PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CTCP CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM HUẾ
2.6 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán tạiCông ty.
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của CTCP Công nghiệp thực phẩm Huế.
(Nguồn: Phòng kế toán –Tài vụCTCP Công nghiệp thực phẩm Huế)
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán.
Kế toán trưởng: Là người tổ chức công tác kế toán các mặt hoạt động SXKD của Công ty, là giám sát viên của Nhà nước về mặt tài chính đối với các mặt hoạt động SXKD của Công ty; tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức công tác kế toán và bộ máy
Kế toán hàng hóa, công nợ Kế toán trưởng
Kế toán Thanh toán, Tiền lương
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ Kế toán Vật tư,
TSCĐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
kế toán phù hợp với điều kiện hoạt động của Công ty; tổ chức công tác hạch toán kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước; giải quyết các mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến công tác tài chính của Công ty; kí duyệt các sổ sách và các báo cáo kế toán.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán, vào sổ cái, lập báo cáo quyết toán, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về cung cấp số liệu phòng kế toán, theo dõi, ghi chép tình hình biến động tài sản của đơn vị.
Kế toán Thanh toán, tiền lương: Có nhiệm vụ phản ánh thu chi, tồn quỹ tiền mặt ở Công ty. Hàng ngày đối chiếu với thủ quỹ, cuối tháng kiểm kê quỹ tiền mặt, tập hợp số liệu và nộp cho kế toán tổng hợp. Đồng thời, theo dõi tình hình tiền gửi ngân hàng, làm thủ tục vay, thanh toán, chuyển Séc, rút tiền mặt… theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả vào sổ chi tiết. Nộp kịp thời các khoản thuế, BHXH, kinh phí công đoàn… khi có thông báo. Cuối mỗi tháng, tiến hành tính lương, các khoản trích theo lương, lập bảng thanh toán lương…
Kế toán vật tư, TSCĐ: Quản lý toàn bộ quá trình nhập - xuất - tồn tại doanh nghiệp, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, TSCĐ.
Kế toán hàng hóa, công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phát sinh, báo cáo công nợ nhanh hàng ngày; theo dõi nhập, xuất, tồn hàng hoá, hàng dự trữ. Lập biên bản đối chiếu công nợ đối với khách hàng, công nợ thanh toán đối với người bán, công nợ nội bộ ngành, theo dõi công tác cước phí vận chuyển cho khách hàng, tổ chức thu hồi công nợ.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, ngân phiếu theo các chứng từ đã được kí duyệt; nộp kịp thời và đầy đủ tiền bán hàng vào ngân hàng, rút tiền mặt tại ngân hàng để chi, bảo đảm sự phù hợp giữa tiền mặt tồn quỹ thực tế và sổ sách. Thực hiện tốt chế độ kiểm kê đột xuất và định kỳ quỹ tiền mặt.
2.6.2 Hình thức kế toán áp dụng tạiCông ty.
Do đặc thù của Công ty - là một doanh nghiệp có số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán cao và thường sử dụng máy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH
- BCTC
- Báo cáo kế toán quản trị
SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết
vi tính vào kế toán - nên sổ tổng hợp được áp dụng tại Công ty là sổ nhật ký chung và sổ cái cho các tài khoản. Phần mềm kế toán máy mà Công ty đang sử dụng là Bravo 6.3.
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
2.6.3 Các chế độ kế toán áp dụng tạiCông ty.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTCngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
a. Hệthống tài khoản sử dụng tạiCông ty.
Dựa vào đặc điểm kinh doanh của mình, Công ty đã tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC.
b. Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty.
Chỉ tiêu lao động tiền lương: bao gồm: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, giấy đi đường, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, bảng kê nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương, BHXH.
Chỉ tiêu HTK gồm có: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư, bảng kê mua hàng, bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
Chỉ tiêu tiền tệ gồm có: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND).
Chỉ tiêu tài sản cố định gồm có: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
c. Hệ thống BCTC sử dụng tạiCông ty.
Hiện nay, Công ty tổ chức hệ thống báo cáo theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống này gồm những báo cáo sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01- DN).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN).
- Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09 – DN).
d. Các chính sách kế toán được áp dụng chủ yếu tạiCông ty.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.
- Nguyên tắc ghi nhận HTK: theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị HTK cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp KKTX.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo giá gốc.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng.
- Hạch toán thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
Tóm tắt chương 2: Chương 2 đã giới thiệu về CTCP Công Nghiệp Thực Phẩm Huế từ quá trình hình thành và phát triển, quy trình sản xuất cho đến bộ máy quản lý của Công ty. Đặc biệt, tôi đã phân tích tình hình lao động, tài sản – nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2011.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL VÀ