Đặc điểm dinh dưỡng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 73 - 171)

3. Địa điểm

4.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Phân tích thức ăn có trong ống tiêu hoá của cá Dầy thấy thành phần thức ăn khá đa dạng (bảng 4.5). Đã xác định được thành phần thức ăn của cá Dầy gồm thực vật có hoa thuộc Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), Ngành Tảo silic (Bacillariophyta), Ngành Tảo Lục (Chlorophycophyta). Động vật không xương sống có Ngành Chân khớp (Arthropoda), Ngành Thân mềm (Mollusca). Ngoài ra còn có mùn bã hữu cơ. Có 28 đối tượng được cá Dầy sử dụng làm thức ăn là: Ngành Ngọc Lan 3 đối tượng, Ngành Tảo silic 5 đối tượng, Ngành Tảo lục 1 đối tượng, Ngành Chân khớp 5 đối tượng, Ngành Thân mềm 3 đối tượng và 1 nhóm mùn bã hữu cơ. Trong Ngành Chân khớp, Copepoda có 6 đối tượng, Amphipoda có 4 đối tượng, Cladocera có 3 đối tượng và ít bắt gặp nhất là Isopoda và Tainadacea chỉ có 1 đối tượng (bảng 4.5).

Phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá cá Dầy cho thấy, nếu tính theo số lượng đối tượng thức ăn thì nhóm Động vật không xương sống có thành phần cao nhất (18 đối tượng), sau đó là nhóm Tảo (6 đối tượng), nhóm Thực vật có hoa thuỷ sinh (3 đối tượng) và 1 đối tượng là mùn bã hữu cơ.

Chú thích: 0: Loại thức ăn không xuất hiện. +: Đối tượng thức ăn xuất hiện ít.

++: Đối tượng thức ăn xuất hiện trung bình. +++: Đối tượng thức ăn xuất hiện nhiều.

Bảng 4.5 Thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài Nhóm chiều dài cá (mm) TT Thành phần thức ăn < 150 151 - 250 25 - 350 >350 I Bacillariophyta 1 Coscinodiscus ++ ++ ++ +++ 2 Diploneis ++ + + +++ 3 Navicula +++ +++ +++ +++ 4 Gyrosigma ++ 0 ++ ++ 5 Pleurosigma 0 ++ ++ ++ II Chlorophycophyta 6 Spirogyra 0 0 +++ +++ III Magnoliophyta 7 Vallisneria +++ +++ +++ +++ 8 Rupia +++ +++ +++ +++ 9 Najas +++ +++ +++ +++ IV Arthropoda 10 Alonella ++ + ++ +++ 11 Chydorus ++ +++ +++ +++ 12 Macrothricidae +++ +++ 0 0 Copepoda 13 Haparticoidae 0 ++ 0 ++ 14 Mesocyclops 0 + + + 15 Ectocyclops +++ +++ +++ +++ 16 Schmackeria 0 0 ++ +++ 17 Tropocyclops 0 0 + ++ 18 Limnoithora +++ +++ + 0 Amphipoda 19 Metita 0 ++ ++ ++ 20 Kamaka 0 + +++ +++ 21 Grandiella + + ++ ++ 22 Hyperia +++ +++ 0 0 Izopoda 23 Cyathura +++ +++ ++ ++ Tanaidacea 24 Apseudes 0 0 ++ + V Mollusca 25 Corbicula 0 0 0 +++ 26 Sermylla 0 0 0 ++ 27 Sterotella 0 0 0 ++ 28 Mùn bã hữu cơ +++ +++ +++ +++ Tổng số 16 20 22 25

Tỷ lệ thành phần các đối tượng thức ăn được trình bày ở hình 4.10.

