Kết quả thực hiện cánh đồng mẫu lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 ở Thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 75)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA

2.2. Quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa ở thị xã Hương Trà, TT Huế

2.2.3. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa trên địa bàn Thị xã Hương Trà trong thời gian qua

2.2.3.10. Kết quả thực hiện cánh đồng mẫu lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 ở Thị xã Hương Trà

Trong những năm qua, nhờ ứng dụng có hiệu quả thành tựu KH, CN, các biện pháp canh tác tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng đã có những chuyển biến đáng kể. Năng suất lúa tăng đều qua các năm, việc đưa các giống lúa có chất lượng vào sản xuất ngày càng được chú trọng đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy vậy, trong thực tế hiện nay việc sản xuất lúa còn phụ thuộc vào nông dân, họ tiến hành sản xuất theo ý muốn chủ quan như sử dụng nhiều loại giống khác nhau, bố trí phân tán, thiếu đồng bộ trong việc áp dụng kỹ thuật … do đó chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa lúa chất lượng đồng nhất với số lượng lớn, ổn định để cung ứng theo yêu cầu của thị trường.

Được sự chỉ đạo của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến NLN tỉnh triển khai xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” với hy vọng từ các mô hình sẽ là tiền đề để hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn để tạo ra sản phẩm lúa mang tính hàng hóa cao, qua đó nâng cao giá trị sản lượng và góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Với quy mô 25 ha, sử dụng giống lúa BT7, là giống lúa chất lượng cao để gieo cấy, mô hình “cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” tại HTX Hương Vinh là 1 trong 4 mô hình được triển khai trên địa bàn tỉnh trong vụ Đông Xuân 2013-2014, bước đầu đạt được một số kết quả sau:

* Đối tượng, quy mô, địa điểm, thời gian gieo sạ

- Đối tượng: giống lúa Bắc Thơm 7(BT7), là giống lúa có thể gieo cấy được cả 2 vụ, thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân là 125±5 ngày: vụ Hè Thu là 105±5 ngày.

Cây cao khoảng 95- 100 cm. Đẻ nhánh khá, thời gian trỗ kéo dài. Hạt thon nhỏ, màu vàng sẫm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Khối lượng 1000 hạt 19-20 gram, phẩm chất gạo ngon, cơm thơm, mềm.

+ Năng suất trung bình 50-52 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 55 - 60 tạ/ha.

+ Chống đổ trung bình, chịu rét khá.

+ Giống nhiễm nhẹ đến vừa với rầy nâu, bệnh Đạo ôn và bệnh Khô vằn.

Nhiễm nặng với bệnh Bạc lá (trong vụ Hè Thu)

- Quy mô: 25 ha với 129 hộ tham gia, bình quân diện tích hộ là 3.400m².

- Địa điểm: bố trí ở 5 đội 6,7,9,10,12 thuộc xứ đồng Hà Giang, HTX Hương Vinh.

- Loại đất: đất thịt

-Thời gian gieo sạ: 15-16/01/2014

* Kỹ thuật sản xuất

- Đất: Thích hợp chân đất thấp và vàn thấp, chủ động tưới tiêu

Thời vụ gieo:Vụ Đông Xuân: gieo từ 15 – 20/1, vụ Hè Thu gieo từ 10-15/5.

- Lượng giống gieo: 4-5kg/500m²

* Ngâm ủ:

Nếu giống cánh vụ thì ngâm 36-48h, nếu giống liền vụ thì ngâm 48-60h và thực hiện ngâm ủ theo quy trình hướng dẫn

* Bón phân

- Lượng phân bón cho 1 sào 500m²:

+ Phân chuồng 350-500 kg hoặc có thể dựng phân hữu cơ sinh học 50 kg + NPK (16:16:8) 20-25kg

+ Đạm Urê 2-3 kg + Kali 3-4 kg + Vôi: 20 kg Cách bón:

- Bón lót

+ Bón 100% vôi: trước khi cày trở

+ Bón toàn bộ phân chuồng hoặc hữu cơ sinh học và 10 kg NPK - Bón thúc:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Thúc 1: 10-15 kg NPK(16:16:8). Bón khi cây lúa được bắt đầu đẻ nhánh (sau gieo khoảng 20-25 ngày)

+ Thúc đòng: Urê 2-3 kg + 3-4kg kali (trước trỗ 20 ngày)

Trong quá trình thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lúa chất lượng, Thị xã đã chủ động đưa ra các mục tiêu, chính sách cụ thể để xây dựng mô hình

* Về kỹ thuật

- Mục tiêu cơ bản của cánh đồng mẫu lúa là giảm chi phí đầu vào để nâng cao thu nhập trên cơ sở áp dụng đồng bộ các thành tựu KH, CN trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất lúa như: Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao. Đầu vụ sản xuất lúa, tất cả các hộ nông dân tham gia thực hiện cánh đồng mẫu đều được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, quy trình sản xuất giống lúa. Cán bộ kỹ thuật theo dõi chỉ đạo tại cánh đồng mẫu lúa thường xuyên kiểm tra đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật đã đề ra.

