CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG KINH NGHIỆP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM CHO CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2020 Mục tiêu phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là: “… Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng. Xây dựng cơ sở vật chất, đặt nền móng hướng tới trở thành trung tâm kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực Tây – Bắc và Bắc bộ với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ trong một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp vào những năm cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30”.
Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh phải chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng, nguồn lực, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững.
Quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, năng động, sáng tạo hơn, tập trung mọi nguồn lực, phát huy mọi lợi thế, tranh thủ sự chỉ đạo của Trung ương, sự hỗ trợ, hợp tác của các tỉnh thành trong cả nước, sự hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng cao, hiệu quả, theo hướng bền vững.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020
TT Danh mục 2008 2010 2015 2020
1 Tổng GDP (tỷ đồng, giá hiện
hành) 22,152.7 29,200.0 72,742.0 171,882.0
2 Cơ cấu GDP(%) 100.0 100.0 100.0 100.0
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 17.7 16.7 11.1 9.0
Công nghiệp - xây dựng 58.3 59.4 64.7 61.0
Dịch vụ 24.0 23.9 24.3 30.0
3 GDP/người (giá thực tế)
Triệu đồng 21.8 26.6 57.5 123.7
USD 1,284.0 1,508.0 2,977.0 5,842.0
4 Tăng trưởng GDP (%) 9.1 14.1 12.9 12.8
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4.0 3.9 3.5 3.8
Công nghiệp - xây dựng 12.0 16.4 14.4 14.8
Dịch vụ 9.0 11.3 10.3 10.5
5 Vốn đầu tư ( Triệu USD) giá
năm 2008 1,018.0 6,378.0 11,016.0 18,411.0
( Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc) 3.1.2. Những lĩnh vực ưu tiên phát triển
- Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: Chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí, đồ điện dân dụng, điện tử, hoá chất, giầy da xuất khẩu, vật liệu xây dựng... để thay thế hàng nhập khẩu, tiêu dùng trong nước và hướng mạnh xuất khẩu.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp tập trung như Kim Hoa và các cụm công nghiệp như Khai Quang, Lai Sơn (Vĩnh Yên), Quang Minh, Xuân Hoà, Hương Canh (Bình Xuyên). Đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề.
- Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu vui chơi, giải trí, nhà nghỉ, căn hộ cho thuê ở Tam Đảo I, Tam Đảo II, Đại Lải, Đầm Vạc, khu hồ làng Hà để tạo điều kiện cho phát triển du lịch.
- Tập trung huy động các nguồn vốn, mở rộng các tuyến đường quan trọng vào các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đặc biệt các tuyến quốc lộ 2 từ Nội Bài về Vĩnh Yên, nâng cấp mạng lưới điện, các trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá có khối lượng sản phẩm lớn đạt chất lượng cao, nhằm đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực, Vĩnh Phúc sẽ tập trung phát triển mạnh các cây, con như: Các loại rau quả và hoa quả cao cấp, cây ăn quả, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn, gà ...
- Chú ý hơn nữa đến văn hoá, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác:
+ Tổ chức các Festival văn hoá truyền thống.
+ Xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước
"Làng nghề hoá" bằng cách phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
3.1.3. Các giải pháp và chính sách phát triển
Huy động tối đa vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong dân cư và tỉnh ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng hoạt động tín dụng,, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh; Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường. Tranh thủ tối đa thị trường nước ngoài từ các doanh nghiệp FDI.
Hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu
ứng dụng tiện bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Khuyến khích sử dụng công nghệ có hàm lượng chất xám cao, công nghệ sạch.
Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên vật liệu gắn với việc xây dựng các cơ sở chế biến. Nghiên cứu thực chế độ bảo hiểm với người cung cấp nguyên liệu. Hỗ trợ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất, chuyển giao kỹ thuật mới. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tay nghề.
Phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu theo nhiều kênh; Gửi đến các khóa học do các bộ ngành trung ương liên quan tổ chức, xin hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo… Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, … phù hợp với xu thế phát triển khoa học – công nghệ chung của cả nước và quốc tế.
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản hiện nay là quốc gia phát triển đứng hàng thứ hai sau Mỹ. Nhật có một nền văn hóa truyền thống và tính chất nhân bản. Xã hội Nhật Bản có truyền thống có đẳng cấp rõ rệt, có mục tiêu chú trọng là liên kết, phát triển. Hệ thống quản lý lao động ở đây về truyền thống có những nét đặc trưng như sau:
- Công ty là một đại gia đình, làm việc có nhóm, bạn, nhiều mối quan hệ chồng chéo.
- Nhân viên và công ty cùng chung vận mệnh do chế độ thâm niên và làm việc suốt đời.
