CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
4.1. Nhận xét đối với quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Đông Á chi nhánh Quảng Ngãi
4.1.1. Ưu điểm của hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Đông Á chi nhánh Quảng Ngãi
4.1.1.1. Về hoạt động kiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát
- Tại chi nhánh Ban GĐ luôn quan tâm tới công tác kiểm soát, tạo mọi điều kiện để công tác kiểm soát phát huy hết tác dụng của nó.
- Hệ thống các Văn Bản, quy định, quy trình của chi nhánh rất đầy đủ.
- Nhân viên đã thực hiện đúng quy trình tín dụng và kiểm soát quy trình một cách chặt chẽ theo các quy định. Đội ngũ nhân viên tín dụng có năng lực, năng nổ trong công việc.
- Ngoài ra nguyên tắc phân quyền, nguyên tắc bất kiêm nhiệm cũng được thực hiện tốt, phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng nhân viên, từng cấp lãnh đạo.
Hoạt động kiểm soát
- Các nghiệp vụ do người có đủ năng lực và có trách nhiệm phê duyệt trước khi thực hiện giúp cho hoạt động của quy trình tín dụng không bị xáo trộn, công việc được giải quyết một cách thuận lợi.
- Công tác kiểm tra, KSNB được thực hiện xuyên suốt trong cả quy trình cho vay; hoạt động giám sát, rà soát được trực hiện định kỳ đảm bảo hạn chế rủi ro cho vay.
Thông tin và truyền thông
- Ứng dụng CNTT hiện đại vào nhiều khâu, từ công tác quản lý cho đến thực hiện các nghiệp vụ, giảm thiểu được các sai sót trong tính toán mà con người hay mắc phải.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Nhân viên Ngân hàng có đồng phục riêng, mỗi người điều được trang bị một máy tính có nối mạng trực tuyến có USER (tên người dùng) và pass (mật khẩu) riêng, một tủ đựng hồ sơ. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho viêc kiểm soát tốt thủ tục ra vào, kiểm soát được các đối tượng không phận sự vào ngân hàng. Công tác bảo mật thông tin của chi nhánh rất tốt, máy tính của nhân viên nào thì chỉ nhân viên đó mới truy cập được và chỉ có những người có thẩm quyền mới được truy cập thông tin mật. Tất cả các thông tin điều được sàng lọc và chiụ sự kiểm soát.
- Có hệ thống camera theo giỏi, giám sát trong ngân hàng.
- Tiếp thu những ý kiến đóng góp của KH để cải thiện môi trường làm việc.
4.1.1.2. Công tác kiểm soát cho vay KH cá nhân
- Có môi trường kiểm soát tốt, đồng nhất trong toàn chi nhánh. Từ GĐ đến các nhân viên điều có vai trò thực hiện công tác kiểm soát làm cho quy trình cho vay có hiệu quả hơn.
- Ngay từ khâu tiếp xúc KH cho tới chấp nhận cho vay, mọi thủ tục đã được CBTD và KSV thực hiện theo đúng quy trình, quy định góp phần hạn chế rủi ro.
- Công tác thẩm định được thực hiện khá chặt chẽ, có hai nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định.
- Việc cung cấp thông tin về khoản vay như là thông tin về KH, dự án, mục đích vay vốn khá tốt.
- Quá trình lập hồ sơ cho vay đã được thực hiện một cách tỉ mỉ, rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ.
- TSĐB, hồ sơ về TSĐB được kiểm soát, xác minh là có thực.
4.1.2. Nhược điểm của hệ thống KSNB quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Đông Á chi nhánh Quảng Ngãi
4.1.2.1. Hoạt động kiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát
- Việc thiết kế HTKSNB dưới quyền của GĐ, chính điều này làm ảnh hưởng tới tính độc lập, khách quan dẫn đến việc thực hiện kiểm soát chưa hiệu quả.
- Nhân sự: đội ngũ nhân viên tại chi nhánh còn khá trẻ, nằm trong độ tuổi từ 25-30 nên thiếu kinh nghiệm trong công việc; chưa nắm bắt được các thao tác nghiệp vụ dẫn đến còn nhiều sai sót, và gây chậm trễ công việc.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Chi nhánh chưa thành lập phòng quản lý rủi ro, nên công tác quản lý rủi ro còn chưa chuyên nghiệp.
- Tính chính trực của Ban GĐ chưa được đề cao.
Hoạt đông kiểm soát
- KSNB chưa làm tốt chức năng ngăn chặn rủi ro và giám sát mà chỉ mới thực hiện việc kiểm tra phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Chưa đi sâu, phân tích được nguyên nhân, bản chất của các sai phạm.
- Mặc dù có gắn camera theo dõi để quản lý thời gian làm việc của nhân viên, nhưng đặc thù của công việc CBTD là đi thẩm định, do đó chỉ quản lý được họ trong thời gian làm việc tại ngân hàng, còn thời gian làm việc bên ngoài ngân hàng thì không quản lý được.
Hệ thống thông tin và truyền thông
- Có một số máy tính trong chi nhánh đã cũ điều này có thể gây trở ngại cho công việc nếu máy tính gặp trục trặc.
4.1.2.2. Công tác kiểm soát cho vay KH cá nhân
- Nhân viên thẩm định còn thiếu kiến thức về ngành nghề kinh doanh của KH;
thiếu kiến thức về một số lĩnh vực trong công tác thẩm định.
- Đối với số tiền lớn mà chỉ thực hiện giải ngân 1 lần (như trong trường hợp của Ô.Thành)
- Một vài trường hợp thiếu thông tin về KH vay vốn, với những thông tin mà KH cung cấp được cho là thiếu trung thực, chưa khách quan. Nhằm hạn chế rủi ro thì đòi hỏi nguồn thông tin mà KH cung cấp phải được kiểm chứng, điều này rất tốn thời gian và chi phí mà đôi khi còn gặp những khó khăn khi tìm hiểu nên có thể bị bỏ qua hoặc không được đánh giá đúng mức. Điều này có thể gây ra rủi ro không thu hồi được nợ nếu cho KH có phẩm chất không tốt vay.
- Quá chú trọng tới TSĐB nên đôi khi làm mất đi lượng KH tiềm năng không có TSĐB nhưng có thiện chí hợp tác với chi nhánh.
- Một số trường hợp định giá TSĐB chưa nêu rõ cơ sở, chưa thực hiện định giá định kỳ đúng quy định.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Chi nhánh không quy định mức cho vay tương ứng với từng mức xếp hạn tín dụng, nên những KH có mức xếp hạn trung bình vẫn vay được vốn với mức tối đa mà họ yêu cầu điều này dẫn đến rủi ro KH trả nợ chậm hoặc không trả hết nợ.
- Công tác nhắc nhở KH trả nợ còn chưa tốt dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm. Chủ yếu là nhắc nhở qua điện thoại nên hiệu quả không cao.
- Đôi khi, có một số CBTD chạy theo thành tích nên thực hiện công tác thẩm định một cách sơ sài.
- Kiểm soát sau cho vay còn sơ sài dẫn đến rủi ro khó thu hồi được nợ.
- Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên thẩm định; CBTD vừa tiếp nhận hồ sơ vừa thẩm định điều này làm tăng nguy cơ KH và CBTD có sự móc nối với nhau.
- CBTD chưa chủ động tìm hiểu KH, chủ yếu là KH tự tìm đến.