Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA
2.3. Kết quả khảo sát ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa của các hộ điều tra
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa của người nông dân
2.3.2.1. Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động
Theo số liệu đã khảo sát được, tôi thấy rằng số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất lúa tốt nghiệp cấp 2 chiếm tỷ lệ khá cao là 59,09%, số lượng lao động đã tốt nghiệp cấp 3 là 27.27 còn lại số bà con nông dân tốt nghiệp trung cấp và đại học chiếm tỷ lệ rất thấp là 9,09%
Bảng 2.13: Trình độ chuyên môn của lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất lúa của các mẫu điều tra
ĐVT: % Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3 Tốt nghiệp TC, ĐH
59.09 27.27 9.09
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 Qua điều tra thấy rằng, hiện nay bà con nông dân trồng lúa đã lớn tuổi, quá trình làm nông nghiệp đã được tiến hành từ lâu nên việc học hành ít được quan tâm.
Tuy nhiên, trên thực tế trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người nông dân trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Qua thực tế phỏng vấn sâu đối với bà con nông dân, tôi thấy rằng tâm lý của bà con nông dân không muốn con cái theo cái nghiệp nông dân của bố mẹ để lại, các hộ được điều tra đều mong muốn con cái học hành được một cái nghề và tìm việc làm khác do sự vất vả trong quá trình sản xuất lúa từ đó dẫn đến việc ngày càng thiếu lao động trong các hộ làm nông, trong 110 hộ được hỏi thì
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
có tới 77,27% cho rằng hiện nay thiếu lao động, cũng bắt nguồn từ trình độ văn hóa thấp dẫn đến việc tiếp thu những đợt tập huấn, tuyên truyền của cán bộ nông nghiệp về chuyển đổi giống năng suất cao hoặc các chương trình như cánh đồng mẫu lớn gặp phải nhiều khó khăn, 61,09% hộ khảo sát cho rằng họ thiếu hiểu biết về chuyên môn kỷ thuật.
2.3.2.2. Đất đai
Đối với hoạt động sản xuất của người nông dân, diện tích đất canh tác là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Diện tích đất canh tác quyết định đến cơ cấu cây trồng, quy mô sản xuất và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ đó sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất của người nông dân.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã qui hoạch vùng, duy trì và giữ ổn định diện tích sản xuất lúa theo hướng phát triển sản xuất lúa hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực và có phần dư thừa phục vụ cho xuất khẩu.[20]
Bảng 2.14: Diện tích đất trồng lúa của Hộ điều tra ĐVT: %
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy rằng hiện nay tình trạng manh mún đất trên địa bàn đang diễn ra khá phức tạp, theo kết quả điều tra cho thấy 69,09% hộ nông dân có diện tích trồng lúa dưới 5 sào, 20% số hộ có diện tích trồng lúa từ 5 sào đến 1 ha và chỉ 10,91% số hộ có diện tích trên 2 ha. Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đi theo hướng hiện đại, thì đòi hỏi người nông dân phải có quy mô đất đủ lớn để có điều kiện đưa cơ giới hóa, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy, trong 110 hộ được khảo sát thì có tới 77,27% số hộ cho biết là hiện tại các thửa ruộng của hộ nằm không liền kề, chỉ có 22,73% số hộ
Dưới 5 sào Từ 5 sào đến dưới 1ha Trên 1 ha
69.09 20.00 10.91
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
được khảo sát có số thửa ruộng nằm liền kề.
Như vậy, thấy rằng với diện tích nhỏ đồng thời các mảnh ruộng nằm rải rát nhiều nơi thì việc đưa các máy móc vào các khâu của quá trình sản xuất lúa của bà con là rất khó khăn, chủ yếu các bà con dùng các công cụ thô sở trong quá trình sản xuất từ đó dẫn đến chi phí cao và chất lượng, năng suất thấp.
2.3.2.3. Sử dụng giống lúa của các hộ điều tra
Theo nhiều nông dân, giống lúa giữ vai trò quan trọng trong sản xuất. Do đó, khi bắt đầu vụ sản xuất mới, bà con thường nghĩ đến việc lựa chọn giống lúa phù hợp để canh tác. Hiện nay, giống lúa mà nông dân quan tâm là những giống có chất lượng tốt, cho năng suất cao.
