Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa

Nhìn chung, quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, nhưng chúng ta có thể chia thành các nhóm nhân tố 1.2.1. Các nhân tố tự nhiên

Nhóm các nhân tố tự nhiên bao gồm các nhân tố như vị trí địa lý, thỗ nhưỡng, nguồn đất đai, điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước…

Trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa thì chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là một nhân tố quan trọng quyết định sự lựa chọn loại khoa học và công nghệ phù hợp trong quá trình sản xuất lúa. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên sẽ tạo ra những lợi thế so sánh của từng vùng lãnh thổ, từng địa phương cho phép hình thành nên những vùng chuyên canh mang lại hiệu quả cao.

Vì vậy, năng suất lúa đạt hiệu quả cao cần thiết phải có định hướng xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với từng loại đất đai khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp nhằm khai thác lợi thế tự nhiên của vùng.

Hiện nay, chính sách giao đất nông nghiệp theo hướng mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; có quy định riêng về chế độ sử dụng đất trồng lúa, chính sách này tạo điều kiện, thức đẩy người nông dân đẩy mạnh tiến trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nghiệp và nông thôn

Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, mức độ manh mún đất đai. Trung bình một hộ có 5 -7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến ruộng của các hộ dân là khoảng khá xa. Chính mức độ manh mún và phân tán đất đai khác nhau giữa các vùng do những đặc thù về điều kiện địa hình, mật độ dân số, cách phân bổ đất đai, yếu tố văn hóa và lịch sử... đó gây ra việc khó khăn trong quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất, từ đó dẫn đến nguyên nhân chính khiến năng suất lao động luôn thấp nhất.

Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7 mm/ngày, và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung.

Như vậy, nếu lượng mưa hàng năm phân phối không đều, gây ngập úng giữa mùa mưa ở nhiều nơi, mùa khô lại không đủ nước tưới thì sẽ ảnh hương rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa. Từ đó cần làm tốt công tác thủy lợi, ruộng lúa chủ động nước.

Tóm lại, với điều kiện khí hậu, nhiệt độ thủy văn nên chúng ta có thể hình thành các vùng trồng lúa, kiểu canh tác và mùa vụ khác nhau. Tuỳ điều kiện canh tác, đặc biệt là chế độ ngập lũ, mà nông dân chọn lọc và sử dụng lúa giống lúa, ứng dụng những thành tựu khoa học khác nhau như: Đi kèm với các giống lúa thích nghi đặc biệt này là các kỹ thuật canh tác rất độc đáo và đầy sáng tạo để có thể khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt trong thời gian khai phá đồng bằng cho đến khi các công trình thuỷ lợi được thiết lập rộng rãi. Các công cụ truyền thống để khai phá đất đai và dựng trong sản xuất lúa (từ chuẩn bị đất, gieo cấy, thu hoạch, ra hạt,…) cũng đó được nông dân chế tạo cho phù hợp với các điều kiện canh tác đa dạng này. Những nông cụ truyền thống này, cùng với các kiến thức bản địa trong canh tác lúa cổ truyền cũng dần bị mai một.

1.2.2. Các nhân tố kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nhóm này gồm nhiều nhân tố khác nhau, ở đây chỉ đề cập đến một số nhân tố có ảnh hưởng lớn đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa, bao gồm:

nhân tố vốn đầu tư, thị trường, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.

Nhân tố thị trường, bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Sự phát triển của nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng phụ thuộc rất lớn vào thị trường các yếu tố đầu vào như thị trường vốn, thị trường vật tư, thiết bị, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ.

Quá trình thay đổi quy mô sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phụ thuộc trực tiếp vào khả năng cung ứng, đảm bảo các yếu tố đầu vào của thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong những năm qua, nhờ thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, nông dân phần nào cải thiện đời sống, có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, Giá cả thị trường hiện nay đang hình thành mặt bằng giá mới, người dân phải đối mặt với tình trạng giá vật tư không ngừng gia tăng, trong khi giá lúa lại bấp bênh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của những người sản xuất nông nghiệp.

