Định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 64 - 67)

Khai thác cát trên sông Lam là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho nhu cầu phát triển kinh tếxã hội của huyện, góp phần không nhỏtrong việc giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân cư. Đồng thời đáp ứng nhu cầu sửdụng cát của ngành xây dựng không chỉ trên địa bàn huyện mà còn cảcác vùng lân cận và đặc biệt là cho khu vực thành phố Vinh. Tuy nhiên hoạt động khai thác cát trên sông Lam cần tuân thủ những quy định của pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản.

Phần lớn các hộ khai thác cát trên sông Lam đều đang hoạt động trái với quy định của pháp luật. Trên địa bàn toàn huyện Nam Đàn chỉ mới có 02 vùng khai thác cát thuộc công ty Dũng Toàn có trụ sở tại Thị trấn Nam Đàn được cấp phép chính thức. Chính vì thế, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện được cấp phép khai thác.

Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗtrợnâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo khai thác ở quy mô hợp lý và hiệu quả, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vừa đảm bảo nguồn tài nguyên cát ổn định và bền vững, kết hợp với bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường khu vực khai thác và các khu vực xung quanh.

Tiến hành các cuộc thanh kiểm tra thường xuyên nhằm thắt chặt kỷ cương pháp luật nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan về các quy định trong hoạt động khoáng sản. Và nâng cao vai trò của người dân trong công tác quản lý hoạđt ộng khai thác cát.

3.2. Giải pháp.

Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại và những chủ trương, định hướng của địa phương trong thời gian tới, nghiên cứu xin đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao quảtrong công tác quản lý hoạt động khai thác cát trên địa bàn huyện như sau:

o Vềquy hoạch vùng khai thác cát

Trường Đại học Kinh tế Huế

UBND huyện Nam Đàn cần có các kế hoạch cụ thể trong đó, giao cho phòng Công Thương, phòng Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp xã có vùng khoáng sản là cát tham mưu UBND huyện lập hồ sơ, tờ trình UBND huyện xin phép các sở, ban, ngành cấp tỉnh tổ chức khảo sát quy hoạch để trình UBND tỉnh cho phép quy hoạch vùng khai thác cát trên lưu vực sông Lam thuộc quản lý của UBND huyện. Lập quy hoạch tổng thể hoạt động thăm dò, khai thác cát lòng sông trên địa bàn, trong đó chú trọng vào các bãi bồi có diện tích lớn đã được khảo sát. Nội dung quy hoạch cần xác định tổng thểnhu cầu cát xây dựng của từng khu cực để xác định cụthể thời gian khai thác từng khu vực nhằm giảm chi phí khai thác và chi phí vận chuyển.

Trong quá trình lập quy hoạch, ngoài việc xác định các yếu tốvềan toàn của hệ thống đê điều, giao thông đường thủy, cần có quy hoạch sửdụng tổng hợp khoáng sản sét, đất phù sa và quy hoạch sửdụng diện tích bãi bồi sau khi kết thúc khai thác cát.

Đối với các diện tích đãđược quy hoạch thăm dò khai thác cát, các địa phương cần đưa vào diện tích đất quy hoạch dùng cho khai thác khoáng sản và nuôi trồng thủy sản, tránh tình trạng quy hoạch sửdụng đất chồng chéo gây lãng phí.

Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, UBND huyện cần có cơ chế khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, thăm dò và khai thác cát quy mô lớn, sửdụng các công nghệhiện đại, thân thiện với môi trường đểkhai thác cát.

Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp hợp lý giữa các ban, ngành liên quan trên địa bàn; các địa phương lân cận và khuyến khích tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác quản lý.

o Vềthanh, kiểm tra

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh cát trên sông Lam. Phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác, kinh doanh và vận chuyển cát trên địa bàn huyện.

Đồng thời, tăng cường phối kết hợp với các cơ quan chức năng, thực hiện thanh, kểm tra định kỳvềchất lượng các thuyền khai thác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

o Vềtuyên truyền, tập huấn:

-Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thuyền khai thác cát trên sông Lam cũng như các chủbến kinh doanh cát trên địa bàn.

- Tổchức các đợt tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và các văn bản pháp quy mới ban hành cho các cá nhân, tổchức có liên quan nhằm giúp cho các đối tượng liên quan nắm được các quy định của pháp luật đểchấp hành tốt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)