Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình khai thác cátở một số quốc gia trên thế giới.

Ởnhiều quốc gia trên thếgiới, nhu cầu về cát đang ngày càng tăng lên do sựgia tăng nhanh chóng của khu vực công nghiệp xây dựng. Sự gia tăng này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các cơ sởkhai thác và kinh doanh cát nhanh chóng.

Thực trạng khai thác cátồ ạt đang diễn ra tại nhiều nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Sri Lanka, Malaysia,... Tình trạng này đã làm phát sinh nhiều tác động tiêu cực như xói mòn, sạt lởbờsông, hệthống kè bờ sông; làm thay đổi dòng chảy các con sông; ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nước; tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống con người...

Theo ước đoán của Kusum Athukorala, and Champa M.Navaratne, trong báo cáo trình bày tại Hội nghị Biennial thứ 12 của Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu Commons, Cheltenham ,Vương quốc Anh, tháng 7 năm 2008 cho thấy, tại Sri Lanka, nhu cầu cát cho các công trình xây dựng trong nước khoảng từ 7 đến 7,5 triệu m3 mỗi năm. Nhu cầu cao này đã dẫn đến tình trạng khai thác cát bừa bãi ở các lòng sông, bờ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sông. Nhiều con sông lớn ở Sri Lanka như sông Nilwala trong những năm gần đây đã bị khai thác nhiều và gây ra nhiều tác động xấu như biến đổi lòng sông, xói mòn và sạt lở đất ven sông, hệ thống đê, kè, các công trình thủy lợi,... Ít nhất 25% trong tổng số 103 con sông, và 8 cây cầu tại các tuyến đường chính trên cả nước Sri Lanka bị ảnh hưởng tiêu cực do khai thác cát sông trái phép.

Tại Malaysia, cục thủy lợi và thoát nước đã có hướng dẫn cụ thể về quản lý hoạt động khai thác cát trên sông thông qua cuốn “River sand mining management guideline, 2009”. Theo đó, tại Malaysia, cát và sỏi là nguồn vật liệu chủ yếu cho xây dựng và chủyếu được khai thác từcác dòng sông trong nước. Các mỏkhai thác ở đây thường được phân bố ở các khu thị trường lớn hoặc dọc theo các tuyến đường giao thông để thuận tiện và giảm chi phí vận chuyển. Những hướng dẫn được nêu trong cuốn sách nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động khai thác cát trên các con sông tại Malaysia diễn ra hợp lý và bền vững.

1.2.2. Tình hình khai thác cát lòng sôngở Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu cát cho xây dựng ngày càng tăng, theo dự báo của nhiều chuyên gia ngành xây dựng, đến năm 2015 nhu cầu sửdụng cát xây dựng cả nước từ 131 đến 140 triệu m3/năm và đến năm 2020 nhu cầu sửdụng cát xây dựng cả nước sẽ tăng lên mức khoảng 200 triệu m3/năm. Và từ khi Campuchia tuyên bố đóng cửa mỏ năm 2009, cắt nguồn cung hàng chục triệu m3 cát xây dựng/năm vào cửa khẩu biên giới Tây Nam của Việt Nam thì tình trạng khan hiếm cát lại trở nên nhức nhối hơn. Khai thác cát trái phép ồ ạt trên các con sông lớn đang diễn ra tràn lan. Báo chí Việt Nam phản ánh tình trạng đáng báo động do hoạt động khai thác cát trên cả nước.

Theo đó, tác động lớn nhất của hoạt động khai thác cát là sựsạt lởbờsông và hệthống đê, kè ven sông dẫn đến mất đất nông nghiệp, thiệt hại về nhà ở, các công trình thủy lợi và cơ sởhạtầng ven sông.

Theo Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội - cho biết, trong năm 2012, các khu vực có nguy cơ sạt lở nằm sát sông Hồng, sông Đuống tăng lên gấp đôi so với các năm trước. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là nạn khai thác cát trái phép diễn ra trên sông Hồng. Chạy dọc sông Hồng nhiều “công trường”

khai thác cát xuất hiện như ở Chèm (Hà Nội), Hạ Hòa (Phú Thọ), thị trấn Văn Yên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Yên Bái),... Trong đó, trọng điểm là công trường khai thác cát trái phép dọc một khúc dài thuộc các huyện Nam Trực (Nam Định), Vũ Thư (Thái Bình)... Nhiều tàu đặt vòi rồng chỉ cách đê bao 20-30m. Mái đê đã biến thành bãi tập kết vật liệu. Nhiều đoạn đê đang bắt đầu bị sạt lở. Chỉ tính riêng từ giữa năm 2006 đến nay, dải đất ở bên tảngạn sông Hồng thuộc xã Bồ Đề và 2 phường Ngọc Lâm, Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) đã nhiều lần sạt lở, gần đây nhất là giữa tháng 7.2012, gần chục ngôi nhà tại ngách 639/6/5 Bạch Đằng, Phường Chương Dương,Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị sạt lở phần móng, một số ngôi nhà khác tại ngõ 661 cũng trong tình trạng báo động phải di dời gấp. Vụ sạt lở tại km19 + 900, thuộc bờ sông phường Phú Thịnh (2010) (Sơn Tây, HN) chỉ cách đê sông Hồng 50m đãđe dọa trực tiếp đến an toàn khu vực đê sông Hồng. (Nguyễn Lộc, báo Lao động, 2012).

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở ven những con sông lớn khác. Gần 1.000 hộ dân sống dọc ven sông Mã, thuộc địa bàn xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đang phải sống trong nỗi lo sợ trước tình trạng sụt lún kè và sạt lở đất. Xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa có 2,5 km chạy dọc ven bờ sông Mã. Từ năm 1998, nhà nước đã quan tâmđầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng tuyến kè dài 1,5 km đểbảo vệ đất đai và nhà cửa cho hàng trăm hộ dân sống bên ngoài đê của xã Thiệu Dương.

Nhưng chỉ từ năm 2006 đến năm 2010 đã xảy ra tình trạng sụt lún hư hỏng khoảng 300 m bờ kè. Rất nhiều đoạn bị sụt lún kéo theo lớp đá kè trôi tuột xuống sông.

Nghiêm trọng hơn là tình trạng sạt lở đấtở những đoạn chưa kè, kéo dài hơn 500 m và ngày càng ăn sâu vào khu vực nhà dân. Đã có nhiều gia đình phải di chuyển đi nơi khác vì đất đai đã bị trôi xuống sông. Nhiều điểm vết sạt lở khoét sâu vào bờ cao chừng 3 - 4 m tạo thành vách đứng và khi nước sông dâng lên thì từng mảng đất sụp, đổxuống sông.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khai thác cát trên sông hầu như chưa kiểm soát được và đang trở thành một vấn đề nan giải cho các cơ quan chức năng. Hoạt động khai thác cát trên các con sông được kiểm soát bởi Luật khoáng sản năm 2010 và các quy định khác liên quan đến quản lý khai thác khoáng sản. Theo luật, để có thể khai thác cát trên sông, các cá nhân, tổ chức cần phải được sự cho phép của các cơ quan quản lý, thường là ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản phải nộp thuế tài nguyên và phí môi trường đối với việc khai thác. Hoạt động khai thác chỉ được thực hiện trong khu vực quy hoạch và phải có cam kết đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các công trình quốc gia như cầu, đê điều,... Tuy vậy có thểkhẳng định rằng hoạt động khai thác cát trên các con sôngở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là khai thác trái phép.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)