Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA
2.4. Một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở Thị xã Hương Trà
2.4.1. Thuận lợi
- Thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến Nông; sự phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục BVTV, Trạm BVTV, Phòng kinh tế Thị xã Hương Trà.
- Có điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí tượng, thủy văn…), hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống thủy lợi, trình độ, tập quán canh tác của người dân) tương đối phù hợp.
+ Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa
+ HTX thường xuyên được nhà nước hỗ trợ cũng như tự chủ động nguồn vốn để tổ chức, nạo vét bằng cơ giới, nâng cấp các tuyến bờ để khai thông dòng chảy đáp ứng cho việc tưới tiêu cho hầu hết ruộng cao của HTX, đồng thời phục vụ cho việc vận chuyển vật tư và sản phẩm.
+ Nhiều địa phương có sẵn máy gặt đập liên hợp để chủ động trong khâu thu hoạch đồng thời để ổn định mặt bằng giá cả thu hoạch lúc thời vụ khẩn trương, tránh tình trạng ép giá của tư nhân, góp phần cải thiện thu nhập của người dân.
- Việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu nhận được sự đồng thuận của bà con xã viên trong HTX. Mô hình được triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của người dân về kỹ thuật sản xuất giống lúa mới, chất lượng cao thay thế dần những giống cũ mà địa phương đã và đang sản xuất, góp phần gia tăng thu nhập, lợi nhuận cho người bà con. Nông dân tham gia mô hình dựa trên cơ sở là tự nguyện cùng áp dụng giống mới, quy trình sản xuất với những TBKT mới, thực hiện các dịch vụ thông qua HTX.
- Thị xã đang tập trung cao các giải pháp xây dựng nông thôn mới, tiến hành dồn điền đổi thửa, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp các xã theo hướng sản
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
xuất hàng hóa tập trung
- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đã có bước đổi mới trong nhiều năm qua, tương đối hoàn chỉnh tạo thuận lợi cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất. Đây chính là nền tảng cho việc hình thành phương thức sản xuất lúa theo hướng hiện đại hóa đồng bộ
2.4.2. Khó khăn
- Việc thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tập trung nâng cao năng suất, giá trị sản xuất và hiệu quả trên dơn vị diện tích có chuyển biết nhưng chưa mạnh
- Tổ chức sản xuất, quản lý, cung ứng giống, dịch vụ về cung ứng vật tư, sức kéo của các xã, phường, HTX cho sản xuất có nhiều tiến bộ, đạt nhiều kết quả tốt như HTX Đông Toàn, Tây Toàn, Hương An. Tuy nhiên ở một số xã, phường, HTX việc quản lý điều hành sản xuất dịch vụ các khâu vẫn còn hạn chế và còn thiếu tính chủ động, đặc biệt trong tình hình chuyển vụ khẩn trưởng từ vụ Đông Xuân qua Hè Thu ở các đơn vị như Thuận Hòa, Vân An, Hương Thọ, Hương Bình
- Tỷ lệ giống lúa xác nhận đưa vào sản xuất đạt trên 90%, nhưng công tác quy hoạch đất, cơ sở vật chất kỷ thuật để phục vụ cho sản xuất giống tại chỗ ở một số xã, phường, HTX còn chưa tốt.
- Việc đưa các loại giống chất lượng hiệu quả cao cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng lúa trên địa bàn vẫn còn chậm.
- Nhiều HTX sản xuất nông nghiệp hoạt động có cầm chừng, lúng túng trong mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ, còn thiếu tính chủ động trong nắm bắt và dự báo thị trường, nhu cầu của sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn không cao, một số HTX thiếu vốn nhưng vẫn chưa thu được vốn góp, nợ kê động[8].
- Khi thực hiện cánh đồng mẫu lúa nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất cũng gặp phải nhiều khó khăn như:
+ Phần lớn các hộ nông dân trồng lúa có diện tích trồng lúa nhỏ, manh mún, sản xuất lúa theo hướng tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chưa có hướng sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Do số hộ nông dân tham gia trong 1 mô hình tương đối nhiều ( Cánh đồng mẫu lúa chỉ 25 ha mà có đến 129 hộ tham gia), trình độ không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, thực hiện một số khâu thiếu đồng bộ. Bên cạnh đã, nhận thức về sản xuất lúa chất lượng cao chưa được nâng cao; tư tưởng của đại đa số nhân dân còn nặng về gieo cấy truyền thống là chính, chưa thoát khái những thói quen tập quán đang dần lạc hậu.
+ Một số hộ nông dân vẫn còn duy trì tập tục canh tác sản xuất cũ, không bón phân theo quy trình đưa ra hoặc sử dụng thuốc BVTV không đúng chủng loại, liều lượng quá cao so với hướng dẫn trên bao bì, nhãn thuốc làm cho sâu rầy bị kháng thuốc, các côn trùng có lợi (thiên địch) bị tiêu diệt nên khi sâu rầy tái trở lại thì không có thiên địch để hạn chế và lượng thuốc sử dụng không mang lại hiệu quả.
+ Chưa đặt ra mối liên kết giữa Nông dân và doanh nghiệp do còn thiếu doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm, các tiêu chí về nông sản phẩm chưa được công bố, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa tính đến[7].
+ Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa trên địa bàn.
+ Mối liên kết 4 nhà chưa được chặt chẽ do còn thiếu doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm.
- Thiếu cung cấp thông tin thị trường cho nông dân.
2.4.3. Nguyên nhân
- Thời tiết diễn biến phức tạp, ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh mạnh như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép hạt và đặc biệt rầy nâu bùng phát thành dịch
- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền ở một số xã, phường dối với việc lập quy hoạch, kế hoạch các phương án giải pháp trong phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa có sự phân công chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và tổ chưc các chương trình.
- Đội ngũ cán bộ từ Thị xã đến cơ sở nhất là cán bộ chuyên môn của các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ngành và cán bộ cấp xã, phường để chỉ đạo nông nghiệp còn thiếu và yếu. Năng lực cán bộ của một số HTX còn hạn chế, thiếu năng động trong điều hành hoạt động
- Một bộ phận nông dân còn thiếu vốn để đàu tư sản xuất, hiểu biết về khoa học kỷ thuật còn hạn chế. Một số hộ nông dân còn tính bảo thủ, chưa mạnh dạng trong việc đầu tư vốn để sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi giống như việc cày lật đất đầu vụ còn chậm hoặc không thực hiện là điều kiện lưu tồn mầm móng sâu bệnh, việc cơ giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp, nông dân đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng làm giảm nguồn sinh vật có ích dẫn đến dịch hại gia tưng như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ[6]
- Công tác sơ kết tổng kết các chương trình, các mô hình sản xuất để đánh giá, tìm giải pháp phát triển nhân rộng các mô hình còn chậm.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT
LÚA Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