Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA
3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuất Lúa ở Thị xã Hương Trà trong thời gian tới
3.3.2. Tạo lập các điều kiện thuận lợi cho ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa trên địa bàn
3.3.2.1. Nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng KH, CN cho người nông dân Trong những năm vừa qua, trên địa bàn Thị xã Hương Trà, việc người nông dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ứng dụng KH, CN đã đạt được những kết quả nhất định góp phần to lớn vào những thành tựu của sản xuất lúa trong tỉnh. Nhờ tiếp thu và ứng dụng những thành tựu KH, CN vào sản xuất nhiều hộ nông dân đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và làm giàu một cách chính đáng. Một bộ phận kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy hiện nay đa số hộ nông dân chưa tiếp thu và ứng dụng tốt những thành tựu KH, CN mới vào sản xuất. Bởi lẽ cũng do hạn chế về trình độ văn hóa dẫn đến việc nông dân lúng túng không biết nên chọn giống gì, cách sử dụng các kỹ thuật trong quá trình sản xuất ra sao, cách sử dụng phân bón như thế nào để cho năng suất cao và bảo quản sản phẩm được tốt. Từ đó, đời sống của người nông dân tuy có được cải thiện nhưng còn thấp so với các ngành nghề khác trong xã hội.
Trong thời gian tới để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa thành tựu KH, CN vào sản xuất cho nông dân cần phải giải quyết tốt các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận kết quả KH, CN cho nông dân. Xây dựng chương trình và nội dung học tập thiết thực cho nông dân theo hướng vừa phù hợp với trình độ của người nông dân, vừa sát với thực tế phát triển nông nghiệp nông thôn theo từng giai đoạn. Trước mắt cần trang bị cho nông dân các quy trình cơ bản về trồng, phòng tránh sâu hại, dịch bệnh cho cây lúa. Đồng thời giới thiệu các tiến bộ, thành tựu các mô hình sản xuất, các giống lúa khi đưa vào sản xuất thực tế mang lại hiệu quả cao.
3.3.2.2. Nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp ở từng địa phương trong quá trình đưa KH, CN vào sản xuất của nông dân
Hiện nay, các HTX nông nghiệp có vai trò nhất định trong việc đưa thành tựu KH, CN vào sản xuất như việc đưa giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất, phong trào thâm canh tăng năng suất, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Thực tế phát triển sản xuất lúa ở Thị xã trong thời gian qua cho thấy hiện nay hợp tác xã giữ vai trò rất quan trọng trong việc chuyển giao thành tựu KH, CN đến hộ nông dân và có tác động mạnh đến quá trình đổi mới nông thôn trong cơ chế thị trường.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tuy nhiên, để sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian tới đạt được hiệu quả cả trong chất lượng và số lượng, tạo ra cuộc sống ổn định hơn cho người nông dân, hướng đến phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, thì các HTX nông nghiệp trên từng địa bàn cần tiếp tục làm tốt các vai trò là cầu nối giữa các cơ sở chuyển giao thành tựu KH, CN với nông dân. Bởi lẽ, hiện nay việc tiếp thu, ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa của từng hộ nông dân theo nhiều kênh khác nhau, nhưng hợp tác xã phải là một kênh quan trọng vì đó là một tổ chức tự nguyện ở gần nhất với chính quyền cơ sở, có chức năng sản xuất. Đồng thời Hợp tác xã là tổ chức đại diện tốt nhất cho các hộ nông dân để ký các hợp đồng với các tổ chức nhằm đưa KH, CN vào sản xuất cho bà con nông dân. Đồng thời, hợp tác xã cũng là tổ chức có khả năng và vị trí thích hợp nhất để theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các hợp đồng mà các cơ quan KH, CN thực hiện đối với địa phương.