Nếu xét về khối lượng thức ăn có trong dạ dày và ruột của cá Dầy thì 3 chi Vallisneria, Rupia, Najas thuộc Ngành Ngọc lan và mùn bã hữu cơ lại chiếm chủ yếu. Theo đó, có thể khẳng định cá Dầy là loài ăn tạp, nhưng thức ăn chính thuộc 2 nhóm này. 4% 20% 14% 4% 11% 4% 17% 4% 11% 11% Heterokontophyta Chlorophyta Magnoliophyta Cladocera Copepoda Amphipoda Izopoda Mollusca Mùn bã hữu cơ Tanaidacea Hình 4.10 Biểu đồ phổ thức ăn của cá Dầy theo tỷ lệ sốđối tượng thức ăn

Kết quả nghiên cứu thành phần thức ăn của cá Dầy qua các năm 2006, 2007, 2008 cho thấy, cá vẫn sử dụng 5 ngành động, thực vật thuỷ sinh và mùn bã hữu cơ làm thức ăn như đã trình bày ở bảng 4.5 (PL 1.5/06, 1.5/07, 1.5/08).

Qua phân tích thành phần các đối tượng thức ăn của cá Dầy theo từng nhóm chiều dài được thống kê ở bảng 4.5 cho thấy: Nhóm cá có chiều dài < 150 mm ăn 16 đói tượng thức ăn. Ở nhóm cá chiều dài từ 151- 250 mm xác định được 20 đối tượng. Còn nhóm cá kích thước từ 251mm - 350 mm thấy xuất hiện 22 đối tượng và ở nhóm cá kích thước > 350 mm cá ăn đến 25 đối tượng thức ăn.

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, nhóm cá kích thước lớn có phổ thức ăn rộng hơn nhóm cá kích thước nhỏ. Điều này phù hợp với đặc điểm chung của các loài cá ở vùng nhiệt đới, ăn tạp, trong môi trường có lưới thức ăn phức tạp. Sự phân hoá thức ăn theo nhóm chiều dài nhằm giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng trong loài để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá nhỏ. Hình 4.11 thể hiện mối quan hệ giữa thành phần các đối tượng thức ăn của cá với nhóm chiều dài cơ thể.

Hình 4.11 Biểu đồthành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài

Như vậy, trong từng nhóm kích thước chiều dài, cá Dầy sử dụng số lượng các đối tượng thức ăn khác nhau (16, 20, 22, 25). Kết quả phân tích cho thấy, một số đối tượng thức ăn thường xuất hiện ở tất cả các nhóm chiều dài của cá như Vallisneria, Rupia, Najas của Ngành Ngọc lan; Navicula, Coscinodiscus thuộc Ngành tảo Bacillariophyta; Chydorus, Ectocyclops, Cyathura của Ngành Chân khớp và mùn bã hữu cơ.

Trong thành phần thức ăn của cá Dầy, một vài nhóm động vật như Macrothricidae, Hyperia, Limnoithora,... chỉ có trong ống tiêu hoá của cá có kích thước từ 151,0 - 250,0 mm. Một số khác lại thường bắt gặp ở nhóm cá có kích thước lớn hơn như Tropocyclops, Grandiella, Apseudes, Pleurosigma, Alonella,... mà không có ở nhóm kích thước nhỏ. Riêng các đối tượng thức ăn thuộc ngành Thân mềm (Mollusca) chỉ bắt gặp ở nhóm cá có chiều dài trên 350 mm. Đáng chú ý là: 3 Chi thực vật có hoa thuỷ sinh thuộc Ngành Ngọc Lan và các loại mùn bã hữu cơ luôn xuất hiện trong thành phần thức ăn của cá Dầy ở các nhóm kích thước. Điều đó chứng tỏ, Vallisneria, Rupia, Najas và mùn bã hữu cơ là thức ăn chính của cá Dầy trong đầm phá TG - CH.

Đặc điểm này rất quan trọng và cần được lưu ý khi phát triển quần thể cá Dầy bằng hình thức nuôi trong các thuỷ vực nước lợ - ngọt.

4.2.2 Cường độ bắt mồi

4.2.2.1 Theo thi gian

Cường độ bắt mồi của cá được xác định bằng chỉ số độ no trong dạ dày và ruột. Dựa vào số liệu về các bậc độ no để đánh giá cường độ bắt mồi của cá (bảng 4.6).

