cấu trúc tháp tuổi của quần thể cá Dầy theo nhóm tuổi được thể hiện ở hình 4.4

Hình 4.4 Biểu đồ tháp tuổi của cá Dầy theo giới tính trong từng nhóm tuổi

Những kết quả thu được về thành phần tuổi cá cho thấy, cá Dầy trong đầm phá TG - CH phần lớn được khai thác ở nhóm tuổi 1+, 2+. Nhóm cá còn non (0+) và nhóm cá tuổi 3+ được khai thác với tỷ lệ thấp hơn. Với cấu trúc tuổi của cá Dầy theo kết quả nghiên cứu cho thấy: Còn có khả năng khai thác loài cá này ở kích thước cá lớn hơn tại đầm phá TG - CH.

4.1.3Giới tính

Từ số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ cá đực, cá cái trong quần thể cá Dầy khác nhau theo nhóm tuổi. Ở các nhóm cá tuổi 1+ và tuổi 3+ số lượng cá đực lớn hơn cá cái, trong khi ở nhóm cá tuổi 2+ có xu thế ngược lại, số lượng cá đực thấp hơn cá cái. Tuy nhiên, tính chung trong quần thể thì tỷ lệ đực/cái của cá Dầy ở tuổi thành thục là 1,03/1,00 - gần giống với tỷ lệ cân bằng giới tính của sinh vật trong tự nhiên (hình 4.5).

Quá trình nghiên cứu tỷ lệ cá Dầy đực/cái theo nhóm tuổi trong các năm 2006, 2007, 2008, số liệu được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi trong các năm

Thời gian

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nhóm tuổi Giới tính n (cá thể) % n (cá thể) % n (cá thể) % 0+ Juv 80 18,22 69 17,96 76 18,27 Đực 93 21,18 81 21,09 88 21,15 1+ Cái 79 17,99 70 18,22 75 18,03 Đực 62 14,12 54 14,06 59 14,18 2+ Cái 78 17,76 68 17,70 73 17,55 Đực 27 6,15 24 6,25 26 6,25 3+ Cái 20 4,56 18 4,68 19 4,57 Tổng 439 100,00 384 100,00 416 100,00

Kết quả phân tích cho thấy: Tỷ lệ cá đực/cái trong từng năm xấp xỉ ở mức từ 1,02 - 1,04/1,00. Điều này chứng tỏ tỷ lệ giới tính đực/cái của cá Dầy trong đầm phá TG - CH tương đối ổn định (hình 4.6, 4.7 và 4.8).

Hình 4.7 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007

Hình 4.8 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008

4.1.4 Sinh trưởng về chiều dài

Căn cứ kết quả số đo chiều dài cá thu được và kích thước vẩy tương ứng để tính ngược tốc độ sinh trưởng của cá Dầy theo Rosa Lee (1920). Giải phương trình thực nghiệm (theo phụ lục 2) của Rosa Lee, hệ số a của cá Dầy xác được định là 12,5 và phương trình tính ngược sinh trưởng của cá Dầy được viết như sau:

Lt = (L – 12,5).Vt/V + 12,5 (*)

Dựa vào phương trình (*), sẽ xác định được mức tăng trưởng chiều dài cá Dầy hàng năm. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy

Sinh trưởng chiều dài trung bình hàng năm

(mm)

Mức tăng chiều dài trung bình hàng năm (mm) T2 T3 Tuổi Gitính ới L1 L2 L3 T1 mm % mm % N (cá thể) Đực 151,2 151,2 262 1+ Cái 157,3 157,3 224 Đực 153,4 251,6 153,4 98,2 64,0 175 2+ Cái 146,3 238,2 146,6 91,9 62,7 219 Đực 158,0 261,0 324,7 158,0 103,0 65,2 63,7 61,8 77 3+ Cái 164,0 263,3 313,6 164,0 99,3 61,0 50,3 50,7 57 Σ 155,0 253,5 319,2 155,1 98,1 63,2 57,0 56,3 Σ1.014

Phân tích các số liệu từ bảng 4.4 cho thấy: Trong năm thứ nhất, sinh trưởng trung bình của cá đạt 155,1mm. Qua năm thứ hai, cá tăng thêm 98,1mm. Năm thứ 3 cá chỉ tăng thêm được 57,0mm (hình 4.9).

Kết quả phân tích chứng tỏ, cũng như những loài cá khác, cá Dầy tăng trưởng chiều dài liên tục trong suốt đời sống nhưng tốc độ tăng chậm dần theo thời gian.

Hình 4.9 Biểu đồ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy

Dựa vào số liệu về chiều dài và khối lượng từng cá thể thu được theo từng nhóm tuổi, tính được thông số sinh trưởng theo phương trình Von Bertalanffy:

- Về chiều dài: L∞ = 450,1mm. k = 0,4522. t0 = -0,25045. - Về khối lượng: W∞ = 3.781,4g. t0 = -0,25045. b = 2,9916.

Trên cơ sở các thông số đã tính được, phương trình sinh trưởng của cá Dầy theo Von Bertalanffy được thiết lập dưới dạng:

Về chiều dài: Lt = 450,1 [ 1 - e-0,4522 (t + 0,25045)] Về khối lượng: Wt = 3.781,4 [ 1- e-0,4522 (t + 0,25045)] 2,9916

Từ các thông số tính được cho thấy: Cá Dầy có thể đạt khối lượng lớn nhất là 3.781,4 g, với chiều dài cơ thể tối đa là 450,1mm. Đối chiếu với bảng 4.1, rõ ràng cá Dầy đang được khai thác ở nhóm có kích thước trung bình là chủ yếu. Cần tập

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 62 - 171)