Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 27 - 33)

2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động.

a) Dân số.

Dân số và lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nam Đàn đang là một huyện nông nghiệp nên có dân số khá đông và nguồn lao động dồi dào.

Tổng dân số của huyện Nam Đàn tính đến 01/04/2011 là 155.500 người, trong đó nam là 75.588 người (chiếm 48,61%) và nữ là 79.912 người (chiếm 51,39%) tổng dân số. Dân sốhuyện Nam Đàn chủ yếu sống ởkhu vực nông thôn (có 148.798 người, chiếm 95,69% tổng dân số), dân sốsống ởkhu vực thành thịchiếm tỷlệrất nhỏ(6.702 người, chiếm 4,31% tổng dân số).

Tốc độ tăng dân số năm 2011 là 0,62%. Mật độ dân số năm 2011 là 529 người/km2.

Chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, tuổi thọ bình quân được tăng dần. Các chỉ số vềthể lực như chiều cao, cân nặng dân sốtrong huyện có nhiều tiến bộ qua các năm.

b) Lao động và sửdụng lao động

Dân số trong độ tuổi lao động đến ngày 01/04/2011 là 84.625 người, chiếm 53,77% tổng dân sốtoàn huyện. Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, chủyếu là lao động thuần nông, trình độ tay nghề thấp. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít nên số người thiếu việc làm thời vụkhá lớn. Tỷlệsửdụng thời gian lao động nông thôn là khoảng 80%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 1: Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Của Huyện Nam Đàn

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Nam Đàn

Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 83.615 người, trong đó ngành nông – lâm – ngư khoảng 68.560 người, chiếm 82%; công nghiệp xây dựng là 4.780 người, chiếm 5,71%; thương mại-dịch vụ là 10.275 người, chiếm 12,29%.

2.1.2.2. Tình hình kinh tế.

Trong những năm qua, phát huy thuận lợi và từng bước khắc phục khó khăn với sự nỗ lực phấn đấu, tập trung nâng cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự chủ động của nhân dân cả huyện nên tình hình kinh tế huyện Nam Đàn có bước phát triển khá. Giá trịsản xuất tăng từ 1.098.728 triệu đồng giá hiện hành (năm 2010) lên 1.194.991 triệu đồng (năm 2011).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, theo đúng định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đề ra đó là: giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần cỏc ngành cụng nghiệp xõy dựng cơ bản và thơương mại dịch vụ. Tuy nhiờn cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối chậm và tỷtrọng của ngành nông, lâm,ngư nghiệp còn chiếm tỷlệcao.

82%

5.71%

12.29%

Nông - lâm -ngư

Công nghiệp - xây dựng Thương mại -dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đàn Năm

Ngành

2011 2012 2013

Giá trị (tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tr.đồng)

Cơ cấu (%)

Nông nghiệp 1.459.805 55,82 1.554.692 52,73 1.663.520 50,05

Công nghiệp–Xây dựng 600.449,94 22,96 736.510,45 24,98 875.134,50 26,33

Dịch vụ 554.945,46 21,22 657.198,47 22,29 785.061,79 23,62

Tổng số 2.615.200,4 100 2.948.400,5 100 3.323.716 100

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Nam Đàn Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm qua các năm với 55,82% năm 2011 giảm xuống còn 50,05% năm 2012, tỷtrọng các ngàng công nghiệp- xây dựng tăng đều qua các năm, và tỷtrọng ngàng dịch vụ cũng tăng với 21,22% năm 2011 tăng lên 23,62%

năm 2013. Trong bản thân các ngành cũng có sựphát triển đúng hướng.

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định. Tổng sản lượng lương thực tăng dần qua các năm: năm 2011là 80.869 tấnvà năm 2013 đạt 87.367 tấn.

Trong trồng trọt cơ cấu giống cây trồng được chuyển đổi theo hướng tăng giống có năng suất, chất lượng.

Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ từng bước tăng trưởng. Vào năm 2011 giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 554.945,46 triệu đồng đến năm 2013 đã tăng lên 785.061,79 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

Nam Đàn là một huyện có diện tích khá rộng trong tỉnh với tổng diện tích đất đai lên đến 29.429,89 ha. Diện tích và cơ cấu sửdụng của từng loại đất cụthể như sau:

Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai huyện từ năm 2011-2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013

SL (ha)

CC (%)

SL (ha)

CC (%)

SL (ha)

CC (%) I Tổng diện tích đất 29.429,89 100 29.429,89 100 29.429,89 100 1.1 Đất nông nghiệp 19.784,54 67,23 18.755,51 63,73 18697,57 63,53 +Đất SXNN 11.489,31 58,07 10.814,94 57,66 10.471,46 56,00 - Đất trồng cây hàng

năm 9.578,19 83,37 9.124,85 84,37 9.104,17 84,98

-Đất trồng cây lâu

năm 1911,12 16,63 1690,09 15,63 1.367,29 15,02

+Đất nuôi trồng thủy

sản 980,36 4,98 945,61 5,04 1.008,78 5,39

+ Đất lâm nghiệp 7257,29 36,68 6994,96 37,30 7.016,33 37,52 -Đất rừng sản xuất 3210,58 44,24 3322,66 47,50 3526,58 48,86 -Đất rừng phòng hộ 3114,05 42,91 3151,3 45,05 3169,12 43,91

