Giải pháp về thị trường và giá cả

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 109 - 115)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA

3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuất Lúa ở Thị xã Hương Trà trong thời gian tới

3.3.4. Giải pháp về thị trường và giá cả

Một trong những khó khăn chủ yếu kìm hãm sự phát triển sản xuất lúa trên địa bàn Thị Xã trong những năm gần đây là tình trạng ách tắc trong tiêu thụ sản phẩm lúa. Người nông dân sản xuất ra nhưng khó tiêu thụ, giá thấp (nhiều khi thấp hơn chi phí sản xuất) gây thiệt hại cho người nông dân, hạn chế quá trình đưa thành tựu KH, CN vào sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, một trong những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu KH, CN vào sản xuất là mở rộng thị trường tiêu thụ và có chính sách giá cả đúng đắn.

Phải tổ chức nghiên cứu nghiêm túc về các xu thế phát triển về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm lúa trên thị trường để định hướng việc phát triển sản xuất và ứng dụng thành tựu KH, CN phù hợp với nhu cầu thị trường.

Cần có sự quan tâm hỗ trợ nông dân từ các ngành chức năng, các doanh nghiệp nhằm giúp nông dân tiêu thụ lúa gạo thông qua mô hình liên kết doanh nghiệp - HTX - nông dân. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân qua HTX giúp họ có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, kiểm soát được chất lượng sản phẩm nên hoàn toàn chủ động về kế hoạch sản xuất. Không chỉ doanh nghiệp hưởng lợi, khi tham gia mô hình này, nông dân dần làm quen với phương thức sản xuất hàng hoá, được tập huấn khoa học kỹ thuật, canh tác theo một quy trình chuẩn, đến khi thu hoạch sản phẩm có đầu ra ổn định, không bị tư thương ép giá, thu nhập cũng tăng lên.

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung theo hướng chuyên canh(cánh đồng mẫu) nhưng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường. Quan tâm đầu tư, lựa chọn những giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo ngon vào gieo cấy, hoạch định được từng nhóm giống, loại gạo tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và phục vụ xuất khẩu.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tập trung hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, thực hiện các khâu dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy thành lập các hiệp hội, tổ hợp tác để tập hợp nhiều thành viên cùng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn KHKT, tổ chức hội nghị đầu bờ nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, tính kỷ luật của nông dân khi tham gia mô hình sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, tỉnh và các địa phương cần có chế tài thống nhất xử phạt nghiêm những đơn vị, cá nhân phá vở các hợp đồng tiêu thụ nông sản, kiểm soát doanh nghiệp khi mua sản phẩm của nông dân góp phần tạo sự bền chặt trong mối "liên kết 4 nhà", thúc đẩy sản xuất phát triển.

Chính sách giá cả: khuyến khích phát triển sản xuất lúa bao gồm giá đầu vào như máy móc thiết bị, điện, nhiên liệu, giống, phân bón, thuốc trừ sâu.. và giá đầu ra của nông sản hàng hóa.

Đối với giá đầu vào, Nhà nước cần có chính sách trợ giá để khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất và ứng dụng thành tựu KH, CN

Đối với giá đầu ra, Nhà nước cần bảo trợ sản xuất cho người nông dân bằng chính sách phụ thu và trợ giá hợp lý khi giá cả trên thị trường luôn luôn biến động để tránh thua thiệt cho người nông dân, đồng thời hình thành quỹ bình ổn giá và quỹ khuyến khích phát triển KH, CN trong nông nghiệp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và có những biến đổi sâu sắc. Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu. Đời sống nông dân được cải thiện. Diện mạo nông thôn thay đổi theo hướng tích cực, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Phát triển nông nghiệp nông thôn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng đó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã đề ra. Trong những năm qua Thị Xã đã có những chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất giống, cây trồng, tạo lợi thế cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và có dư để tham gia xuất khẩu đã mang lại những kết quả hết sức to lớn.

Hiện nay ứng dụng KH, CN góp phần vào sự phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng là vấn đề quan trọng không những trong nhận thức lý luận mà cũng có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong sự phát triển nông nghiệp tỉnh nhà.

Đây là một vấn đề rất rộng lớn cần phải được nghiên cứu trên các góc độ kinh tế, kỹ thuật công nghệ, xã hội và quản lý... bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.

Trong giới hạn của luận văn, tôi cố gắng góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng ứng dụng KH, CN trong sự phát triển cây lúa của địa bàn nghiên cứu trên tỉnh nhà, từ đó đề xuất những phương hướng và một số giải pháp cơ bản để đẩy nhanh quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa, từng bước xây dựng thị trường lúa theo hướng hàng hóa đa dạng. Với mục tiêu đó, luận văn đó tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quá trình ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất lúa để làm rõ sự cần thiết khách quan của việc ứng dụng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

KH, CN trong sự phát triển nông nghiệp và đặc biệt là vào sản xuất lúa của tỉnh ta.