* Về chính sách cụ thể về chế độ đầu tư

- Nhà nước hỗ trợ 100% giống lúa, hỗ trợ 30% phân bón, thuốc BVTV, 100% kinh phí tập huấn chuyển giao, chỉ đạo kỹ thuật và tham quan, hội nghị sơ tổng kết mô hình.

- HTX phối hợp với doanh nghiệp ứng trước lượng vật tư còn lại theo quy trình để người dân chủ động sản xuất.

* Công tác thông tin tuyên truyền

- Huy động cả hệ thống chính trị ở cơ sở để phổ biến rộng rãi chủ trương, sự cần thiết, tính hiệu quả của việc xây dựng cánh đồng mẫu gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và hiệu quả cho người sản xuất, kinh doanh.

- Tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia chương trình: chính quyền, Hợp tác xã, hộ nông dân… tạo ra mối liên kết chặt chẽ và bền vững trong quá trình thực hiện.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

* Kết quả thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lúa chất lượng” tại Xã Hương Vinh, Thị xã Hương Trà

- Vai trò của HTX trong việc thực hiện mô hình: Trong quá trình thực hiên mô hình cánh đồng mẫu tại Xã Hương Vinh, HTX nông nghiệp Hương Vinh đã phát huy được vai trò của HTX như: Tổ chức các cuộc họp để vận động người dân tham gia mô hình Cánh đồng mẫu; Đại diện cho các hộ xã viên mua các loại vật tư đầu vào như ký hợp đồng cung ứng giống, vật tư đầu vào với doanh nghiệp, đầu tư ứng trước cho xã viên sản xuất để họ có đủ điều kiện và chủ động trong việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, HTX đã tự chủ động cũng như tạo điều kiện và thúc đẩy người dân thực hiện đúng yêu cầu, mục tiêu về xây dựng Cánh đồng mẫu mà Trung tâm Khuyến Nông đã triển khai.

- Tổ chức, thực hiện:

+ Tập huấn kỹ thuật: Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Thừa Thiên Huế tiến hành tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh giống lúa Bắc thơm 7 cho những hộ dân thuộc HTX Hương Vinh vào ngày 30 -31/12/2013 với số lượng là 100 người. Phối hợp với Công ty Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh cung cấp kịp thời giống lúa đảm bảo chất lượng. Phối hợp với HTX cung cấp vật tư phân bón cho các hộ tham gia.

+ Trong công tác BVTV: Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư kết hợp Chi cục BVTV và cán bộ kỹ thuật của HTX thường xuyên bám sát đồng ruộng để theo dõi, kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn, đề xuất cho bà con chăm sóc, thâm canh, phòng ngừa và xử lý sâu bệnh kịp thời để khống chế hiệu quả các diễn biến phức tạp của của sâu bệnh trong qúa trình thực hiện mô hình.

Bảng 2.8: Tiến trình triển khai các hoạt động trong thực hiện mô hình STT Các hoạt động Thời gian thực hiện

1 Chọn đất, chọn hộ T12/2013

2 Tập huấn kỹ thuật 30-31/12/2013

3 Cung ứng giống, vật tư 07/01/2014

4 Bón lót phân, gieo sạ 15-16/01/2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

5 Bón phân thúc lần 1 05/02/2014

6 Bón đãn đòng 26-27/03/2014

7

Xử lý thuốc BVTV

Lần 1: xử lý đạo ôn lá 15-17/02/2014

Lần 2: xử lý đạo ôn lá 19-21/03/2014

Lần 3: xử lý đạo ôn cổ bông 12-13/4/2014 Lần 4: xử lý khô vằn, rầy 16/04/2014

8 Dự kiến ngày thu hoạch 18-20/05/2014

Nguồn: Trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư(Báo cáo tổng kết kết quả xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lúa vụ Đông Xuân 2013-2014)

Qua quá trình triển khai, các hộ đã thực hiện tốt các khâu kỷ thuật mà quy trình đề ra, trong đó thực hiện đúng lịch thời vụ, ngâm ủ giống, làm đất đạt tiêu chuẩn, có bón lót phân theo hướng dẫn, bón thúc đúng thời gian yêu cầu, bơm phòng trừ sâu bệnh kịp thời như khâu làm đất đã áp dụng đồng bộ liên hoàn các khâu cày, bừa … trong cánh đồng, đảm bảo gieo được trong vòng 1-2 ngày. Tưới tiêu đã đảm bảo tưới tiêu đủ nước trong toàn cánh đồng mẫu, đáp ứng nhu cầu cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển cây lúa.

