Nguồn lao động của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý lao động tại công ty honda việt nam áp dụng cho các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 21 - 28)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG VÀ

1.1. NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.4 Nguồn lao động của Việt Nam hiện nay

Việt Nam có qui mô dân số vào loại lớn, đó là vốn quý, là tiềm năng rất lớn phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và ngay cả trong tương lai. Dân số lớn và ngày càng tăng cũng là những cản trở lớn đối với sự phát triển đất nước. Qui mô và chất lượng dân số là tiềm năng và sức mạnh của nguồn lao động, nó ảnh hưởng và có tính quyết định đến sự phát triển của một quốc gia.

Việt Nam là quốc gia có qui mô dân số lớn thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới .Tiềm năng gia tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ

và tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi vẫn tăng ở mức độ cao, từ 21,1 triệu năm 1999 lên 25,5 triệu năm 2009. Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong thập niên qua và tiếp tục giảm trong các năm về sau, nhưng trong 10 năm tới, dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến tính bền vững và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, Việt Nam có một số lượng lớn người đến độ tuổi lao động với 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động vốn đã đông đảo này.

Do giảm sinh nhanh và tuổi thọ tăng (năm 2008 tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi ,nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi đứng thứ 4 Đông Nam Á , đứng thứ 20 châu Á và thứ 83 trên Thế Giới), dân số nước ta chuyển sang quá trình già hóa. Số trẻ em dưới 15 tuổi mặc dù giảm từ 25,08 triệu năm 1999 xuống 21,44 triệu năm 2009 nhưng vẫn ở mức cao, tạo nên thách thức lớn cho gia đình và xã hội trong việc nuôi dạy, đào tạo và tạo việc làm cho thế hệ trẻ. Người già từ 60 tuổi trở lên tăng từ 6,08 triệu năm 1999 lên 7,72 triệu năm 2009 làm gia tăng nhu cầu đảm bảo phúc lợi xã hội và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già. Số người từ 15 – 59 tuổi tăng từ 44,08 triệu năm 1999 lên 56,62 triệu năm 2009, đây là tiềm năng to lớn cho sự phát triển đất nước nếu lực lượng này được đào tạo và sử dụng hợp lý, ngược lại chính lực lượng này là áp lực lớn đối với sự phát triển nếu không được đào tạo thích hợp và không có đủ việc làm ổn định.

Quy mô dân số của Việt Nam trong khoảng thời gian 1999- 2009 như sau:

Bảng 1.1. Quy mô dân số Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1999 – 2009

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2005 Năm 2009

Tổng số dân (triệu người) 76,31 83,07 85,78 Trong đó :

Dưới tuổi lao động (%) 33.11 29.24 25

Trong tuổi lao động (%) 58.03 62.1 66

Hệ số phụ thuộc 0.72 0.61 0.51

( Nguồn : Chiến lược phát triển dân số đến năm 2010 )

Hệ số phụ thuộc giảm từ 0,72 năm 1999 xuống 0,51 năm 2009 và còn giảm xuống thấp hơn nữa trong những năm tiếp theo. Như vậy dân số Việt Nam đang tiến đến “cơ cấu dân số vàng”

b. V cht lượng lao động

Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn lao động Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp.

Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn lao động cao cấp và công nhân tay nghề cao vẫn là mối quan tâm của các nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cần các chuyên gia về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về ngoại ngữ, những công nhân có tay nghề cao, ham học hỏi. Tuy nhiên nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn chế.

Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam còn yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét rằng “Lao động Việt Nam rất tốt khi tự mình giải quyết

công việc, nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều”.

Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể thành đạt được cho dù họ đã tập hợp được đội ngũ nhân công có đẳng cấp cao.

Theo đánh giá, các chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay thường nhấn mạnh đến đào tạo kiến thức lý thuyết chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành. Hầu hết các sinh viên ra trường không thể bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua một thời gian đào tạo lại. Để tạo thêm một bước tiến về đào tạo, cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cần có sự thay đổi theo hướng ưu tiên lao động có chất lượng, có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Với thực trạng lao động Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy lao động Việt Nam còn ở trình độ thấp, và có khoảng cách khá xa so với trình độ lao động theo yêu cầu của nền kinh tế tri thức.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn ít và không cân đối, Tính đến năm 2009, cả nước có 8,6 triệu người đã được đào tạo chiếm 13,4% dân số từ 15 tuổi trở lên trong đó: 2,6 % đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7 % đã tốt nghiệp trung cấp, 1,6% đã tốt nghiệp cao đẳng, 4,2% đã tốt nghiệp đại học, 0,2% đã tốt nghiệp trên đại học.

- Chất lượng đào tạo lao động, nhất là ở bậc đại học nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và với trình độ các nước trong khu vực có mặt còn kém. Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn lao động cho công nghiệp hóa rút ngắn và trình độ chưa theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức.

- Chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng tốt các yêu cầu công việc mang tính chuyên nghiệp cao. Theo đánh giá của tổ chức Liên hiệp

Quốc: “Chất lượng đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86 /60 điểm (60 điểm là điểm tối đa), trong khi của Singapore là 42,16 điểm, Trung Quốc 31,5 điểm, Thái Lan 18,46 và Philipin 29,85 điểm”. Vì vậy, trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất mang tính chuyên nghiệp, lao động Việt Nam đã thể hiện rất rõ những yếu kém của họ.

c. Xut khu lao động

Từ nhiều năm nay, xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là một hướng quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giúp người lao động có cơ hội thoát nghèo nhanh và bền vững. Nhờ XKLĐ nhiều gia đình đã thoát nghèo, đời sống được cải thiện…

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, những năm gần đây người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động ngày càng đông. Hiện nay Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Năm 2007, đã có 85.020 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, năm 2008 có trên 87.000 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2009, mặc dù gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước tiếp nhận lao động của Việt Nam hạn chế tiếp nhận lao động, nhưng trong năm 2009 số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 73.028 người, nâng tổng số lao động VN hiện đang làm việc ở nước ngoài lên trên 486.000 lao động. Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm sức ép việc làm trong nước, góp phần giảm nghèo trong một bộ phận nhân dân. Những địa phương có số lao động đi XKLĐ đông nhất là Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình,…

Đối với những địa phương này, công tác XKLĐ luôn được các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt quan tâm, được cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện, các ngành và đoàn thể cùng vào cuộc, cùng chung tay, góp sức lãnh

đạo, chỉ đạo và tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, đặc biệt là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Thống kê cho thấy, mỗi năm người lao động ở các tỉnh này gửi về trên 500 tỷ đồng, góp nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh.

Năm 2010 sẽ có thêm nhiều thị trường hứa hẹn cần số lượng lớn lao động. Hiện nay, các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Trung Đông (, Ả rập Xê út, Quata…) là những thị trường luôn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam với yêu cầu không quá cao về tay nghề, ngoại ngữ.

Malaysia gần đây cũng khởi sắc và có nhiều đơn hàng tốt. Một thị trường mới nhưng được đánh giá là khá triển vọng là Libya. Tính riêng trong năm 2009, Việt Nam đã đưa được gần 4.000 lao động đi làm việc ở Libya và đến thời điểm này vẫn đang tiếp tục. Dự đoán năm 2010, đây sẽ vẫn là thị trường có nhu cầu lao động lớn.

Trung Đông là thị trường trọng điểm đưa lao động đi trong năm nay.

Được biết, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang triển khai chương trình đưa 4.000 lao động sang làm nhân viên bảo vệ tại UEA với mức lương khá tốt. Ả rập Xê út cũng là quốc gia được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tăng cường đầu tư, khai thác để đưa lao động sang làm việc.

Thị trường Đài Loan vẫn là một thị trường trọng điểm, đang có nhu cầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và khán hộ công trong viện dưỡng lão. Macau -Hồngkông cũng đang ‘‘khát’’ lao động giúp việc gia đình. Hàn Quốc trong những năm qua là nước mà nhiều lao động Việt Nam mong muốn được đến làm việc.

Số lượng lao động Việt Nam được ký hợp đồng và sang làm việc tại Hàn Quốc luôn đứng đầu trong số các nước đưa lao động sang làm việc tại đây. Với

sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc, năm 2010 số lượng lao động được đưa sang làm việc tại Hàn Quốc có thể sẽ tăng hơn nhiều so với năm 2009.

Nhật Bản cũng đang cần tuyển tu nghiệp sinh sang làm việc tại nước này, nếu lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành nông lâm, trồng trọt, thổ nhưỡng, hoá sinh, môi trường tuổi đời từ 23 – 30 có thể sang làm việc với mức lương khá cao từ 25 – 30 triệu đồng/tháng... Hiện, Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Ngoại giao và các doanh nghiệp XKLĐ khai thác nhiều thị trường hơn để đưa lao động đi làm việc, trong đó tập trung khai thác hợp đồng lao động trình độ cao sang các nước như Úc, New Zealand, Canada, Phần Lan, Thụy Điển...

Để đẩy mạnh công tác XKLĐ trong năm nay, để có nhiều lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, các ngành chức năng và các địa phương cần xây dựng làm điểm mô hình XKLĐ hiệu quả tại một số xã, phường, thị trấn. Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động, doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu lao động cần chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ cho người lao động. Các cấp, các ngành cần quan tâm nghiên cứu ban hành một số chính sách ưu tiên cho xuất khẩu lao động, hỗ trợ tích cực cho lao động thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo, người dân tộc...

Các địa phương cần phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động tìm kiếm, chọn lựa những đơn vị XKLĐ có uy tín để tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở các nước truyền thống phù hợp với khả năng kinh tế của từng người, đi từ thị trường có thu nhập thấp đến thị trường có thu nhập cao. Đồng thời, cần tích cực mở rộng thị trường mới nhằm tạo cơ hội cho người lao động ra nước ngoài làm việc an toàn, chất lượng, thu nhập cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý lao động tại công ty honda việt nam áp dụng cho các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)