PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO
2.2. Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Vietinbank Đà Nẵng
2.2.4. Đánh giá hoạt động kiểm soát cho vay tại Vietinbank Đà Nẵng
2.2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Trong thời gian qua, công tác kiểm soát trong hoạt động cho vay đã được Vietinbank Đà Nẵng thực hiện tốt. Với vai trò của mình, bộ phận kiểm soát đã góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả, hạn chế thấp nhất các rủi ro, đảm bảo quy trình cho vay thực hiện đúng theo sự chỉ đạo, không có sự chồng chéo trong quá trình thực hiện công việc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Do quy mô công việc nhiều và đa dạng, số lượng nhân viên thực hiện kiểm soát còn ít, nên hoạt động kiểm soát vẫn còn nhiều mặt hạn chế như sau:
Vềcông tác tín dụng nói chung Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng
Tuy cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng hiện tại ở Chi nhánh được thiết kế khá hợp lý và hoạt động có hiệu quả, song nó vẫn chưa thực sự là hoàn hảo. Hơn nữa, theo thông lệ thực hành trên thế giới và thực tiễn một số NHTM Việt Nam, các yêu cầu cơ bản về quản trị rủi ro của Basel II và định hướng của NHNN về yêu cầu đối với quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại không còn phù hợp nữa. Mô hình còn tồn tại một số hạn chế sau:
Formatted:Indent: First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Level 3, Indent: Left: 0 cm, First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt Formatted:Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Indent: Left: 0 cm, First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 57 - Thứnhất, hoạt động của bộ phận kiểm soát (ở PQLRR và phòng kiểm soát nội bộ) vẫn còn trực thuộc Giám đốc Chi nhánh, làm ảnh hưởng đến tính độc lập của việc kiểm soát hoạt động cho vay, hoạt động tín dụng.
- Thứhai, mặc dù đã tách biệt bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý nợ có vấn đề, nhưng 2 phòng này vẫn thuộc một phòng ban, đều chịu sự quản lý của lãnh đạo phòng nên cũng bị chi phối làm giảm tính độc lập và khách quan trong việc xem xét, kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay.
- Thứ3, nếu so sánh với mô hình theo Basel II thì mô hình hiện tại vẫn còn 1 số hạn chế như: có nhiều bộ phận cùng tham gia trong quy trình thẩm định tín dụng tại Chi nhánh, từ đó tăng nhân sự, thời gian giao dịch với khách hàng kéo dài; các cán bộ chưa chuyên nghiệp hóa theo vị trí công việc của mình. Bên cạnh đó, theo mô hình hiện tại thì chỉ mới có 2 vòng kiểm soát (Phòng QLRR và Phòng kiểm soát nội bộ), còn theo mô hình Basel II thì phải đáp ứng 3 vòng kiểm soát, do đó việc quản lý rủi ro cho vay cũng như tín dụng vẫn chưa được chặt chẽ.
Về nhân sự
Tuy chính sách về nhân sự luôn được Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt lên hàng đầu, song việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong công tác tín dụng vẫn đạt kết quả chưa cao. Trong khi đó, Chi nhánh đang trong quá trình chuyển đổi mô hình, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nên cần một đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự chuyển đổi. Hiện tại, đội ngũ cán bộ ở Chi nhánh vẫn còn tồn tại số ít cán bộ thiếu kinh nghiệm (đặc biệt là những nhân viên mới), và xét một cách tổng quan thì đội ngũ cán bộ vẫn chưa chuyên môn hóa công việc của mình.
Về hệ thống các văn bản, quy định
Vì do đang trong quá trình chuyển đổi mô hình, NHCT VN đưa ra nhiều văn bản quy định mới áp dụng cho các Chi nhánh chuyển đổi và chưa chuyển đổi nên gây ra sự chồng chéo giữa cái mới và cái cũ. Do đó, tại Vietinbank Đà Nẵng các cán bộ nhiều lúc không biết phải áp dụng văn bản nào, quy định nào, gây ra mất thời gian trong việc lựa chọn văn bản phù hợp và sửa đổi nếu áp dụng sai.
Formatted:Indent: Left: 0 cm, First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Indent: First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 58
Vềhoạt động kiểm soát cho vay
- Để rút ngắn thời gian trong việc cho vay, còn tồn tại một số CBQHKH thực hiện chưa đúng theo quy trình cho vay. Chẳng hạn chưa thực hiện thông báo bằng văn bản cho khách hàng (theo quy trình) khi được xét duyệt cấp tín dụng. Tại Chi nhánh việc thông báo này chủ yếu gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại, giúp nhanh chóng nhưng sẽ ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của Chi nhánh về thủ tục hồ sơ.
