Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Đông Á - chi nhánh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

4.2. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Đông Á - chi nhánh Quảng Ngãi

Mặc dù HTKSNB nói chung và hoạt động KSNB quy trình cho vay KH cá nhân nói riêng của chi nhánh được tổ chức khá tốt, đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng vẫn không thể tránh khỏi những vấn đề tồn tại do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Bởi lẽ, tính hữu hiệu của nó vẫn tùy thuộc chủ yếu vào nhân tố con người.

Môi trường kiểm soát

Trong công tác kiểm soát, bên cạnh việc đề ra các chính sách, quy trình tín dụng hợp lý thì vấn đề tạo một môi trường làm việc tốt; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự luôn được Ban Lãnh Đạo quan tâm. Thực tế hiện nay, công tác thẩm định của chi nhánh còn sơ sài; CBTD không nắm vững quy trình; cán bộ quản lý thiếu năng lực tinh thần trách nhiệm. Chính vì vậy, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện HTKSNB của chi nhánh. Cụ thể như sau:

Môi trường làm việc

- Xây dựng văn hóa, môi trường làm việc tốt trong chi nhánh góp phần giữ chân người tài và thu hút thêm nguồn nhân lực mới. Hiện nay chi nhánh đang cố gắng từng bước thay đổi, cải thiện văn hóa, môi trường làm việc theo hướng tích cực hơn.

Điều này là nổ lực to lớn của cả Ban GĐ và toàn thể nhân viên của chi nhánh, nó cần được duy trì và phát huy hơn nữa để thực sự trở thành nguồn nội lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hàng tháng, chi nhánh nên tổ chứ các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi tập huấn nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện cho các Cán Bộ trao đổi nghiệp vụ, thảo luận và hướng giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế.

- Chi nhánh nên thành lập phòng quản lý rủi ro để thực hiện công tác quản lý rủi ro chuyên nghiệp hơn.

- Ban Lãnh Đạo luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức để cấp dưới học tập và noi gương.

Biện pháp nhân sự

- Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí CBTD phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công.

- Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nhân viên, từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức. Đặc biệt, ở chi nhánh hiện nay đội ngủ nhân viên là lao động trẻ năng nổ, có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm nhiều nên công tác đào tạo lại phải được xem trọng.

- Chi nhánh phải luôn coi trọng công tác cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng cũng như phẩm chất CBTD (vì cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn của tín dụng, mà hiện nay cho vay cá nhân đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh) .Trong việc tuyển CBTD cần phải được xem xét kỹ lưỡng không chỉ tập trung vào kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn mà phải xem trọng phẩm chất đạo đức của nhân viên.

- Có chính sách đãi ngộ và khen thưởng hợp lý để khích lệ, động viên nhân viên cố gắng làm việc đồng thời góp phần hạn chế sự gian lận của nhân viên.

- Nhân viên trong chi nhánh nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng phải ân cần, niềm nở, giải thích tận tình và cặn kẽ cho khách hàng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, từ chối cho vay,…đặc biệt phải có thái độ hòa nhã, khéo léo trong việc nhắc nhở trả lãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hệ thống thông tin và truyền thông

- Không ngừng nâng cấp phần mềm ứng dụng, nâng cấp hệ thống máy tính để phục vụ hoạt động kiểm soát.

- Thay thế một số máy tính cũ trong chi nhánh bằng các máy tính mới để phục vụ cho công việc.

Kiểm soát cho vay KH cá nhân

Đối với hoạt động cho vay KH cá nhân thì công tác kiểm tra, kiểm soát của phòng Kinh Doanh mà nhất là bộ phận phụ trách tín dụng cá nhân đóng vai trò quan trọng hơn cả. Phòng KSNB cũng tham gia nhưng không nhiều, bởi hạn mức cho vay đã được Chi nhánh quy định và giới hạn. Vấn đề chủ yếu là các cán bộ phòng tín dụng có thực hiện theo đúng quy trình hay không. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác KSNB cho vay, em xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Ngân hàng nên chú trọng trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý tín dụng. Thường xuyên tổ chức những khóa học chuyên môn giúp nhân viên tín dụng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, phải có kiến thức sâu rộng trong những lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề SXKD của khách hàng mới có thể thẩm định chính xác, như trong trường hợp đã nêu trên, khi thẩm định về thuyền các CBTD chưa có hiểu biết thực tế về nó mà chỉ hỏi thăm từ những người dân xung quanh và tham khảo giá thị trường. CBTD nên học hỏi, tìm hiểu về nhiều ngành nghề lĩnh vực khác để phục vụ cho công tác thẩm định.

- Ngân hàng thường xuyên trang bị nghiệp vụ cho CBTD để họ có khả năng nắm bắt rõ thông tin về KH vay. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro hoạt động cho vay.

- Chuyên môn hóa trong nghiệp vụ cho vay KH cá nhân sẽ giúp các nhân viên liên quan phát triển kiến thức chuyên sâu về một khâu trong quy trình cho vay và có khả năng xử lý những vấn đề một cách triệt để. Do đó, chất lượng nghiệp vụ cho vay KH cá nhân cũng được nâng lên.

- Hầu hết các nhân viên điều nắm được các thủ tục cần thiết khi cho vay nhưng lại ít biết rõ các quy định trong những trường hợp đặc biệt, trường hợp không thường xuyên và hoạt động kiểm soát cũng thường ít chú ý đến những hoạt động như vậy,

Trường Đại học Kinh tế Huế

DAB nói chung và chi nhánh nói riêng cần quy định cụ thể, rõ ràng những trường hợp đặc biệt và phổ biến kỹ càng đến các nhân viên có liên quan.

- Chi tiết hóa hệ thống văn bản, quy định để phù hợp với điều kiện của từng chi nhánh; tránh gây máy móc, không rõ ràng cho CBTD.

- Lãnh đạo Phòng Kinh Doanh phải yêu cầu CBTD khi phỏng vấn KH cần phải ghi chép vào sổ nhật ký tiếp nhận KH để làm căn cứ kiểm soát quá trình phỏng vấn KH.

- Tạo điều kiện cho các nhân viên tín dụng mới vào nắm bắt được thực tế thẩm định cho vay bằng cách cho CBTD mới đi theo khi thực hiện việc thẩm định KH.

- Nên có một đội riêng cho công tác thẩm định để đảm bảo về chuyên môn và tính khách quan; nên có một đội ngũ riêng đi thu hồi lãi và gốc trong trường hợp KH chậm trễ trả nợ.

- CBTD thường xuyên tới hiện trường kiểm tra, thăm hỏi KH để nắm bắt được tình hình sử dụng vốn vay của KH.

- Đối với số tiền lớn thì nên thực hiện giải ngân nhiều lần để hạn chế rủi ro KH không sử dụng đúng mục đích.

- Thực hiện định kỳ việc định giá TSĐB theo giá thị trường.

- Đối với TSĐB là máy móc thiết bị phải tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn vì tính hao mòn cao và khó quản lý.

- LĐTD cần thận trọng hơn trong công tác phê duyệt, không nên quá tin tưởng vào kết quả thẩm định của cấp dưới.

- Nếu có thể, rút ngắn thời gian từ lúc KH được tiếp cận khoản vay đến lúc giải ngân để không gây chậm trễ cho việc tiếp nhận vốn của KH, đây cũng là một yếu tố giữ chân KH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)