Để đảm bảo lượng giống cho sản xuất cung cấp cho nông dân ngay từ vụ Đông Xuân, Thị xã cùng Trung tâm nông lâm ngư và các HTX đã bắt đầu chuẩn bị giống với nhiều chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát thấy rằng hiện nay với tâm lý sợ mất mùa nên bà con nông dân chọn 2 đến 3 loại giống để đưa vào sản xuất trong một vụ lúa và tỷ lệ chiếm khá cao 51,82%, có một số bà con với diện tích rộng và nằm ở nhiều địa điểm khác nhau thì có thể sử dụng trên ba loại giống để cùng tham gia vào một vụ mùa, tỷ lệ chiếm 12,73%. Với tình trạng đó dẫn đến việc người nông dân mạnh ai nấy làm, một cánh đồng sẽ cùng một lúc phát triển nhiều loại sâu bệnh khác nhau, đồng thời ta dễ nhận thấy với nhiều loại giống thì thời gian chín từng loại giống lúa sẽ khác nhau và dẫn đến gặt hái của bà con khác nhau do đã không thể dùng máy gặt đập liên hợp để gặt được.
2.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh hại lúa
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất của người dân, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn còn thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, thu nhập, bản thân, xã hội, môi trường
Trong hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV ngành BVTV thường hướng dẫn tuyên truyền nông dân phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng gồm: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nồng độ liều lượng và đúng cách.
Khi sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loài dịch hại cần tham khảo cán bộ chuyên môn BVTV hoặc ban nông nghiệp tại địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần tìm hiểu kỹ xem loại thuốc định mua có an toàn với cây trồng sẽ được phun hay không đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc trừ cỏ
Nguyên tắc sử dụng thuốc phải đúng lúc, phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh.
Phun vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa, không phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm quá gần ngày thu hoạch (tuỳ thuộc vào thời gian cách ly của từng loại thuốc để xác định thời gian ngừng phun thuốc trước thu hoạch). Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bậnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế (điều này cần có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn xác định đối với từng loại sâu, bệnh ở từng thời kỳ và mức độ sinh trưởng phát triển của cây trồng).
Sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.
Sử dụng thuốc đúng cách, nghĩa là trước hết phải kể từ khâu pha thuốc. Khi quyết định sử dụng thuốc phải tính toán kỹ lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng.
Khi pha thuốc nên cho vào bình 1/3 – 1/2 lượng nước rồi cho nước vào rồi khuấy đều, sau đã tiếp tục cho đủ lượng nước còn lại vào khuấy kỹ để thuốc phân tán đều trong nước. Không tự ý hỗn hợp hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau bởi khi hỗn hợp có trường hợp làm gia tăng hiệu lực thuốc song có nhiều trường hợp hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực thuốc, hoặc dễ gây cháy nổ, độc hại cho cây trồng và cho người sử
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
dụng. Do đó chỉ thực hiện hỗn hợp thuốc nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay.
Thực tế trên địa bàn Thị xã cho thấy hiện nay trong quá trình sản xuất lúa thì bà con luôn phải đối mặt với tình hình sâu bệnh hại lúa, như đã nêu ở trên với tình hình thời tiết phức tạp dẫn đến hiện tượng sâu bệnh rộng khắp với nhiều loại bệnh khác nhau và diễn ra với quy mô lớn. Qua khảo sát cho thấy 89,09% hộ nông dân cho rằng hiện tượng sâu bệnh diễn ra thường xuyên, trong qua trình sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bênh thì có tới 41,82% hộ được sự hướng dẫn của các tổ chức có kinh nghiệp như trạm khuyến nông và đặc biệt là HTX. Tuy nhiên khảo sát cũng cho thấy rằng hiện nay vẫn còn một tỷ lệ lớn 77,27% hộ cho rằng khi sâu bệnh xảy ra thì chủ yếu sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh bằng kinh nghiệm của bản thân, và thực tế cho thấy rằng khi sâu bệnh xảy ra thì bà con nông dân đến quầy bán thuốc nông nghiệp và mua về tự sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
Hiện tượng này không những không phòng trừ được sâu bệnh dứt điểm mà dẫn đến chi phí cao và hiệu quả kinh tế thấp.