- Chế độ tuyển dụng lâu dài, có thể suốt đời. Nhân viên trung thành, quan tâm đến lợi ích lâu dài, có lòng tự trọng, có tinh thần tập thể cao, chăm chỉ, tích cực, nhiệt tình trong công việc, thực hiện hết việc, không hết giờ.
- Đào tạo được áp dụng theo diện rộng, đa kỹ năng, chú trọng vấn đề chất lượng và mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.
- Lương bổng, khen thưởng, kích thích mang tính bình quân, thâm niên vẫn là một yếu tố quan trọng làm cơ sở đề bạt, thăng tiến.
- Mô tả công việc không rõ ràng, phạm vi rộng, nội dung phong phú.
- Có sự phân biệt lớn giữa nam và nữ nhân viên trong tuyển dụng, đào tạo, cơ hội thăng tiến, tiền lương.
- Ra quyết định theo nhóm, nhân viên thích tham gia quản trị.
Tuy nhiên từ cuối năm 1970 đến nay, đặc biệt trong thập kỷ 90, các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ kỹ thuật của nước Nhật đã có những thay đổi căn bản. Trong nhiều công ty dần hình thành sự đối nghịch về triết lý cuộc sống giữa thế hệ nhân viên trung niên và cao tuổi với lớp thanh niên. Lớp thanh niên Nhật ngày nay đã tiếp nhận một phần nếp sống Phương Tây. Họ không coi trọng yếu tố trung thành với công ty như trước, không đánh giá cao tính ưu việt của chế độ tuyển dụng suốt đời.
Ngược lại, họ muốn đề cao yếu tố tự do cá nhân, muốn được hưởng thụ nhiều hơn, chú trọng đến các giá trị vật chất. Quản lý lao động của Nhật vì thế đã có những điều chỉnh như: Chế độ tiền lương thâm niên được bổ sung thêm các yếu tố hệ thống phẩm chất công việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố khả năng và kết quả thực tế thực hiện công việc,...
3.2.2. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là quốc gia trẻ của Châu Á (thành một nhà nước tự chủ vào năm 959) được Âu hóa, thông thạo tiếng Anh. Theo thống kê vào năm 2007, dân số của nước này khoảng 4,6 triệu người (trong đó 76,8% là người Hoa; 13,9%
người Mã Lai; 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác), nguồn lao động của Singapore đa dạng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo. Chính phủ chú trọng đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, đầu tư mạnh vào phát triển nguồn lao. Singapore đã xác nhận các giá trị quốc gia cho phép công dân Singapore giữ được các đặc trưng và di sản văn hóa của mình gồm: Quyền lợi quốc gia đặt trên quyền lợi của cộng đồng; quyền lợi của xã hội đặt trên quyền lợi cá nhân trọng đối với cá nhân; đồng lòng, nhất trí, tránh xung đột; hòa chủng tộc và tôn giáo.
Lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở mọi người về sự cần thiết tôn trọng, hào hiệp giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ tham dự vào tất cả các lĩnh vực kinh tế của đất nước, định hình sự phát triển kinh tế, xã hội và quản lý xí nghiệp. Singapore đưa ra các chính sách khích lệ thu hút chất xám ở nước ngoài, kích thích đầu tư, chuẩn bị sẵn đội ngũ công nhân được đào tạo và có kỷ luật cao, tuyển chọn các công ty nước ngoài ổn định có công nghệ tiên tiến và đã được chuẩn bị để đầu tư lâu dài.
Hoạt động quản lý lao động của Singapore có tính chất chuyên nghiệp và có nhiều điểm giống thực tiễn quản lý lao động của Phương Tây, cụ thể là:
- Đề cao vai trò của nguồn lao động - Thực hiện hoạch định nguồn lao động
- Áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng nhằm tuyển được những nhân viên giỏi.
- Chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển; coi đào tạo là một cơ sở quan gia đình là hạt nhân cơ bản của xã hội.
- Áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
- Chú trọng các biện pháp nâng cao quyền lực cho nhân viên.
- Kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Còn phong cách Á Đông trong quản lý lao động của Singapore thể hiện thông qua sự quan tâm đặc biệt đến phúc lợi, công bằng xã hội và gia đình nhân viên.
Singapore đã đạt được sự đoàn kết chính trị mà không cần sự đồng nhất chủng tộc, phát triển được tính hiệu năng cần thiết trong cạnh tranh mà vẫn giữ được trọng trách của Nhà nước đối với an sinh xã hội. Kinh nghiệm của Singapore cũng chỉ ra rằng, nếu có cơ chế quản lý kinh doanh tốt thì các doanh nghiệp Nhà nước vẫn hoạt động thành công tốt đẹp.