Khối lượng cát khai thác trên sông

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 42 - 45)

2.2. Thực trạng khai thác cát trên sông Lam đoạn chảy qua huyện Nam Đàn

2.2.2. Thực trạng hoạt động khai thác cát trên sông Lam địa bàn huyện Nam Đàn

2.2.2.3. Khối lượng cát khai thác trên sông

Như đã đề cập ở trên, hiện tại trên địa bàn huyện Nam Đàn có 56 thuyền thường xuyên tiến hành hoạt động khai thác cát trên sông. Và ngoài ra vào các tháng cao điểm như tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 10 còn có them nhiều tàu thuyền từ các địa phương khác như Đô Lương, Hưng Nguyên, thậm chí có cả các thuyền từ phường Bến Thủy – thành phố Vinh ngược lên khai thác trên địa bàn huyện. Các thuyền này đều hoạt động khai thác trái phép không chỉ vào ban ngày mà còn tổchức khai thác vào cả ban đêm, mua bán không có hóa đơn do đó rất khó để có thể kiểm soát được khối lượng cát được khai thác trên địa bàn. Và trên thực tế, hiện nay chưa có bất kỳ một thống kê chính thống nào về khối lượng cát được khai thác trên địa bàn huyện.

- Theo ước tính của các chuyên viên phòng TNMT huyện Nam Đàn thì khối lượng cát tiêu thụ của các bến tại huyện như sau: Các bến có khối lượng xuất bến thường xuyên là 15-20 m3/ ngày với 10 bến; Các bến có khối lượng xuất bến không thường xuyên là 5-10 m3/ ngày với 09 bến. Như vậy, nếu tính bình quân khối lượng cát tiêu thụ của mỗi bến trên địa bàn huyện là 15 m3/ngày/bến thì có thể tính ra mỗi

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngày khối lượng cát tiêu thụ trên địa bàn là 285 m3/ ngày. Và mỗi tháng thì lượng cát tiêu thụlà xấp xỉ9000 m3/tháng.

- Còn nếu căn cứ vào số lượng kê khai tối thiểu của các chủ bến để tiến hành tính thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường các chủ bến phải tiến hành nộp thay trong năm 2011 đó là 90.578.800 Vnđ phí bảo vệmôi trường và 67.384.000Vnđ thuế Tài nguyên. Và căn cứvào kết quảlàm việc của Đoàn thanh tra huyện với các chủbến và Chi cục thuếquyết định như sau:

+ Giá cát các loại để tính thuế Tài nguyên là 16.000 Vnđ/ m3. Mức thuế suất theo nghị quyết số928/2010/UBTVQH12 ngày 19-04-2010 của UBTVQH vềviệc ban hành biểu mức thuếsuất thuế tài nguyên đối với cát các loại là 10%.

+ Mức phí bảo vệ môi trường đối với cát các loại là 2000 Vnđ/m3 ( Theo nghị quyết số 63/2008/NĐ-CP ngày 13-05-2008 vềphí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản).

Theo đó thì khối lượng cát tiêu thụ hàng tháng trên địa bàn huyện chỉ ở mức trên dưới 6000 m3/tháng.

- Tuy nhiên theo kết quả điều tra sơ bộlại cho thấy một con sốhoàn toàn khác.

Bảng 8: Tình hình khai thác của các thuyềnvào các tháng cao điểm trong năm

Chỉ tiêu Số lượng Đơn vị tính

Số ngày khai thác bình quân/tháng 24,80 Ngày

Khối lượng khai thác bình quân/thuyền/chuyến 52,50 M3

Số lần khai thác trung bình/ ngày 2 Lần

Khối lượng khai thác bình quân/ngày/thuyền 103 M3

Ước tính khối lượng khai thác/thuyền/tháng 2554,40 M3 Nguồn: SốLiệu Điều Tra 2014 Như vậy, theo kết quả điều tra các thuyền khai thác thì vào các tháng caođiểm lượng cát được khai thác trên sông Lam đoạn chảy qua địa bàn huyện Nam Đàn là hơn 2500 m3/thuyền/tháng. Và cũng theo đó thì tổng khối lượng cát khai thác trên địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

là xấp xỉ 140.000 m3/tháng. Đó là còn chưa kể đến lượng cát do các chủthuyền từ nơi khác tới khai thác trên địa bàn huyện. Tình trạng này kéo dài khoảng 4 tháng trong năm sẽnhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát trên địa bàn, đồng thời gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường.

Biểu đồ 2: Khối lượng cát khai thác bình quân tháng

Nguồn:sốliệu điều tra 2014 Qua đây có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa 3 con số này là rất lớn. Điều đó thể hiện những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng đối với hoạt động khai thác cát trên địa bàn huyện Nam Đàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác cát lòng sông và những ảnh hưởng của hoạt động này trên địa bàn huyện nam đàn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)