Bảng 4.6 Độ no của cá Dầy theo các tháng trong năm Bậc độ no 0 1 2 3 4 Tháng nghiên cứu n % n % n % n % n % N (cá thể) % I 13 1,05 27 2,18 37 2,98 10 0,81 3 0,24 91 7,35 II 10 0,81 34 2,74 28 2,26 20 1,61 7 0,56 99 7,99 III 7 0,56 27 2,18 57 4,60 47 3,79 24 1,94 134 10,82 IV 13 1,05 40 3,23 30 2,42 30 2,42 17 1,37 131 10,57 V 10 0,81 20 1,61 47 3,79 54 4,36 14 1,13 142 11,46 VI 3 0,24 20 1,61 40 3,23 47 3,79 13 1,05 151 12,19 VII 6 0,48 30 2,42 20 1,61 27 2,18 13 1,05 96 7,75 VIII 7 0,56 10 0,81 20 1,61 14 1,13 10 0,81 61 4,92 IX 5 0,40 13 1,05 30 2,42 17 1,37 7 0,56 73 5,89 X 3 0,24 14 1,13 40 3,23 30 2,42 7 0,56 94 7,59 XI 10 0,81 10 0,81 38 3,07 34 2,74 3 0,24 95 7,67 XII 7 0,56 7 0,56 37 2,98 17 1,37 4 0,32 72 5,81 Tổng 94 7,59 252 20,34 424 34,22 347 28,01 122 9,85 1.239 100,0

Khi nghiên cứu sức chứa thức ăn trong dạ dày và ruột cá Dầy theo từng tháng, kết quả phân tích thấy có sự khác nhau.

Bảng 4.6 cho thấy: Tất cả các tháng trong năm, tỷ lệ cá có độ no bậc 0 thường nhỏ nhất (7,59%) so với độ no bậc 2 (34,22%), bậc 3 (28,01%) và bậc 4 (9,85%), chứng tỏ cá Dầy có cường độ bắt mồi cao ở tất cả các tháng trong năm. Tuy vậy, trong từng tháng, cường độ bắt mồi của cá không giống nhau (thể hiện qua các bậc độ no khác nhau). Từ tháng III đến tháng VII tỷ lệ cá tham gia bắt mồi cao nhất (10,82 - 12,19%). Trong đó, tỷ lệ độ no bậc 3 dao động từ 2,42 đến 4,36%; độ no bậc 4 đạt từ 1,05 đến 1,94% lớn hơn các tháng tháng VIII đến tháng II năm sau. Tháng III và tháng V số cá có độ no bậc 3, bậc 4 chiếm tỷ lệ cao (4,36% và 1,94%). Thời gian này trùng vào các tháng mùa khô ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Chứng tỏ cá bắt mồi tích cực trong những tháng này.

Từ tháng IX đến tháng II năm sau cường độ bắt mồi của cá giảm; trong đó, số cá có độ no bậc 3, bậc 4 tỷ lệ thấp, dao động trong khoảng 0,24% - 1,37%; cá có độ no bậc 0, bậc 1 tăng lên (dao động từ 0,24 - 1,12%). Điều này có thể liên quan đến yếu tố thời tiết, vì từ tháng IX đến tháng II năm sau là các tháng mùa mưa nên nhiệt độ môi trường thấp, cường độ bắt mồi của cá giảm xuống. Kết quả được minh hoạ ở hình 4.12.

Hình 4.12 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo các tháng

Khi nghiên cứu khả năng bắt mồi của cá Dầy thấy: Từ tháng III đến tháng VII, các bậc độ no của cá cao hơn các tháng còn lại (10,82 - 12,19% so với 5,73 - 7,91%), chứng tỏ cá có cường độ bắt mồi cao vào thời gian này. Kết quả đó có lẽ liên quan đến quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng để đảm bảo các hoạt động sống của cá vào mùa Xuân - Hè. Tổng hợp các bậc độ no của cá Dầy theo mùa trong thời gian nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7 Bậc độ no của cá Dầy theo mùa

Mùa khô Mùa mưa

Bậc độ no

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4

Số lượng cá thể 46 147 214 219 91 48 105 210 128 31

Bảng 4.7 cho thấy, số cá có từng bậc độ no vào mùa khô luôn lớn hơn số cá có cùng bậc độ no khi ở mùa mưa (trừ độ no bậc 0 là tương đương nhau), chứng tỏ, cường độ bắt mồi của cá Dầy vào mùa khô tích cực hơn mùa mưa (hình 4.13).