- Về thủ tục tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh quy định cần phải đầy đủ hồ sơ mới xét duyệt cho vay, nhiều doanh nghiệp vẫn không đáp ứng đầy đủ hồ sơ gây khó khăn cho Ngân hàng trong công tác xét duyệt.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay có lúc chưa kịp thời hoặc gặp khó khăn trong kiểm tra thực tế khách hàng. Do đó, chưa phát huy được hết vai trò của công tác giám sát sau khi cho vay đối với khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vào SXKD chưa hiệu quả,… để có biện pháp xử lý.
- Xử lý TSBĐ để thu hồi vốn còn gặp nhiều khó khăn, do thời gian kéo dài dẫn đến phát sinh nhiều chi phí. Theo quy định của NHNN, nếu khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng có quyền xử lý TSBĐ nợ vay thông qua tố tụng. Nhưng trên thực tế, thủ tục tố tụng còn trì trệ làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi vốn của Ngân hàng.
Những tồn tại còn xảy ra được trên đây là do 2 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân chủ quan
- Chi nhánh chưa có công cụ chuyên biệt, mô hình riêng để đánh giá xác suất rủi ro và đo lường tổn thất dự kiến, bên cạnh đó chỉ tiêu, số liệu thống kê cần thiết để đánh giá cũng chưa đầy đủ. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn chủ yếu dựa trên các thông tin do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên tính xác thực của các thông tin này không cao khi khách hàng chưa được kiểm toán. Do đó, những rủi ro trong công tác thẩm định là điều khó tránh khỏi.
- Các cán bộ trong quy trình cho vay cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là CBQHKH nên nhiều lúc chịu áp lực công việc dẫn đến các quyết định cho vay không phù hợp, có thể dẫn đến rủi ro.
Formatted:Indent: Left: 0 cm, First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt
Formatted:Space Before: 0 pt, After: 0 pt Formatted:Indent: Left: 0 cm, First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1,4 li
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 59 - Vẫn còn một số nhân viên trong quy trình kiểm soát chưa tinh thông trong lĩnh vực mình đảm nhiệm nên nhiều lúc vẫn còn bỏ sót những rủi ro, chưa kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót xảy ra, dẫn đến các khoản nợ có nguy cơ gia tăng.
- Do nhân viên trong quy trình kiểm soát thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến việc cho vay và đầu tư không hợp lý.
- Vào một số giai đoạn, do chịu tác động của thị trường nên chính sách tín dụng của Ngân hàng có phần nới lỏng. Điều này cũng có thể dẫn đến một số rủi ro tiềm ẩn, tác động không tốt đến quá trình kinh doanh của Ngân hàng.
Nguyên nhân khách quan
- Trong giai đoạn hiện nay, diễn biến nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước hết sức phức tạp ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kiểm soát cho vay của Vietinbank Đà Nẵng như: lạm phát gia tăng, sự tăng giá của các mặt hàng, biến động của thị trường bất động sản, … Những bất ổn đó ảnh hưởng nhiều đến các quyết định cũng như đánh giá ban đầu trong quá trình cho vay, dễ dẫn đến việc đưa ra quyết định không phù hợp.
- Điều kiện tự nhiên của Tỉnh không thuận lợi: Đà Nẵng là một tỉnh thuộc khu vực miền trung chịu nhiều thiên tai dịch họa.Bbão lụt thường xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho người dân và nền kinh tế tỉnh nhà, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguy cơ rủi ro cao đối với các khoản cho vay của Chi nhánh.
- Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng như: kinh doanh thua lỗ, hoạt động và quản lý yếu kém; che dấu thực trạng, báo cáo không trung thực; sử dụng vốn sai mục đích, một số khách hàng cố ý lừa đảo,…
Từ kết quả đạt được và hạn chế trên, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của quy trình kiểm soát trong hoạt động cho vay cũng như trong hoạt động tín dụng nói chung, Vietinbank Đà Nẵng đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn biến động, Chi nhánh luôn đổi mới và cải tiến khâu tổ chức bộ máy, nhân sự và hệ thống chính sách để đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của môi trường kinh doanh. Tốc độ phát triển kinh doanh làm nảy sinh nhiều vấn đề mới mà công tác kiểm tra, kiểm soát chưa đáp ứng kịp thời.
Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát cần có biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý tại Chi nhánh.
Trường Đại học Kinh tế Huế