Sơ đồ 2: Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát lòng sông trênđịa bàn huyện Nam Đàn
Nguồn: Sốliệu điều tra 2014 2.3.1. Sạt lở đất đai.
Hiện tượng sạt lở đất ven sông có thểdo nhiều nguyên nhân khác nhau như do cáctác động của yếu tố tự nhiên, thời tiết, khí hậu, lũ lụt, do hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân lấn đất bãi bồi ven sông,... Tuy nhiên, hoạt động của các thuyền hút cát trên sông, đặc biệt là tại một sỗ xã như Khánh Sơn, Nam Trung, Nam Cường,
Khai Thác, Kinh Doanh Cát
Hút cát Sàng tuyển, Rửa Cát
Bốc xúc, vậnchuyển cát
Sinh hoạt của lao động
-Sạt Lở Đất
+ Mất đất nông nghiệp.
+ Hư hỏng hệthống kè, làm suy yếu chân đê.
+Ảnh hưởng đến cầu đường bộ và đường sắt bắc qua sông.
- Ô Nhiễm Nước
(Bùn đất, dầu thải, rác thải sinh hoạt)
- Mất an toàn lao động.
- Cản trởgiao thông đường thủy.
- Nguy hiểm cho người hoạt động trên sông.
- Gây hư hỏng đường sá, mất an toàn giao thông.
- Ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Hùng Tiến, Xuân Lâm, thị trấn Nam Đàn, Vân Diên,... là một trong những nguyên nhân chính làm trầm trọng hóa hiện tượng sạt lở đất ven sông hiện nay. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn các cán bộ địa chính, môi trường cũng như các hộ gia đình sống ven sông Lam thì 100% số người được hỏi đều cho rằng: sạt lở đất đai là một trong những tác động rõ ràng nhất của hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Bảng 12:Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở đất đối với người dân ven sông Lam trên địa bàn huyện Nam Đàn
Kết quả đánh giá Mức độ ảnh hưởng
Số lượng (người)
Tỷlệ (%)
Khôngảnh hưởng 06 20
Bình thường 12 40
Nghiêm trọng 10 33,3
Rất nghiêm trọng 02 6,7
Tổng 30 100
Nguồn: SốLiệu Điều Tra 2014 Qua bảng trên ta thấy, trong số 30 hộ dân sống ven sông được khảo sát thì có tới 24 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng sạt lở đất đai ở các mức độ khác nhau, chiếm 80% số người được hỏi. Trong đó có 12 hộ cho rằng ảnh hưởng của sạt lở đất đối với gia đình mình ở mức “Bình thường”, có 10 hộ cho rằng ảnh hưởng đó ở mức “Nghiên trọng” và có 02 hộ ởmức độ “Rất nghiêm trọng”. Đa sốcác hộchịuảnh hưởng ở mức “nghiêm trong” và “ Rất nghiêm trọng” đều nằm phía ngoài đê gần các khu khai thác cát. Tổng diện tích đất bị sạt lở của các hộ này ước chừng khoảng 650m2. Kết quảnày cho thấy mức độ ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở đất trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện nay là khá nghiêm trọng.
Về tình hình thực tế, theo các chuyên viên phòng Tài nguyên – Môi trường huyện, hiện tượng sạt lở bờ sông chủyếu xảy raở bờhữu sông lam với tổng chiều dài
Trường Đại học Kinh tế Huế
sạt lở ước tính khoảng 10 km. Sạt lở xảy ra nghiêm trọng nhất ở các xã như Nam Thượng, Khánh Sơn, Nam Trung, Nam Cường và khu vực thị trấn Nam Đàn - nơi mà hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ nhất. Trên các khúc sông này, vào những tháng cao điểm mỗi ngày có cả trăm lượt tàu thuyền đua nhau hút cát từ lòng sông. Ban đầu, các thuyền này còn hút ngoài xa nhưng nay thì họ đưa tàu vào gần bờ để hút vì gần bờ có nhiều cát hơn. Khi các thuyền hút cát trên sông, các vòi hút sẽ xoáy sâu vào lòng sông làm thayđổi địa hình lòng sông, tạo nên các hốsâuở đáy sông dẫn đến những xáo trộn, thay đổi dòng chảy của sông. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho hiện tượng sạt lởtrong khu vực trởnên trầm trọng hơn.
Trên địa bàn huyện Nam Đàn, ước tính mỗi năm có hằng nghìn m2 ruộng vườn, đất sản xuất nông nghiệp bị cuốn trôi gây thiệt hại lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tài sản cũng như đe dọa sự an toàn của người dân ven sông Lam. Ngoài tác động gây sạt lở mất đất nông nghiệp thì hoạt động khai thác cát trái phép đã gián tiếp làm hư hại, xuống cấp, đe dọa sựan toàn của các công trình ven sông. Tại khu vực thị trấn Nam Đàn với hệ thống kè bờ sông dài hơn 2km thì đã có hơn 1km bị sạt lở, hư hại. Nguyên nhân là do các thuyền khai thác tiến hành hút cát gần khu vực bờ kè làm cho móng kè bị ảnh hưởng gây sạt lở. Nghiêm trọng hơn, hoạt động khai thác, kinh doanh cát trái phép trên địa bàn còn đe dọa đến sự an toàn của các công trình quan trọng bắc qua sông Lam đó là cầu đường bộ Nam Đàn (thị trấn Nam Đàn) và cầu đường sắt Yên Xuân (xã Nam Cường). Sông Lam khu vực thị trấn Nam Đàn và phía trên cầu đường sắt Yên Xuân thuộc địa phận xã Nam Trung, Nam Cường là những điểm nóng đặc biệt vềhoạt động khai thác cát trái phép. Ởcác khúc sông này luôn tập trung một lượng lớn tàu thuyền khai thác cát cả ngày lẫn đêm. Các tàu này tiến hành khai thác một cách bừa bãi, thậm chí còn hút cát ngay sát móng cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Đặc biệt ở thượng lưu cầu đường sắt Yên Xuân, việc khai thác quá mức đã khiến dòng chảy bắt đầu đổi hướng gây sạt lởlớnở khu vực bãi bồi Chín Nam, uy hiếp mốcầu và tuyến đường sắt Bắc–Nam chạy qua địa bàn .
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.3.2. Ô nhiễm nguồn nước.
Bên cạnh ảnh hưởng gây sạt lở đất đai thì thoạt động khai thác cát sỏi còn gây ô nhiễm nguồn nước sông Lam. Cát được khai thác từ đáy sông còn lẫn lộn nhiều bùn đất, do đó nó sẽ được sàng rửa ngay tại chỗkhi vừa hút lên. Hoạt động sàng rửa cộng với việc đáy sông bị xáo trộn trong quá trình hút cát khiến cho nước sông trở nên đục ngầu bùn đất. Cùng với đó thì dầu mỡ rò rỉ từ các máy móc, động cơ trên thuyền cũng là một tác nhân nguy hại gây ô nhiễm nguồn nước sông. Đặc biệt đối với các hộkhai thác cát trên sông Lam, mọi sinh hoạt thường ngày đều diễn ra trên thuyền. Do đó lượng chất thải sinh hoạt phát sinh là khá lớn. Và theo tìm hiểu thì chất thải sinh hoạt từ thuyền đều được người dân xả thải trực tiếp xuống dòng sông. Thực trạng này đã gâyảnh hưởng đến người dân ở hạ lưu khu vực khai thác như ở xã Nam Trung, Nam Cường và các xã thuộc huyện Hưng Nguyên.