2.3.2.5. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ diều tra
Hiện nay hầu hết các bà con nông dân trên địa bàn khi được phỏng vấn cho rằng không các công cụ máy móc hỗ trợ trong quá trình sản xuất lúa như máy làm đất, máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp.
Trong 110 hộ được khảo sát thì có 40,91% hộ cho rằng trong quá trình sử dụng các loại máy móc vào quá trình sản xuất được sự hỗ trợ từ các HTX, song số lượng hộ gia đình phải thuê máy móc của tư nhân vào quá trình sản xuất lúa chiếm 50%, như vậy, đa số bà con trong quá trình canh tác thì phải đi thuê của tư nhân hoặc có sự giúp đỡ của các HTX. Qua phỏng vấn ban chủ nhiệm HTX và bà con Xã Hương Vinh đang xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn 25ha tại Thị xã Hương Trà cho thấy rằng, hiện nay đối với khâu làm đất thì toàn xã có 30 máy của tư nhân, có 2 máy gặp đập liên hợp của HTX và 4 máy gặp đập liên hợp của các chủ tư nhân, số máy đó không đủ để bà con nông dân dùng nên đến mùa vụ thì các chủ tư nhân đưa khoảng 6 máy gặp đập liên hợp từ trong Nam ra phục vụ cho thu hoạch lúa của bà
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
con nông dân trên địa bàn. Theo giá hiện tại với một sào lúa nếu dùng máy gặt đập liên hợp thì bà con chỉ mất 130.000đ/sào, tuy nhiên nếu gặt thủ công bằng tay thi tiền thuê một sào mất 200.000đ/sào. Như vậy ta thấy rằng sử dụng máy móc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho bà con nông dân.
2.3.2.6. Công tác bảo quản lúa sau thu hoạch của các hộ điều tra
Nhờ đưa nhiều giống mới và ứng dụng KH, CN vào các khâu canh tác và sau thu hoạch cho nên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp liên tục tăng, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa, sức cạnh tranh. Thành công này đã khẳng định ứng dụng KH, CN là một mắt xích không thể tách rời trong sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản. Những thành công bước đầu việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đồng thời làm thay đổi căn bản tập quán canh tác của người dân, tiến đến sự chuyên nghiệp bắt đầu từ khâu giống, đến quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Do thói quen sản xuất và thiếu phương tiện, nên các công đoạn bảo quản hiện nay của bà con trên địa bàn không được thực hiện theo đúng quy trình. Đường đi của hạt lúa, hạt gạo lòng vòng. Nó phải trải qua nhiều công đoạn trong những điều kiện môi trường và thời tiết khác nhau, làm giảm chất lượng của hạt gạo chế biến.
Sau thu hoạch việc phơi sấy khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu đã là phơi bằng ánh sáng mặt trời trong đó có thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh, hoặc làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng, Hạt lúa có thể làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý.
Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phải được khử trùng, dọn sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ẩm mốc cần phải xử lí ngay. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm hạt lúa cần đạt 14% -15%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 14%.
Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn của bà con nông dân cho thấy rằng hiện nay trên địa bàn thì bà con chủ yếu phơi lúa và bảo quản rất thủ công, không có bà con nào khi được phỏng vấn cho rằng có sử dụng máy móc như máy sấy để sấy lúa, người nông dân chủ yếu phơi lúa ở các khoảng sân rộng và kể cả trên đường giao thông khi có nắng, với cách làm như vậy dẫn đến việc chất lượng hạt lúa sẽ giảm, hiệu quả kinh tế sẽ rất thấp.
