PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề liên quan đến kiểm toán số dư đầu năm trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên
1.1.2. Các khoản mục thường được kiểm toán số dư đầu năm trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên
1.1.2.4. Khoản mục tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Theo tính chất sở hữu, TSCĐ được chia thành 2 loại:
- TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
- TSCĐ thuê ngoài.
Trong TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị, phân loại theo tính chất và đặc trưng kỹ thuật của tài sản (cách phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay trong công tác hạch toán và quản lý TSCĐ ở các DN) thì TSCĐ được chia thành: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính.
- TSCĐ hữu hình: TheoChuẩn mực Kế toán Việt Nam số 03- TSCĐ hữu hình thì “TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ hữu hình”. Cụ thể, tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:
+ Một là chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Hai là nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Ba là thời gian sử dụng trên một năm.
+ Bốn là có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành ( Theo Điều 3, Điểm 1, Thông tư 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính quy định tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên).
- TSCĐ vô hình: Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04- TSCĐ vô hình,
“TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”.
- TSCĐ thuê tài chính: Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 06- Thuê tài sản, “TSCĐ thuê tài chính là sự thỏa thuận giữa hai bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời
Trường Đại học Kinh tế Huế
gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hay nhiều lần. Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”.
1.1.2.4.2. Đặc điểm của TSCĐ ảnh hưởng tới kiểm toán
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khoản mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên BCĐKT.
TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng xuất lao động, từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản suất kinh doanh chứ không phải để bán và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần. Giá trị của chúng được chuyển dần vào chi phí hoạt động và sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hoá, dịch vụ.
Một đặc điểm riêng có của TSCĐ là trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ, các DN cần theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ.
- Quản lý về mặt hiện vật bao gồm quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ. Về số lượng, bộ phận quản lý TSCĐ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN. Về mặt chất lượng, công tác bảo quản phải đảm bảo tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ.
- Quản lý về mặt giá trị: Là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. DN phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. Đồng thời, phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. Những sai sót trong việc tính toán các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao,… thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCTC. Ví dụ, việc trích
Trường Đại học Kinh tế Huế
khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hoặc thấp hơn so với tỷ lệ khấu hao quy định làm tăng hoặc giảm chi phí so với thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của DN.
Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như chi phí thành lập DN, quyền sử dụng đất, giá trị phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về lợi thế thương mại thường có nhiều sai sót trong quá trình tập hợp và rất khó đánh giá chính xác giá trị.
1.1.2.4.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ Mục tiêu kiểm
toán chung
Mục tiêu kiểm toán cụ thể
Hiện hữu
Các TSCĐ được ghi vào sổ là có thật.
Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ được ghi nhận trong kỳ đều có căn cứ ghi sổ hợp lý.
Đầy đủ
Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong kỳ đều được ghi sổ.
Chi phí và thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều được ghi sổ đầy đủ.
Tính giá
Nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ được tính đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành.
Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, hợp lý, nhất quán giữa các kỳ.
Chính xác số học
Các số liệu cộng sổ và chuyển sổ; các chi tiết trong số dư trên sổ cái tài khoản TSCĐ phải trùng khớp với số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ.
Phân loại và trình bày
Việc trích khấu hao được tính toán và phân loại theo đúng mục đích sử dụng của TSCĐ.
Phân loại TSCĐ thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính theo đúng quy định hiện hành.
Quyền và nghĩa vụ
Đơn vị thực sự sở hữu, kiểm soát các TSCĐ được ghi sổ.
Các TSCĐ nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của DN đều được theo dõi.
Trường Đại học Kinh tế Huế