Hình 4.13 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo mùa

Khi nghiên cứu cường độ bắt mồi của cá Dầy trong các năm 2006, 2007, 2008 thấy rằng: Tỷ lệ các bậc độ no của cá ở các năm tương đương nhau (bảng 4.8). Bảng 4.8 cho thấy: Theo từng năm, cường độ bắt mồi của cá không có sự khác nhau nhiều.

Bảng 4.8Độ no của cá Dầy trong từng năm

Thời gian

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Bậc độ no n (cá thể) % n (cá thể) % n (cá thể) % 0 33 7,51 29 7,29 32 7,69 1 90 20,52 77 20,05 84 20,43 2 145 35,17 130 34,11 141 34,13 3 123 27,01 108 28,12 117 27,88 4 43 9,79 49 10,17 42 9,78 Tổng 439 100,0 384 100,0 416 100,0 Kết quả về độ no của cá Dầy trong từng năm được thể hiện ở hình 4.14.

Từ những kết quả thu được có thể nhận xét: Cá Dầy bắt mồi theo các tháng trong năm nhưng với cường độ khác nhau. Tháng III và tháng V cá bắt mồi

tích cực nhất. Xu hướng chung là vào các tháng mùa khô cá bắt mồi tích cực hơn các tháng mùa mưa. Điều này chắc là liên quan đến việc tăng nhiệt độ nước trong đầm phá và nhu cầu về chất dinh dưỡng cao để cá thành thục sản phẩm sinh dục.

Hình 4.14 Biểu đồ bậc độ no của cá Dầy trong từng năm

4.2.2.2 Theo s phát trin tưyến sinh dc

Cũng như cá Chép, tuyến sinh dục cá Dầy phát triển qua 6 giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đều liên quan đến quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng, năng lượng. Điều này được thể hiện qua mối liên quan giữa độ no của cá với sự phát triển của từng giai đoạn CMSD. Thông thường, độ no bậc 3, bậc 4 của dạ dày và ruột thể hiện cường độ bắt mồi của cá theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, độ no bậc 0, bậc 1 thể hiện tính bắt mồi kém của cá. Theo giai đoạn CMSD, độ no của cá Dầy được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9 Liên quan giữa độ no và phát triển tuyến sinh dục

Giai đoạn CMSD I II III IV V VI Bậc độ no n % n % n % n % n % n % N(cá thể) % 0 0 0,00 20 1,61 37 2,98 17 1,37 7 0,56 13 1,05 94 7,59 1 40 3,23 40 3,23 61 4,92 44 3,55 57 4,60 10 0,81 252 20,41 2 54 4,36 91 7,34 178 14,40 47 3,79 47 3,79 7 0,56 424 34,22 3 94 7,59 98 7,89 112 9,04 40 3,23 0 0,00 3 0,27 347 28,01 4 64 5,17 40 3,23 8 0,56 10 0,81 0 0,00 0 0,00 122 9,84 Tổng 252 20,34 289 23,32 396 31,88 158 12,7 111 9,20 33 2.65 1.239 100

Các số liệu từ bảng 4.9 cho thấy: Ở giai đoạn CMSD thấp (giai đoạn I, II, III) tổng các bậc độ no chiếm đến 75,4%.

Trong đó cá có độ no bậc 3, bậc 4 chiếm đến 33,2%, chứng tỏ ở giai đoạn CMSD thấp cá Dầy bắt mồi tích cực hơn các giai đoạn CMSD cao (giai đoạn IV, V, VI). Độ no của cá Dầy theo giai đoạn CMSD thể hiện ở hình 4.15. Có thể thấy, ở giai đoạn CMSD thấp, cá Dầy có cường độ bắt mồi tích cực là nhằm đảm bảo các hoạt động sống bình thường, tăng lên về chiều dài nhằm tránh sự chèn ép của vật ăn thịt và để tích luỹ chất dinh dưỡng chuẩn bị cho phát triển tuyến sinh dục.