2.3.2.7. Thị trường tiêu thụ lúa trên địa bàn
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số người dân gặp rất nhiều khó khăn trong đầu ra của sản phẩm. Theo khảo sát cho thấy rằng, hiện nay sản phẩm lúa của bà con chủ yếu là để bán, một phần còn lại bà con để đảm bảo cuộc sống gia đình. Tuy nhiên đa số người nông dân được khảo sát đến 80,91 % cho rằng luôn xảy ra tình trạng được mùa mất giá và đến 77,27 % hộ cho rằng sản phẩm lúa sau khi thu hoạch không có doanh nghiệp trực tiếp về thu mua mà chủ yếu nông dân bán cho các thương lái, chính vì vậy người nông dân mạnh ai nấy bán và luôn xảy ra tình trạng bị ép giá, theo bà con nông dân vào giai đoạn đầu mùa thì giá thường thấp và đến cuối vụ mùa thì giá thành sẽ cao, tuy nhiên do không có các phương tiện cất trử và muốn có tiền chi trả và chuẩn bị cho vụ sau nên bà con phải chấp nhận bán với giá thấp.
Hiện nay, theo bà con nông dân theo tính toán, mỗi sào bà con chỉ lời khoảng 200.000 đồng (chưa tính công lao động). Còn với những gia đình có năng suất thấp hơn thì chỉ mong hòa vốn, giá lúa thu mua khoảng 5 triệu đồng/tấn đối với giống lúa Khang dân, những giống lúa chất lượng cao như HT1, HN6, XT27 có giá 6 triệu đồng/tấn. Với chi phí bình quân cho một sào ruộng trên 2,5 triệu đồng, bà con khó khăn để trả tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền máy cày, máy cắt… cũng như vốn chuẩn bị cho vụ Hè Thu sắp tới
2.3.2.8. Thu nhập từ cây lúa
Qua điều tra, phỏng vấn bà con nông dân cho thấy 95/110 hộ thu nhập chủ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
yếu nhờ cây lúa chiếm 83,36%; 67/110 hộ thu nhập nhờ vào trồng lúa và chăn nuôi, chiếm 60,91% và 40/110 hộ ngoài trồng lúa có làm những việc khác như buôn bán nhỏ, phụ thợ hồ, thợ mộc...
Bảng 2.15: Thu nhập chủ yếu của lao động qua các mẫu điều tra ĐVT: % Cây lúa Chăn nuôi Các hoạt động khác
86.36 60.91 36.36
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Thu nhập đóng vai trò sống còn đối với bà con nông dân, theo ý kiến của bà con nông dân khảo sát được thì thu nhập của việc trồng lúa không mang lại lợi nhuận cao nhưng có thể đảm bảo cho bà con nông dân trang trải được cuộc sống hiện tại. Theo nhận định của bà con nông dân, trong mỗi vụ với tình trạng thời tiết thuận lợi, lúa được mùa thì mỗi mẫu bà con trừ chi phí lời được khoảng 6 triệu đồng/mẫu. Tuy nhiên nếu thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại và không được mùa thì hầu hết bà con cho rằng hiệu quả kinh tế thấp hoặc không bù được chi phí bà con bỏ ra. Từ đó dẫn đến bà con con sản xuất lúa mang tính chất cầm chừng, không đủ kinh phí để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mà chỉ chủ yếu sản xuất lúa theo phương pháp thủ công, từ kinh nghiệm của bản thân.
Như vậy, thực tế cho thấy điều kiện của người dân đa số gặp khó khăn ở đầu vào (kỹ thuật, vốn) nhưng trong tình hình hiện nay nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì người dân gặp rất nhiều khó khăn khi chỉ canh tác một mô hình nào đó và càng gặp khó khăn hơn khi không được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Do đó, mong muốn của người dân là làm sao để thu nhập được ổn định, bảo đảm cuộc sống từ mô hình canh tác khi đây là thu nhập chính.
2.3.2.9. Các vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất lúa của các hộ điều tra
Kết quả từ các mô hình ứng dụng KH, CN đã tạo cơ sở khoa học và lòng tin cho các địa phương và bà con nông dân nhân rộng trong sản xuất. Những thành công bước đầu trong hoạt động chuyển giao KH, CN vào sản xuất thúc đẩy nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