Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm soát cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình kiểm soát trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 36)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO

2.2. Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Vietinbank Đà Nẵng

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm soát cấp tín dụng

Bộ phận kiểm soát cấp tín dụng của Vietinbank Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc do NHCT Việt Nam đưa ra như sau:

Kết hợp tập trung hóa và phi tập trung hóa

- Tập trung hóa về chính sách, nguyên tắc điều hành tín dụng, lãi suất; đảm bảo các cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng được áp dụng thống nhất trong toàn bộ các đơn vị thuộc hệ thống NHCT.

Formatted:Line spacing: Multiple 1,4 li, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Level 3, Line spacing: Multiple 1,4 li, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Line spacing: Multiple 1,4 li, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Justified, Level 2, Line spacing:

Multiple 1,4 li, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Line spacing: Multiple 1,4 li

Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 20 - Phi tập trung hóa về thẩm quyền quyết định tín dụng thông qua phân cấp của Hội đồng quản trị cho các cấp có thẩm quyền trong hệ thống NHCT, cơ chế ủy quyền của Tổng giám đốc cho Trưởng phòng, ban Trụ sở chính và Giám đốc Chi nhánh, ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh cho các Phòng giao dịch/Điểm giao dịch.

Chuyên môn hóa theo cấp bậc hoạt động và chức năng, nhiệm vụ

- Theo chiều dọc: (i) Trụ sở chính chịu trách nhiệm chính về hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng cơ chế tín dụng, quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, nâng thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, giám sát tổng thể danh mục tín dụng của Ngân hàng, kiểm soát rủi ro theo ngành và lĩnh vực, kiểm tra tuân thủ cơ chế, phân loại nợ và lập dự phòng; (ii) Chi nhánh trực tiếp quan hệ và cấp tín dụng đối với mọi đối tượng khách hàng, quản lý và thu hồi nợ xấu.

- Theo chiều ngang: Các phòng ban tín dụng được phân tổ theo chức năng, nhiệm vụ trong quy trình cấp tín dụng và phân đoạn thị trường theo loại khách hàng, bao gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro (gồm Tổ quản lý rủi ro và Tổ quản lý nợ có vấn đề), Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Phối hợp hoạt động tín dụng của các nhân sự, bộ phận thông qua cơ chế chuỗi mệnh lệnh từ cấp cao nhất xuống cấp thấp nhất: Mối quan hệ điều hành và thẩm quyền quyết định được phân thành nhiều cấp với nguyên tắc mỗi cấp (trừ cấp cao nhất) sẽ chịu trách nhiệm và sự điều hành của một cấp trên trực tiếp.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm soát cấp tín dụng

Vietinbank Đà Nẵng đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Ban lãnh đạo và từng nhân viên phòng ban trong hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo những quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được đưa ra một cách thích hợp bởi một tập thể các cá nhân có trình độ và kinh nghiệm. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng Quản lý rủi ro, các Phó giám đốc quản lý các Phòng nghiệp vụ tín dụng để thực hiện việc phê duyệt tín dụng theo quy định.

Bộ phận kiểm soát cấp tín dụng tại Vietinbank Đà Nẵng bao gồm 4 bộ phận chính: Hội đồng tín dụng cơ sở, Ban giám đốc Chi nhánh, Các phòng nghiệp vụ tín dụng, Phòng giao dịch/Điểm giao dịch(Xem sơ đồ dưới).

Formatted:Condensed by 0,2 pt

Formatted:Justified, Level 3, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Condensed by 0,2 pt

Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 21 Sơ đồ2.2– Sơ đồ cơ cấu tổchức bộmáy cấp tín dụng tại Vietinbank Đà Nẵng

Chi nhánh phân công trách nhiệm liên quan tới kiểm soát hoạt động tín dụng cho các bộ phận như sau:

Hội đồng tín dụng cơ sở

- Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng trong phạm vi mức phán quyết của Hội đồng tín dụng cơ sở.

- Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan tới cấp tín dụng và xử lý TSBĐ của khách hàng trong phạm vi mức phán quyết của Hội đồng tín dụng cơ sở.

- Quyết định trình NHCT Việt Nam các trường hợp cấp tín dụng, các vấn đề khác liên quan đến cấp tín dụng và xử lý TSBĐ vượt mức phán quyết của Chi nhánh.

Ban Giám đốc Chi nhánh

- Đảm bảo các hoạt động tín dụng trong Chi nhánh tuân thủ những chính sách tín dụng chung (tự chủ và chịu trách nhiệm, kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường, chọn lọc khách hàng, lãi suất linh hoạt, tuyệt đối tuân thủ các quy định, …).

- Đảm bảo sự phát triển nhân lực và chiến lược đào tạo cần thiết.

Phòng quản lý rủi ro

Phòng khách hàng doanh

nghiệp

Ban Giám đốc Chi nhánh Hộiđồngtín

dụng cơ sở

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng khách giao dịch

Formatted:Justified, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Centered, Level 1, Indent: First line: 0 cm, Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Tab stops: 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Formatted:Tab stops: 1,94 cm, Left + 2,33 cm, Left + 2,91 cm, Left

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 22

Các Phòng nghiệp vụtín dụng (Phòng KHDN, Phòng KHCN)

Các Phòng nghiệp vụ tín dụng trực tiếp giao dịch với khách hàng; thẩm định, xác định, quản lý giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định; thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch bao gồm:

- Nhận, xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.

- Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam.

- Đưa ra đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.

- Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp tín dụng.

- Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc.

Phòng quản lý rủi ro

- Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.

- Kiểm tra và thẩm định tín dụng độc lập đối với khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.

- Đánh giá khả năng thu hồi, tính chính xác của việc xếp hạng tín dụng và tính đầy đủ của việc lập dự phòng.

- Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu).

- Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay.

- Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Là bộ phận chính kiểm tra kiểm soát trong quy trình tín dụng; triển khai và áp dụng QLRR tác nghiệp bằng mô hình tổ chức các chốt kiểm soát nội bộ, pháp chế, hậu kiểm, kiểm tra giám sát chéo một cách toàn diện theo đúng quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. Phòng QLRR chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh và hoạt động độc lập với các Phòng khác; thực hiện việc thẩm định tín dụng độc lập theo quy định và chịu trách nhiệm trực tiếp trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Ngọc 23 khi diễn ra cho đến khi kết thúc. Do đó, Phòng QLRR đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý rủi ro được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ2.3 -Cơ cấu tổchức Phòng Quản lý rủi ro tại Vietinbank ĐàNẵng Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận của Phòng quản lý rủi ro được quy định cụ thể như sau:

- Thứ nhất, Bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập: được thành lập nhằm mục đích thực hiện đúng quy trình thẩm định rủi ro độc lập của NHCT Việt Nam.

- Thứ hai, Bộ phận pháp chế (tiền kiểm): phụ trách việc kiểm soát tính pháp lý của hồ sơ tín dụng trong khi cấp tín dụng.

- Thứ ba, Bộ phận hậu kiểm: thực hiện việc kiểm tra hồ sơ tín dụng sau khi cho vay.

- Thứ tư, Bộ phận cảnh báo nợ: chịu trách nhiệm thông báo cho Phòng KHDN, Phòng KHCN các khoản nợ đến hạn trước 07 ngày làm việc.

- Thứ năm, Bộ phận quản lý nợ có vấn đề: tổng hợp phân loại nợ, số tiền trích lập dự phòng, xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR; đầu mối, phối hợp với các Phòng khách hàng thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình kiểm soát trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)