2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn.
Nam Đàn là huyện nằm ở hạ lưu sông Lam. Kéo dài từ 18o34’ đến 18o47’
vĩ bắc và trải rộng từ105o24’ đến 105o37’
kinh đông. Huyện Nam Đàn phía bắc giáp huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An), phía nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp huyện Thanh Chương (tỉnh NghệAn).
Với tổng diện tích là 293, 9 km2, Nam Đàn có 24 xã và thị trấn, bao gồm các xã: Nam Kim, Nam Thanh, Nam Thượng, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Anh, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Cát, Vân Diên, Xuân Hòa, Kim Liên, Hồng Long, Nam Lĩnh, Hùng Tiến, Nam Giang, Khánh Sơn, Nam Lộc, Nam Tân, Xuân Lâm, Nam Trung, Nam Xuân và thị trấn Nam Đàn. Huyện lỵ đóng ở Thị Trấn Nam Đàn - nằm trên đường quốc lộ 46 (Nối Vinh đi Đô Lương) cách Thành PhốVinh 21 km vềphía Tây.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.
-Đặc điểm khí hậu:
+ Chế độnhiệt và độ ẩm: Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nắng nóng của
Trường Đại học Kinh tế Huế
khí hậu miền Nam, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 260C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân 190C. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 70C-80C, tuy nhiên mùa hè nhiều khi nhiệt độ có thể lên tới hơn 400C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1637 giờ.
Độ ẩm không khí bình quân năm 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 1- 2, đạt > 90%, tháng có độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 7, chỉ đạt 74%.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1944,3 mm, phân bố không đồng đều, mưa từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các xã vùng thấp. Từ tháng 1 đến tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây khô hạn cho các khu đất chân cao.
- Thủy văn:
Nguồn cung cấp nước trên địa bàn huyện gồm hệ thống sông ngòi và hồ đập.
Trong đó, nguồn cung cấp từsông Lam (sông Cả) là quan trọng nhất. Sông Lam đoạn chảy qua địa phận Nam Đàn có chiều dài 16 km. Diện tích lưu vực là 23.000 km2 được dùng làm nước cấp sinh hoạt là chủyếu. Lưu lượng dòng chảy bình quân của con sông này trong năm là 21,91/s.km2. Tháng có lưu lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 9, thường gấp 5– 6 lần lưu lượng trung bình trong năm. Ngoài ra trong huyện còn có 2 con kênh lớn là kênh thấp (sông Đào) và kênh Lam Trà và một số con suối nhỏ có nước quanh năm.
Trên địa bàn huyện Nam Đàn có trên 40 hồ đập lớn, nhỏ với trữ lượng hơn 19 triệu m3, trong đó có những hồ có trữ lượng khá lớn như: Tràng Đen, Thủng Pheo (Nam Hưng); Cửa Ông (Nam Nghĩa); Thanh Thủy (Vân Diên); Ba Khe (Nam Lộc);...
Các hồ, đập này ngoài giá trị cao về mặt kinh tế (nuôi trồng thủy sản, cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu) còn có vai trò cực kỳquan trọng trong việc điều hòa khí hậu và là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng các khu nghỉ mát và điều dưỡng.
2.1.1.3. Địa hình,đất đai.
Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi,Đại Huệ ởphía Bắc và Thiên Nhẫnởphía Tây, tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Địa hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi
- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so với mực nước biển và được phân bốchủyếuở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quảvà nuôi trồng thủy sản.
Bảng 2: Bảng số liệu phân cấp độ dốc huyện Nam Đàn
STT Phân cấp độdốc Diện tích (ha) Tỷlệ(%)
1 < 80 19071,38 64,76
2 8 - 150 2101,91 7,15
3 15 - 250 2143,21 7,29
4 > 250 6118,01 20,80
Tổng diện tích điều tra 29.399,38 100,00
Nguồn: Phòng TN & MT Huyện Nam Đàn
-Địa hình đồi núi:
+ Địa hình đồi núi thấp, có độchia cắt trung bình, lượn sóng, độdốc trung bình khoảng 8 – 150, hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn phía Đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc
>250, đất đai ở đây chủyếu trồng rừng.
Trường Đại học Kinh tế Huế