Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 109)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA

3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuất Lúa ở Thị xã Hương Trà trong thời gian tới

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa

3.3.3.1. Tạo nguồn vốn đầu tư cho hoạt động ứng dụng KH, CN của nông dân vào sản xuất lúa

Nền nông nghiệp hiện đại phải là nền nông nghiệp được phát triển dựa trên cơ sở: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa và sinh học hóa. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu vốn đầu tư, nên cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất lúa trên địa bàn về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công, lao động cơ bắp của người nông dân là chính. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động

Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho việc ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa của bà con nông dân, cần đa dạng hóa các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận KH, CN của người nông dân. Trước hết, cần tăng cường ngân sách nhà nước hàng năm chi cho triển khai ứng dụng KH, CN trong nông nghiệp. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông thôn nhất thiết phải dựa vào KH, CN, kết hợp chặt chẽ với KH, CN, vì vậy phải dành một phần vốn của các chương trình để chuyển giao ứng dụng KH, CN.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước bảo đảm hài hòa lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp. Trong đó cần tăng vốn đầu tư trực tiếp phát triển nông nghiệp theo hướng ưu tiên nâng cao năng lực, hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra những đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chủ trương đầu tư cần quan tâm cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, giảm thất thoát và gia tăng giá trị của sản phẩm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng trên địa bàn, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn. Tìm cách đưa tín dụng trực tiếp đến tay nông dân thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm.

Cùng với việc tăng nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì cần phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng ở nông thôn để đáp ứng những nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Qua thực tế nghiên cứu, thấy rằng có khá nhiều hộ có nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là nhu cầu về vốn để đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ sản xuất. Hiện nay, tuy nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay nhiều hơn, chủ yếu là vay tín chấp thông qua các kênh hội nông dân, hội phụ nữ từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách hoặc từ các nguồn vay ưu đãi của các tổ chức dự án. Song nguồn vốn này lại có hạn, nên số hộ vay không được như nhu cầu các hộ. Bên cạnh đó, việc vay theo tín chấp thì số vốn vay chỉ ở một mức độ nhất định, nhiều khi chỉ là một số vốn nhỏ, không đủ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nên nhiều hộ nông dân phải vay nóng từ các nguồn khác với lãi suất khá cao.

Việc hạn chế về vốn của người nông dân nên việc đầu tư ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp. Do đó, trong tương lai chính quyền địa phương cần đặc biệt chú ý hơn tới đối tượng này, hỗ trợ trong khâu thủ tục giấy tờ và bảo lãnh giúp họ được tiếp cận nguồn vốn vay.

Cần đơn giản thủ tục cho vay hơn nữa, tuyên truyền thông tin về nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất cho vay nhằm phù hợp với trình độ và đặc điểm của hộ nông dân, ngoài ra áp dụng phương thức cho vay không cần thế chấp. Tạo điều kiện để người nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. Trong điều kiện hiện nay với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể xã hội (Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…) cần tăng cường cơ chế cho vay uỷ thác qua các tổ chức này.

3.3.3.2. Chính sách đất đai

Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, các yếu tố khí hậu cực

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đoan ngày càng gia tăng đã tác động đến tài nguyên đất và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã. Lượng mưa hàng năm biến đổi thất thường, tập trung nhiều vào mùa mưa gây ngập úng cục bộ, vào mùa khô lượng mưa có xu hướng giảm, gây hạn hán làm đất dễ bị khô cằn, nứt nẻ. Hiện tượng lũ lụt, hạn hán đã làm “tổn thương” nghiêm trọng đến tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất của địa phương.

Việc thực hiện chính sách ruộng đất hợp lý sẽ tạo động lực khuyến khích người nông dân yên tâm đầu tư cải tạo đất, phát triển sản xuất ứng dụng thành tựu KH, CN vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, qua điều tra cho thấy có một thực tế đang diễn ra không chỉ trên địa bàn Thị xã Hương Trà mà hầu như là ở tất cả các khu vực nông thôn trong cả tỉnh là tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ và phân tán đã gây không ít khó khăn trong việc đưa máy móc vào để cơ giới hoá trong khâu làm đất, đắp bờ, bên cạnh đó một số ruộng lại ở rất xa với khu vực dân cư nên gây khó khăn trong việc chăm sóc, quản lý cũng như gây khó khăn trong công tác đầu tư sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản.