- Đánh giá đúng thực trạng ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa ở Thị Xã Hương Trà trong thời gian qua. Từ đó, góp phần nêu lên một vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa hiện nay.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa ở Thị Xã trong thời gian qua, phương hướng và mục tiêu nhằm đưa KH, CN vào sản xuất trong những năm tới, luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần đẩy nhanh quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa nhằm mang lại hiệu quả nhất định trong chiến lược phát triển của lúa của tỉnh nhà.

Qua điều tra, nắm bắt tình hình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa nông hộ trên địa bàn tỉnh Thị Xã, bên cạnh những kết quả đạt được, bản thân rút ra một số hạn chế sau:

- Điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, mưa bão bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất lúa.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém và chưa đồng bộ đã làm ảnh hưởng quá trình đưa KH, CN vào sản xuất cũng như công tác tiêu thụ gặp khó khăn.

- Trình độ sản xuất và trình độ ứng dụng KH, CN của người nông dân vào sản xuất còn hạn chế, tình hình đầu tư thâm canh còn thấp và bất hợp lí do thói quen, tập quán canh tác lâu đời của người dân.

- Tình trạng thiếu vốn và thực trạng đất đai hiện nay của bà con nông dân vẫn trong tình trạng manh mún gây ra nhiều khó khăn trong quá trình đưa KH, CN vào sản xuất

Để góp phần giải quyết những khó khăn nêu trên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp, bao gồm các giải pháp về đất đai, giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường, giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và những giải pháp đối với hộ sản xuất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2. Kiến nghị

Xuất phát từ những kết quả thu được từ nghiên cứu, và những khó khăn đang còn tồn tại trong quá trình đẩy nhanh ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa trên địa bàn Thị Xã Hương Trà trong thời gian tới, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với Nhà nước:

- Để thúc đẩy ứng dụng KH.CN vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng phát triển, một mặt Nhà nước phải thực hiện tốt việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách chung liên quan đến sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất: chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách giá cả thị trường, chính sách tín dụng, ...

và cần phải đẩy mạnh những mô hình cụ thể cho người sản xuất lúa như: mô hình cánh đồng mẫu lúa; các chính sách hỗ trợ giá một số yếu tố đầu vào như giống, phân bón, chính sách bao tiêu sản phẩm.

- Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường đầu tư và nghiên cứu tạo các giống lúa mới có năng suất và phẩm chất cao, khuyến khích nông dân mạnh dạn ứng dụng giống mới vào sản xuất.

- Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ hoạt động của các cán bộ khuyến nông trên địa bàn, thực hiện chính sách ưu đãi, đào tạo, thu hút các cán bộ chuyên môn về kỹ thuật nông nghiệp về phục vụ, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho các hộ nông dân.

* Đối với các cấp chính quyền địa phương

-Tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, ổn định diện tích gieo trồng lúa nước có năng suất hiệu quả cao, hạn chế tới mức thấp nhất việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp.

- Thực hiện tốt chính sách dồn điền đổi thửa cũng như chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp khác của Nhà nước.

- Đẩy mạnh đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và nâng cấp hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng, bảo đảm nguồn nước tưới tiêu ổn định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành đưa các KH, CN vào để nâng cao năng suất lao động

- Tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông, thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ đến tay người sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng những mô hình canh tác thành công để người dân học hỏi làm theo. Tập huấn cho người dân thực hiện sản xuất đúng kỹ thuật, sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý và hiệu quả nhất, tránh lãng phí.

- Tổ chức khảo nghiệm một số giống mới có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất.

* Đối với hộ sản xuất:

- Mạnh dạn vay vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, cần tiến hành đầu tư đúng hướng, đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiếp tục tăng cường đầu tư thâm canh, tăng cường tính độc lập, tự chủ và thay đổi tập quán canh tác theo hướng tiến bộ; xây dựng được kế hoạch sản xuất lúa dựa trên các nguồn lực sẵn có của hộ, và tận dụng những điều kiện thuận lợi bên ngoài nhằm hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập.

- Tham gia tích cựu các mô hình mẫu đang triển khai, các lớp tập huấn, chủ động học hỏi thêm để kịp thời tiếp nhận các thông tin, nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật sản xuất.

- Cần quan tâm đến các cây trồng vật nuôi khác, làm thêm một số ngành nghề phụ để có thêm việc làm lúc mùa vụ nhàn rỗi, hạn chế rủi ro mùa vụ gây ra nhằm tăng thu nhập hộ gia đình và cải tạo đất đai.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)