CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay KH cá nhân tại các ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Theo TS Nguyễn Minh Kiều (2007), các khái niệm cơ bản trong cho vay
Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi.
Nguyên tắc vay vốn: Cho vay vốn là việc sử dụng vốn huy động của KH nên phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Nói chung KH vay vốn của Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
phải đảm bảo hai nguyên tắc.
Thứ nhất: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích do Ngân hàng và KH thỏa thuân và được ghi trong hợp đồng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, Ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn, sau khi cho vay phải kiểm tra việc sử dụng vốn của KH. Về phía KH việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng.
Thứ hai: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ KH gử tiền. Do đó, sau khi vay trong một thời gian nhất định KH vay tiền phải hoàn trả lại cho Ngân hàng để Ngân hàng hoàn trả lại cho KH gửi tiền.
Điều kiện vay: mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu KH vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như đã nêu ở mục trên nhưng thực tế không phải KH nào cũng tuân thủ đúng quy định này. Do vậy, cần phải có những điều kiện nhất định giành cho KH vay vốn, đó là:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp lý.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có phương án SXKD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện các quy đinh về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, KH gửi cho Ngân hàng Giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết để chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Ngân hàng hướng dẫn các loại tài liệu cần gửi để phù hợp với các loại cho vay và khoản vay.
Thông thường bộ hồ sơ vay gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng như giấy phép
Trường Đại học Kinh tế Huế
thành lập, điều lệ hoạt động…
- Phương án SXKD hoặc dự án đầu tư và kế hoạch trả nợ.
- BCTC của thời kì gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
Dự án đầu tư, phương án SXKD dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống: là tập hợp những đề xuất, trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.
1.3.1.2. Khái niệm, đối tượng của cho vay cá nhân
Khái niệm: Cho vay KHCN là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng; hoặc cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của những đối tượng là KH cá nhân.
Đối tượng: Là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vốn cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động SXKD của cá nhân hay hộ gia đình đó.
Khác với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng thông thường nhu cầu vay vốn của mỗi KH cá nhân là không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng lớn của môi trường kinh tế, văn hóa- xã hội.
Cá nhân được đề cập ở đây là những cá nhân có đủ năng lực pháp lý; thuộc nhiều thành phần khác nhau như: công chức nhà nước, những người lao động tự do,…
Nhóm khách hàng chiến lược: Những người sản xuất tiểu thủ công nghiệp; nghệ nhân có truyền thống, kỹ thuật cao; cá nhân SXKD, Thương mại dịch vụ có uy tín; Cán bộ công nhân viên chức, người lao động có mức thu nhập tương đối cao và ổn định.
1.3.1.3. Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân
Giá trị hợp đồng vay nhỏ, chi phí cho vay cao
Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô của mỗi khoản vay KH cá nhân thường nhỏ hơn các khoản vay của DN. Tuy vậy, ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay của KHCN là rất lớn và do đó tổng quy mô các khoản vay KHCN thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chi phí cho vay: Do các khoản cho vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phớ (kể cả về nhõn lực và cụng cụ) trong việc phỏt triển KH, thẩm địnhá xột duyệt và quản lý các khoản vay. Do đó, chi phí tính trên mỗi đồng cho vay thường lớn hơn khoản vay của DN.
Nhu cầu vay phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.
Lãi suất là yếu tố ít được quan tâm hơn
Lãi suất cho vay: Lãi suất của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản vay khác của NHTM. Nguyên nhân là do chi phí cho vay KHCN lớn, các khoản vay của KHCN có độ rủi ro cao. Ở Việt Nam lãi suất cho vay KHCN thông thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1,2 đến 1,5 lần..
Chất lượng thông tin tài chính thấp.
Nguồn trả nợ có thể biến động
Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro nhất là đối với ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc và sức khoẻ của họ. Trong hoạt động SXKD, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế do đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản,…
KH đa dạng về mức thu nhập và trình độ học vấn.
Khó thẩm định yếu tố phi tài chính.
1.3.1.4. Lợi ích của việc cho vay KH cá nhân Đối với ngân hàng
- Mở rộng mối quan hệ với KH.
- Đa dạng hoá sản phẩm.
- Tạo điều kiện để phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
- Tăng thu lợi nhuận.
- Phân tán rủi ro.
Đối với khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng.
- Hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền.
- Đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cấp bách.
1.3.1.5. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân TS Nguyễn Minh Kiều (2007)
Căn cứ vào mục đích vay vốn, các khoản cho vay KHCN bao gồm hai hình thức: vay tiêu dùng và vay SXKD
- Vay tiêu dùng:Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng, sữa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi,…
- Vay SXKD: Là các hoản vay bổ sung vốn SXKD, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động SXKD, đầu tư kinh doanh, chứng khoán, vàng.
Đối với cả hai hình thức cho vay trên, thời gian vay có thể là ngắn hạn (dưới 12 tháng), trung hạn (12 đến 60 tháng) và dài hạn (60 tháng trở lên)
Phương thức cho vay có thể là:
- Cho vay từng lần (vay theo món): Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn KH và Ngân hàng làm thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn KH và Ngân hàng thỏa thuận, xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản KH phù hợp với quy định của Chính Phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.