Để khắc phục tình trạng trên, địa phương cần thực hiện làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, thực hiện tốt hơn nữa công tác dồn diền đổi thửa, thu hẹp số thửa nhưng tăng diện tích trên một thửa nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân có thể đấu thầu được diện tích canh tác phù hợp cho sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa, cũng như tạo điều kiện cho họ đầu tư vào sản xuất kinh doanh để thu được kết quả một cách cao nhất. Tuy nhiên, công tác dồn điển đổi thửa cần được thực hiện một cách khoa học, có tính toán, tránh tình trạng làm theo mệnh lệnh hành chính hay theo phong trào. Đặc biệt trong quá trình thực hiện cần có sự tự nguyện và đồng thuần của người dân bằng cách vận động, tuyên truyền, phổ biến để người dân thấy được những lợi ích thật sự của công tác này. Việc dồn điền đổi thửa giúp đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu làm đất và chăm sóc, do đó sẽ tạo một lực lượng lao động dư thừa. Để công tác này thật sự mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho người dân thì đồng thời với công tác này chính quyền địa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phương cũng như người nông dân chủ động tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp trong lúc nông nhàn nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư trên địa bàn.

3.3.3.3. Chính sách thuế

Nhằm khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất và ứng dụng thành tựu KH, CN, chúng ta nên áp dụng chính sách thuế nông nghiệp nhẹ đối với nông dân.

Nhà nước không nên coi thuế nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thu ở các khâu chế biến, xuất khẩu nông sản và từ các hoạt động kinh tế khác có giá trị gia tăng cao. Thuế trong nông nghiệp cần phân thành hai loại: thuế sử dụng đất và thuế thu nhập do sản xuất kinh doanh trên mảnh đất đó. Thuế sử dụng đất nên có thuế suất thấp và phân loại theo độ màu mỡ và khả năng sinh lợi của đất.

Để khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, cần ổn định hạng đất tính thuế trong thời gian dài và có những quy định miễn giảm cụ thể đối với các trường hợp:

khai phá đất hoang, nông dân đi vùng kinh tế mới, đồng bào miền núi định canh, định cư, trường hợp thiên tai mất mùa ... Nên xét giảm, hoặc miễn thuế đối với vùng sản xuất nông nghiệp quá khó khăn hoặc đất canh tác quá ít. Có chính sách miễn, giảm thuế đối với hộ nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp khi áp dụng công nghệ mới.

Đối với các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao thành tựu KH, CN vào sản xuất nông nghiệp, cần có chính sách ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu các thiết bị, dụng cụ, vật tư tài liệu sách báo dùng cho hoạt động khoa học công nghệ, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho những diện tích đất được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm, thử nghiệm làm mô hình trình diễn.

3.3.3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế của Thị Xã, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân và nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của Thị Xã trong nền kinh tế toàn tỉnh thì việc lập quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội và kết cấu cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thị xã Hương Trà là hết sức cần thiết.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Kết cấu hạ tầng nông thôn là những công trình chung phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn: hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, điện, hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân, hệ thống trường học, trạm y tế, bệnh viện.…Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn phụ thuộc rất sớm và rất căn bản vào kết cấu hạ tầng nông thôn. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những yêu cầu cần thiết để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nông dân có thể nâng cao hiệu quả trong sản xuất của mình.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng thành tựu KH, CN vào sản xuất cần phải có chính sách đúng đắn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Hiện nay, địa bàn là khu vực dễ bị ngập lụt trong mùa mưa lũ, nên việc quy hoạch hợp lý hệ thống thuỷ lợi là một việc rất quan trọng giúp địa phương chủ động trong việc điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Trong thời gian tới, địa phương cần huy động nguồn kinh phí để đầu tư mới và nâng cấp các kênh mương cấp 1,2,3 để phục vụ nhu cầu tưới và tiêu nước của bà con nông dân, củng cố và phát huy tối đa công suất các hồ đập, các trạm bơm hiện có, cải thiện hệ thống kênh mương nội đồng, triển khai xây dựng các công trình mới. Việc triển khai xây dựng các công trình thủy lợi nên thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, có như vậy hiệu quả sử dụng các công trình này mới được nâng cao và bền vững.

Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Qua thực tế cho thấy đường giao thông nông thôn hiện nay trên đia bàn chất lượng tương đối xấu, phần lớn là đường đất tự nhiên và đường cấp phối. Vì vậy, phát triển đường giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết để phục vụ cho quá trình ứng dụng các máy móc vào quá trình sản xuất của nông dân, đồng thời hướng đến sản xuất nông sản hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Ngoài ra, cần xây dựng và phát triển mạng lưới điện nông thôn, nhất là ở các xã miền núi của Thị xã để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

sinh hoạt ở nông thôn. Đồng thời, cần chú ý đầu tư phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới cơ sở thương nghiệp dịch vụ... để giúp bà con nông dân tiếp cận gần hơn với thông tin khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)