Hình 4.15 Biểu đồđộ no cá Dầy theo giai đoạn CMSD

Ở giai đoạn CMSD cao (giai đoạn IV, V, VI) số cá tham gia bắt mồi chỉ chiếm 24,6%. Trong đó cá có độ no bậc 3, bậc 4 giảm xuống chỉ còn 5,3%. Điều này cho thấy, ở giai đoạn CMSD cao, cá Dầy vẫn bắt mồi nhưng không tích cực, cường độ bắt mồi của cá giảm đáng kể (bảng 4.9). Kết quả này có lẽ do tuyến sinh dục cá phát triển dần đến mức cao nhất, cá ngừng dinh dưỡng để tập trung cho việc di đàn, đẻ trứng. Hơn nữa cá cần phải tập trung chuyển hoá năng lượng cần thiết cho các hoạt động sinh sản nên cường độ bắt mồi của cá có xu hướng chậm lại.

Từ những kết quả thu được có thể nhận xét: Ở giai đoạn CMSD thấp, cá Dầy bắt mồi tích cực với cường độ cao nhằm tích luỹ năng lượng để phát triển cơ thể. Trong đó, thời kỳ tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn II, giai đoạn III CMSD cá Dầy bắt mồi tích cực nhất. Các giai đoạn CMSD cao và trong thời kỳ sinh sản cá vẫn bắt mồi nhưng

cường độ giảm. Trong và sau khi sinh sản (giai đoạn V, VI - III) cường độ bắt mồi của cá Dầy giảm thấp nhất (bảng 4.9 và hình 4.15).

4.2.2.3 Theo nhóm tui

Khi nghiên cứu cường độ bắt mồi của cá theo từng nhóm tuổi thấy rằng, dạ dày và ruột cá ở 4 nhóm tuổi đều có các bậc độ no khác nhau (bảng 4.10).

Kết quả từ bảng 4.10 cho thấy: Các nhóm tuổi đều có cá với các bậc độ no khác nhau, chứng tỏ cá đã bắt mồi khá tích cực (ống tiêu hoá đều chứa thức ăn). Trong đó, từ nhóm cá ở tuổi 1+ đến nhóm cá tuổi 2+ cường độ bắt mồi của cá Dầy tăng theo độ tuổi và tích cực hơn nhóm cá tuổi 3+. Trong từng nhóm tuổi, cường độ bắt mồi của cá có sự khác nhau (các bậc độ no không giống nhau). Ngay từ giai đoạn tuổi 0+, cá Dầy đã thể hiện là loài bắt mồi khá tích cực, thể hiện là trong dạ dày và ruột cá có đến 4,92% số cá ở độ no bậc 3 và 3,23% ở độ no bậc 4. Bảng 4.10 Độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Bậc độ no 0+ 1+ 2+ 3+ n % n % n % n % N (cá thể) % 0 0 0,00 40 3,23 34 2,74 20 1,61 94 7,59 1 40 3,23 71 5,73 94 7,59 47 3,79 252 20,34 2 84 6,78 182 14,68 121 9,77 37 2,99 424 34,22 3 61 4,92 162 13,08 104 8,39 20 1,46 347 28,00 4 40 3,23 30 2,42 40 3,23 12 0,97 122 9,85 Σ 225 18,16 485 39,14 393 31,72 136 10,08 1.239 100

Ở nhóm cá tuổi 1+ và nhóm cá tuổi 2+, các bậc độ no luôn có tỷ lệ lớn nhất (39,14 và 31,72%), chứng tỏ cá Dầy bắt mồi tích cực với cường độ cao.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật là cá phải tích luỹ chất dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng để tăng trưởng và phát triển.

Theo nhóm tuổi, các bậc độ no của cá Dầy được thể hiện ở hình 4.16.

Ở nhóm cá tuổi 3+, các bậc độ no bậc 3, bậc 4 giảm (1,46% và 0,97%), chứng tỏ cường độ bắt mồi của cá chậm lại, không tích cực. Kết quả này có lẽ liên quan đến thời kỳ sinh sản của cá ở nhóm tuổi trưởng thành.

Hình 4.16 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, cường độ bắt mồi của cá Dầy phụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ,SINH THÁI HỌC CỦA CÁ DẦY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 73 - 171)