-Đất rừng đặc dụng 4143,24 57,09 3843,66 54,95 7,23

1.2 Đất phi NN 6325,48 21,49 7499,47 25,48 7924,13 26,92 1.2.1 Đất chuyên dùng 3445,58 54,47 3547,72 47,31 3675,28 46,38 1.2.2 Đất ở 844,69 13,35 860,48 11,47 877,63 11,08 1.2.3 Đất khác 2035,21 32,17 3091,27 41,22 3371,22 42,54 1.3 Đất chưa sử dụng 3319,87 11,28 3174,91 10,79 2808,19 9,55

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Nam Đàn Nhìn chung, trong cơ cấu sửdụng đất đai của huyện Nam Đàn thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷlệlớn nhất với cơ cấu trên 60% trong 3 năm qua, tiếp đến là đất phi nông nghiệp và đất chưa sửdụng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần và diện tích đất phi nông nghiệp tăng là vì cũng như các địa phương khác trong cả nước thì Nam Đàn đang chuyển mình trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

quá trình CNH – HĐH trong đó giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp–dịch vụ.

Trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện chiếm tỷlệcao nhất nhưng lại liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2011 có diện tích là 11489,31ha chiếm 58,07%; năm 2012 là 10814,31 ha, chiếm 57,66%, giảm 3,07% so với năm 2011và tới năm 2013 con sốnày chỉcòn là 56%. Sựgiảm xuống rõ rệt này của đất sản xuất nông nghiệp chủyếu là sựgiảm xuống của diện tích đất trồng cây hàng năm. Trong khi đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản lại giảm nhẹ trong năm 2012 và năm 2013, cụ thể là năm 2011 có 980,36 ha chiếm 4,96%; năm 2012 là 945,61ha, chiếm 5,04% giảm so với năm 2011 là 3,54%. Còn đất lâm nghiệp thì có giảm nhưng với biến động thấp, điều này có được là do công tác giao đất giao rừng tốt, ban quản lý đã làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng theo đúng quy trình kỹthuật,thực hiện nghiêm túc các chỉ thị vềphòng chống cháy rừng do trên giao xuống. Trong đó thì đất sản xuất và đất rừng phòng hộ có xu hướng tăng lên, còn đất rừng đặc dụng thì giảm xuống.

Cùng với quá trình CNH – HĐH, diện tích đất phi nông nghiệp cho các hoạt động công nghiệp – dịch vụ tăng lên liên tục trong 3 năm qua từ 6325,48 ha chiếm 21,49% năm 2011 lên 7924,13 ha năm 2013 chiếm 26,92% diện tích đất tựnhiên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Bảng 5: Cơ sở vật chất hạ tầng của huyện năm 2012

STT Chỉ tiêu Số lượng ĐVT

1 Đường giao thông 1325,3 Km

1.1 Quốc lộ 56,6 Km

1.2 Tỉnh lộ 8,7 Km

1.3 Đường huyện 123 Km

1.4 Đường giao thông nông thôn 1107 Km

1.5 Đường thủy 30 Km

2 Đò ngang 7 Cái

3 Thủy lợi - -

3.1 Trạm bơm 100 Trạm

3.2 Hồ đập 45 Cái

3.3 Kênh mương 45,6 Km

4 Trạm điện 154 Trạm

5 Trường học 84 Trường

6 Trạm y tế 24 Trạm

7 Diện tích đất thể thao 86,5 Ha

8 Nhà văn hóa 330 Nhà

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Nam Đàn Hệ thống giao thông phân bố đều trên địa bàn huyện. Viêc quy hoạch và triển khai thực hiện mạng lưới giao thông đường bộbao gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã và các đường giao thông liên xóm đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tính đến thời điểm hiện nay thì có 1295,3km đường bộvà 30km đường thủy. Các tuyến đường ô tô đi qua địa bàn huyện dài 301,4km gồm: Quốc lộ46 từthành phố Vinh qua huyện dài 20km và quốc lộ 15A dài 36,6km, đường tỉnh lộ 539 và 540 dài 8,7km, các tuyến đường huyện dài 123km,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tuyến đường giao thông nông thôn dài 1107km. Tất cả mọi tuyến đường đều đang được nâng cấp lên, đáp ứng nhu cầu đi lại, thông thương của người dân trong và ngoài huyện. Đối với giao thông đường thủy thì có 30km đường sông vận chuyển hàng hóa từ trung tâm huyện đi cầu Bến Thủy. Có 1 cảng sông tại địa phận thị trấn và có 7 đò ngang chủyếu phục vụnhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, sỏi,…

Vềthủy lợi thì hiện nay huyện đã xây dựng được 100 trạm bơm tưới và 45 hồ đập lớn nhỏ và hệ thống kênh mương dài 45,6km phục vụ đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Vềhệthống điện năng thì đã có 154 trạm điện, toàn bộ các gia đình trên địa bàn huyện đã cóđiện sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)