Bảng 2.9: Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

TT CHỈ TIÊU ĐVT GIỐNG

BT7 KD

1 Tỷ lệ nảy mầm % 97 97

2 Từ gieo - 3 lá Ngày 23 20

3 Từ gieo - đẻ nhánh rộ Ngày 45 42

5 Từ gieo - bắt đầu làm đòng Ngày 73 60

6 Từ gieo - bắt đầu trổ Ngày 93 85

7 Thời gian trổ Ngày 5-7 5-7

8 Chiều cao cây cm 100-105 90

9 Từ gieo - chín (Tổng TGST ) Ngày 123 110

Nguồn: Trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư(Báo cáo tổng kết kết quả xây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

dựng mô hình cánh đồng mẫu lúa vụ Đông Xuân 2013-2014)

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết trong năm có những biến đổi thất thường, thời gian đầu cây lúa sinh trưởng phát triển chậm (do có nhiều đợt rét kéo dài), giai đoạn cuối vụ thời tiết nắng ấm tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. TGST của giống Bắc Thơm 7 trong vụ Đông Xuân này của HTX Hương Vinh là 123 ngày.

Bảng 2.10: Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất SỐ

TT CHỈ TIÊU ĐVT

GIỐNG

BT7 KHANG DÂN

1 Số bông/m2 bông 381 378

2 Số hạt chắc /bông hạt 102 100

3 Trọng lượng (1000 hạt) gam 19 20

4 Năng suất lý thuyết Tạ/ha 74,2 76

5 Năng suất ước tính Tạ/ha 62 65

Nguồn: Trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư(Báo cáo tổng kết kết quả xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lúa vụ Đông Xuân 2013-2014)

- Khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa BT7, tình hình phòng trừ sâu bệnh

Trong vụ Đông Xuân năm 2014, tình hình sâu bệnh không có diễn biến phức tạp nhưng nhiều đối tượng gây hại trên cây lúa xuất hiện sớm. Qua theo dõi thấy rằng giống BT7 bị các đối tượng gây hại như sau:

+ Sâu cuốn lá: Gây hại giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng, nhưng mật độ gây hại thấp, không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,phát triển của cây lúa.

+ Đạo ôn lá: Vụ Đông Xuân năm nay, đạo ôn lá xuất hiện trên Bắc thơm 7 khá sớm do điều kiện thời tiết phù hợp để bệnh phát sinh gây hại. Do điều tra phát hiện kịp thời và có phương án chủ động phun phòng trừ đồng loạt, tập trung lần 1(15-17/2/2014) đến lần 2 (19-21/3/2014) nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây lúa.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Đạo ôn cổ bông: Đã tổ chức phun phòng đạo ôn cổ bông vào thời điểm trước trỗ (13 - 14/4/2014) nên không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa.

+ Các đối tượng khác như lem lép hạt, khô vằn, rầy nâu… có xuất hiện rải rác và đã chỉ đạo người dân phòng trừ kịp thời (16/4/2014). [17]

- Khả năng chống chịu ngoại cảnh:

+ Trong vụ Đông Xuân năm 2014, điều kiện thời tiết khá bất ổn, nhiều đợt rét kéo dài nên giai đoạn đầu tình hình cây lúa sinh trưởng chậm. Tuy nhiên giai đoạn về sau thời tiết nắng ấm đã tạo đà cho cây lúa sinh trưởng vượt trội hơn. Vì vậy có thể đánh giá mức độ chống chịu ngoại cảnh của giống lúa BT7 khá tốt và bước đầu nhận thấy giống lúa BT7 sinh trưởng phù hợp trên nhiều loại đất, phát triển tương đối tốt trong điều kiện bất lợi.

+ Khả năng chống đổ: Giống lúa BT7 khả năng chống đổ ngã rất tốt.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiện tại giá lúa BT7 trên thị trường được mua cao hơn giá lúa Khang Dân, lấy giá lúa Khang dân hiện tại 5.800đ/kg , theo dự trù tạm thời hạch toán giá thành sản xuất của giống lúa BT7 trong vụ Đông Xuân 2014 với giá là 7.000 đồng/kg.

Bảng 2.11: Đánh giá hiệu quả kinh tế giống lúa BT7

SỐ TT

Giống Chỉ tiêu

BT7 KD

1 Năng suất bình quân ( kg) 6.200 6.500 2 Tổng giá trị sản lượng ( đ ) 43.400.000 37.700.000

3

Tổng chi phí(chi phí vật chất + lao động) 25.500.000 24.500.000 + Chi phí vật chất ( đ ) 17.100.000 17.300.000

+ Chi phí lao động ( đ ) 8.400.000 7.200.000

4 Thu nhập ( đ ) 26.300.000 20.400.000

5 Lợi nhuận ( đ ) 17.900.000 13.200.000

Nguồn: Trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư(Báo cáo tổng kết kết quả xây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ghi chú: Thu nhập = tổng giá trị sản lượng - Chi phí vật chất Lợi nhuận = tổng giá trị sản lượng - Tổng chi phí

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế, cho thấy trên 1ha diện tích đất, thực hiện sản xuất giống BT7 theo mô hình cánh đồng mẫu thì thu nhập là 26.300.000 đ, tăng 29

%; lợi nhuân đạt 17.900.000 đ, tăng 36% so với giống Khang Dân sản xuất bình thường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)