PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đó là
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Level 3, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Level 3, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Level 2, Tab stops: 2,05 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Level 3, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 11 quá trình đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Mỗi NHTM đều phải thiết kế quy trình của nghiệp vụ cho vay khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng và yêu cầu kiểm soát. Quy trình cho vay là một quá trình gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc xây dựng quy trình cho vay hợp lý sẽ có tác dụng như sau:
- Dựa trên quy trình cho vay cũng như các quy trình tín dụng nói chung, Ngân hàng sẽ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng phù hợp. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong hoạt động tín dụng được xác định rõ ràng.
- Dựa trên quy trình cho vay, Ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.
- Quy trình cho vay cũng như các quy trình tín dụng thường được NHTM cụ thể hóa thành cẩm nang, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất trong toàn Ngân hàng về việc thực hiện nghiệp vụ cho vay. Nhờ đó, người thực hiện nghiệp vụ hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình để có thái độ đúng đắn trong công việc.
- Quy trình cho vay là cơ sở để kiểm soát quá trình cho vay và điều chỉnh chính sách cho vay của Ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu, các quy định cần được điều chỉnh và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng đối với cho vay.
Một quy trình cho vay thông thường gồm có các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng
Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục cho vay.
- Tìm hiểu những thông tin khách hàng đã trình bày và tư cách pháp lý của khách hàng.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (doanh thu, doanh số bán, doanh số mua, năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ, mạng lưới phân phối, …).
- Năng lực tài chính của khách hàng (vốn pháp định, vốn tự có, nguồn tài trợ chủ yếu, điểm hòa vốn, khả năng sinh lời, ...).
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 12 - Khả năng vay vốn, tài sản thế chấp cầm cố, thực trạng công nợ của khách hàng đối chiếu với nhiều nguồn khác nhau (trung tâm tín dụng NHNN, tư liệu về khách hàng qua thống kê, báo chí, …).
- Đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ, tư liệu liên quan đến phương án/dự án vay vốn.
Sau khi kết thúc tìm hiểu khách hàng, nhân viên tín dụng lập Tờ trình sơ bộ về khách hàng, trình Trưởng phòng tín dụng, trong đó có nêu rõ ý kiến và lý do đề xuất tiếp tục thẩm định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Bước 2: Thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là tiến hành xem xét và phân tích những yếu tố liên quan đến khách hàng vay, trên cơ sở hồ sơ xin vay và các thông tin có liên quan làm căn cứ để quyết định cho vay đối với khách hàng.
Các nội dung thẩm định tín dụng bao gồm:
(1) Thẩm định điều kiện pháp lý
Kiểm tra xem xét để khẳng định điều kiện pháp lý của khách hàng:
- Là pháp nhân: Quyết định thành lập; Quyết định bổ nhiệm hoặc chuẩn y danh sách HĐQT, Giám đốc, Kế toán trưởng; Giấy phép hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Trụ sở, đơn vị, con dấu, tài khoản, …
- Là thể nhân: có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, ... ; có hộ khẩu thường trú, CMND, Sổ hộ khẩu, …
(2) Thẩm định về điều kiện tài chính của khách hàng
Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng:
- Tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn.
- Tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Bước 3: Xét duyệt cho vay
Dựa vào kết quả thẩm định, nếu hồ sơ vay vốn không hợp pháp, hợp lệ và có rủi ro cao, Ngân hàng sẽ trả hồ sơ cho khách hàng và từ chối cho vay. Nếu hồ sơ vay vốn
Formatted:Justified, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Justified, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 13 đảm bảo các yếu tố pháp lý, có tính khả thi và đảm bảo khả năng trả nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành xét duyệt cho vay. Các chỉ tiêu xét duyệt cho vay gồm:
- Hạn mức cho vay
- Thời hạn cho vay và vòng vay vốn tín dụng(nếu vay theo hạn mứcthường xuyên) - Các kỳ hạn nợ cụ thể
- Lãi suất cho vay và mức giảm lãi suất cho vay - Tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
Sau khi đã xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng đến ký hợp đồng tín dụng làm sơ sở pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng tín dụng đã được ký kết, Ngân hàng thực hiện việc giải ngân. Việc giải ngân phải được thực hiện theo quy trình và có căn cứ là các chứng từ hóa đơn để đảm bảo đúng đối tượng cho vay.
Bước 5: Theo dõi nợ vay và thực hiện công nợ
Cán bộ tín dụng được phân công tiến hành theo dõi và quản lý nợ phải thường xuyên theo dõi khách hàng, nắm bắt tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp giúp đỡ khách hàng khi họ gặp khó khăn.
Căn cứ vào khế ước cho vay, cán bộ tín dụng thông báo trước cho khách hàng lịch trả nợ cho từng kỳ hạn và đôn đốc việc thu nợ kịp thời.
Thực hiện nợ theo mức tiền và kỳ hạn quy định trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng có khó khăn về mặt tài chính, cán bộ tín dụng cần có biện pháp tích cực trong khâu thu nợ, tránh gây khó khăn cho khách hàng, nhưng cũng tránh thiệt hại cho Ngân hàng. Nếu khách hàng không tích cực và hợp tác với Ngân hàng trong việc trả nợ, cán bộ tín dụng cần kiên quyết chuyển nợ quá hạn để kịp thời thu hồi vốn.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ tín dụng
Sau khi khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng và không còn vướng mắc nào, hai bên sẽ tiến hanh thanh lý hợp đồng tín dụng, chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Toàn bộ hồ sơ tín dụng sẽ phải được đưa vào lưu trữ theo quy định.
Formatted:Condensed by 0,3 pt Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 14 Quy trình tín dụng được thực hiện theo quy định của mỗi Ngân hàng với mục đích ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung.
1.3.2. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay
Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, chấn chỉnh sự việc, hiện tượng nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi.
Kiểm soát là chức năng cuối cùng của quy trình quản lý (một quy trình quản lý gồm 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát). Kiểm soát là hoạt động không thể thiếu được trong quy trình quản lý. Nếu việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo làm tốt mà chức năng kiểm soát không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì kết quả có thể sẽ không đúng như kế hoạch đề ra, hoặc do những biến động của môi trường hoặc do chủ định của người thực hiện.
Hoạt động của Ngân hàng luôn diễn ra trong môi trường biến động, đặc biệt là hoạt động cho vay, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhân tố con người (cả cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn), do đó việc kiểm soát là rất cần thiết.
Kiểm soát trong quy trình cho vay có thể được định nghĩa như sau: là quá trình kiểm tra, giám sát, đo lường, chấn chỉnh hoạt động cho vay và khách hàng vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận dự kiến của hoạt động cho vay.
Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay được thực hiện theo các giai đoạn của quy trình cho vay.
Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay là cơ sở kiểm soát tiến trình cho vay và để điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn. Thông qua công tác kiểm soát, nhà quản trị Ngân hàng nhanh chóng xác định được những khâu công việc cần điều chỉnh, những quy định không còn phù hợp trong chính sách tín dụng, những bất hợp lý trong việc thực hiện quy trình, những bất cập trong đội ngũ nhân sự, … để từ đó có những thay đổi nhằm tăng cường giám sát trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như trong hoạt động cho vay nói chung.
Formatted:Condensed by 0,2 pt
Formatted:Level 3, Tab stops: 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Formatted:Justified, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left
Trường Đại học Kinh tế Huế