Người nông dân trực tiếp làm ra hạt lúa, tạo ra sản phẩm hàng hóa lại không quyết định được giá cả. Nguyên nhân do hệ thống thu mua còn nhiều bất cập, qua quá nhiều khâu trung gian. Trên thực tế, việc thu mua lúa của nông dân chủ yếu do thương lái thực hiện và qua nhiều khâu, từ khách hàng mua lúa của nông dân, 'sang tay' nhà máy xay xát, rồi những nơi này bán lại cho nhà máy lau bóng gạo, cuối cùng mới đến tay các đơn vị xuất khẩu thu mua và đơn vị xuất khẩu. Chính vì vậy, giá mua lúa trực tiếp với nông dân thường thấp, đôi khi còn xảy ra tình trạng tư thương ép giá nông dân.

Thu nhập người nông dân phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lao động. Song với giá cả thấp, thu nhập của người nông dân thấp thì sẽ làm giảm khả năng người nông dân sẽ đầu tư nghiên cứu và phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất và bảo quản chất lượng sản phẩm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Hiện nay, người nông dân hầu như chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm lúa gạo. Người nông dân còn thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp đầu tư và ký hợp đồng thu mua nông sản với nông dân còn ít. Công tác dự báo thị trường và khâu nối chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ.

Nếu như thị trường các yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yếu tố đầu vào để thực hiện quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì thị trường tiêu thụ sản phẩm lại có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của cả quá trình.

Vì vậy, cần thiết phải nhanh chúng nắm bắt và kịp thời xử lý các thông tin của thị trường cả trong nước lẫn quốc tế để làm căn cứ cho việc xây dụng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

1.2.3. Các nhân tố xã hội

Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố về dân số, nguồn lao động, các nhân tố về tập quán, kinh nghiêm, năng lực sản xuất của người nông dân, lịch sử và truyền thống… Đây cũng là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa.

Các nhân tố về dân số, nguồn lao động ở địa phương có liên quan trực tiếp đến khả năng đảm bảo nguồn lao động trong sản xuất, chất lượng lao động lại liên quan đến quá trình sử dụng các khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất của người nông dân.

Các nhân tố năng lực sản xuất của người nông dân như năng lực về vốn, hiến thức, kỷ năng của người nông dân lại ảnh hưởng đến kết quả sử dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất của người nông dân.

Vấn đề cần chú ý là trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì người nông dân cần có kiến thức và kỷ năng.

Vì thế nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân là vấn đề hàng đầu, được xác định hết sức quan trọng cần phải làm thường xuyên.

Các nhân tố về tập quán, kinh nghiệm sản xuất, lịch sử và truyền thống lại tạo

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ra những lợi thế riêng biệt cho từng vùng, từng địa phương, nên cần phải được phát huy trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa. Đối với những nước có nền văn hóa lâu đời và nền nông nghiệp còn lạc hậu như nước ta thì việc thực hiện kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các công nghệ truyền thống có một ý nghĩa là rất quan trọng việc tạo ra sự khác biệt, nâng cao sức cạnh tranh và khai thác có hiệu quả các lợi thế của từng vùng.

Tuy nhiên, các nhân tố xã hội vẫn có nhiều mặt hạn chế gây cản trở trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của nông dân, đó là tính bảo thủ, chậm thay đổi của các yếu tố truyền thống và hơn nữa là các nhân tố xã hội thường rất khó thay đổi một các nhanh chóng mà phải có một quá trình lâu dài, chuyển biến từng bước. Vì vậy, phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện và có một hệ thống giải pháp đông bộ mới có thể tạo ra những tác động tích cực về mặt xã hội đối với quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

1.2.4. Các chính sách của Nhà nước

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại thì vai trò của Nhà nước có tác động rất lớn đến quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thể hiện qua các chiến lược, quy hoạch, các khu công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, các mô hình điểm

Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa đối với người nông dân là một việc làm rất khó khăn và tốn nhiều vốn để đầu tư. Điều này tất yếu đòi hỏi phải có nguồn tài chính đầu tư để chuyển giao khoa học công nghệ cũng như tập huấn cho người nông dân nắm bát được khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Liên quan đến vấn đề này là chính sách về vốn bao gồm cả chính sách đầu tư, chính sách lãi suất cần phải được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu đổi mới và hiện đại hóa trong sản xuất.

Nhận thức nhân tố này khá quan trọng, các chính sách hỗ trợ của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của nông dân. Nếu có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn một cách phù hợp, Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp, thì sẽ gắn kết chặt chẽ người nông dân với quá trình sản xuất hiện đại

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)