Tiếp tục nâng cao vai trò của Ban chủ nhiệm HTX, cụ thể như ban quản lý hợp tác xã có thể tham gia những khâu công việc cụ thể như những vấn đề quy hoạch đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, điều hành khâu làm đất bằng máy, chỉ đạo làm giống, bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh. Ở nhiều địa phương, hợp tác xã cần đứng ra tổ chức các hội khuyến nông bao gồm các nhóm, hộ, tổ chức nông dân tham gia tập huấn về làm đất, bón phân, làm giống, phòng trừ sâu bệnh, cho hộ nông dân nghèo vay vốn để kịp thời đầu tư vật tư kỹ thuật cho sản xuất
HTX cần tiếp tục ngày càng nâng cao vài trò chủ đạo trong việc giúp người nông dân tiếp cận thị trường. Qua nghiên cứu đánh giá thì thực tế cho thấy hiện nay thị trường tiêu thụ lúa của bà con nông dân trên địa bàn Thị xã không ổn định, từ đó dẫn đến hiện tượng nông dân bị ép giá, và kết quả nhiều năm qua cho thấy thường xuyên xảy ra hiện tương
“được mùa thì mất giá”. Do vậy, để tạo ra một thị trường lúa theo hướng hàng hóa thì ngoài việc người nông dân cần gắn kết chặt chẽ với các tổ chức, đơn vị có liên quan nhằm thức đẩy mạnh mẽ ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao thì việc làm đặc biệt quan trọng là chúng ta cần phải nâng cao vài trò chủ đạo của HTX trong việc giúp người nông dân tiếp cận thị trường, mà cụ thể trong thời gian tới HTX nhất thiết phải tăng cường và phát huy sự liên kết 4 nhà: Nhà
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông để tạo thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các khâu nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất, chế biến và bao tiêu cho các sản phẩm khoa học công nghệ. Từ đó các sản phẩm khoa học công nghệ được đưa vào ứng dụng trong sản xuất và đi vào đời sống nhanh nhất, các sản phẩm nông nghiệp cũng tìm được đầu ra ổn định cho người nông dân và giúp người nông dân ít chịu thiệt thòi và yên tâm sản xuất.
Trong mối liên kết này Nhà nước là trụ cột trong xây dựng chiến lược, tạo hành lang pháp lý bằng các chỉ thị, nghị quyết, phát động phong trào, xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi, đường giao thông, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp với các hình thức tổ chức sản xuất của nông dân, để bảo đảm tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Tạo ra thông tin đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức sản xuất của nông dân đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Nhà khoa học có vai trò rất quan trọng trong quá trình đưa các giống lúa chất lượng cao gắn với công tác chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác và phòng trừ dịch bệnh; áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), cùng với tăng cường công tác khuyến nông để chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; công tác quản lý, giám sát tình hình dịch hại để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trên “cánh đồng mẫu”.
Nhà doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết với nhà sản xuất, Nhà nước và nhà khoa học, bởi họ cần có sản phẩm đủ số lượng và chất lượng để buôn bán với các khách hàng, hơn nữa họ cũng rất cần chính sách của Nhà nước hỗ trợ để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Như vậy, khi HTX xử lý tốt mối liên kết 4 nhà, chính Hợp tác xã là nơi gặp gỡ và tổ chức ký kết hợp đồng giữa nông dân và các thành phần kinh tế kinh doanh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
dịch vụ ở nông thôn trong các hoạt động từ đầu tư ứng trước về vốn, vật tư, các hoạt động hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, về chuyển giao công nghệ …cho đến tiêu thụ sản phẩm.
3.3.2.3. Phát triển mô hình liên kết nông - công nghiệp
Mô hình liên kết nông - công nghiệp là mô hình sản xuất kinh doanh dựa trên mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân với hộ nông dân, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ trên địa bàn nông thôn tạo thành vùng kinh tế nông - công nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao, cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong mối liên kết này chúng ta lấy doanh nghiệp công nghiệp làm trung tâm, dựa vào ưu thế về vốn, kỹ thuật, thiết bị, và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp để tổ chức các hộ nông dân sản xuất phân tán, ứng dụng thành tựu KH, CN vào sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường. Hình thức tổ chức sản xuất này đã bao quát được quá trình sản xuất nông sản hàng hóa từ A đến Z (từ nhu cầu thị trường - tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến - tiêu thụ) gắn lợi ích của hộ nông dân với lợi ích của doanh nghiệp, đem lại lợi ích cụ thể cho người nông dân trên các mặt như cải tiến nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và ngày càng mở rộng, được hỗ trợ vốn, cung ứng điều hòa vật tư cần thiết cho sản xuất. Như vậy, mô hình liên kết nông - công nghiệp đã góp phần khai thác tốt các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, từng bước chuyên môn hóa sản xuất, từ đó đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp trong vùng.
Để xây dụng mô hình liên kết nông - công nghiệp đạt hiêu quả, thì cần phải trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có khối lượng nông sản hàng hóa nhiều, chất lượng tốt và giá thành thấp, từ đó bố trí các cơ sở công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại và qui mô phù hợp để đảm bảo sản phẩm chế biến có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Cần có sự phân công và hợp tác sản xuất chặt chẽ giữa các hộ nông dân sản xuất nông sản nguyên liệu với doanh nghiệp công nghiệp trên cơ sở các hợp đồng kinh tế xác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia nhất là trong khâu tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân để đảm bảo lợi ích của tất cả các thành viên tham gia vào mô hình liên kết nông - công nghiệp, tránh tình trạng khi thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn thì bỏ mặc người nông dân.