PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN SỐ DƯ ĐẦU NĂM
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán số dư đầu năm trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên
3.2.1. Giải pháp chung cho toàn công ty
Công ty cần phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, hoạt động kiểm toán đang rất phát triển, số lượng khách hàng không ngừng tăng lên nhưng trong điều kiện giới hạn về nhân sự và thời gian, đôi khi công ty phải chấp nhận từ chối những khách hàng tiềm năng. Đây không thể là chiến lược lâu dài của một công ty kiểm toán mong muốn phát triển, mong muốn ngày càng mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Như vậy, vấn đề nâng cao nguồn nhân lực là việc làm rất cần thiết không chỉ để đáp ứng được số lượng khách hàng ngày một đông đảo mà còn đảm bảo cho chất lượng kiểm toán cũng được nâng cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tăng cường tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo nhằm nâng cao năng lực làm việc cho các KTV. Đặc biệt là các khóa học nhằm phát triển các thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ hay việc sử dụng hiệu quả thủ tục phân tích, việc tìm hiểu về những đặc điểm đáng chú ý của từng ngành nghề kinh doanh hay phương pháp phỏng vấn hiệu quả,….
Trong điều kiện hạn chế về nhân sự như hiện nay, công ty cần thực hiện việc sắp xếp các nhóm kiểm toán cho từng khách hàng sao cho trong một niên độ kiểm toán, nhân sự được ổn định đối với một khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần phân bổ thời gian cho các khách hàng một cách hợp lý hơn tùy từng khối lượng công việc, kinh nghiệm của các KTV.
Ngoài ra, công ty nên tăng cường tuyển dụng các KTV đáp ứng nhu cầu kiểm toán, giảm áp lực công việc căng thẳng như hiện nay. Đồng thời công ty cũng nên có những chính sách đãi ngộ nhân sự tốt hơn để khuyến khích nhân viên làm việc và giữ chân người tài, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.
Để việc kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn, trước khi xuống khách hàng thì các trưởng nhóm kiểm toán phải chủ động chuyển kịp thời các tài liệu cần thiết về khách hàng cho các KTV cấp dưới để có thể kịp thời nắm bắt thông tin quan trọng của DN, giúp hiệu quả và tiến độ công việc được nâng cao.
3.2.2. Giải pháp cho quy trình kiểm toán số dư đầu năm trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên của An Phát - chi nhánh Đà Nẵng
Hoàn thiện những quy định liên quan đến vấn đề số dư đầu năm nói riêng cũng như vấn đề kiểm toán năm đầu tiên nói chung. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán năm đầu tiên nói riêng cũng như chất lượng dịch vụ kiểm toán của công ty nói chung, công ty cần có sự chú trọng hơn trong việc nghiên cứu và hoàn thiện những quy định liên quan đến vấn đề số dư đầu năm nói riêng cũng như vấn đề kiểm toán năm đầu tiên nói chung, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về các thủ tục kiểm toán cần thực hiện, chỉ rõ ảnh hưởng của số dư đầu năm đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin, dữ liệu trên BCTC năm nay.
Trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên, KTV trao đổi với khách hàng về trách nhiệm phải thực hiện kiểm toán số dư đầu năm tài chính của KTV và yêu cầu
Trường Đại học Kinh tế Huế
khách hàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành công việc. Thực tế cho thấy, ngoại trừ những khách hàng lớn có điều kiện cập nhật và thực hiện các thông tư, chuẩn mực, đa số các DN hiện nay chưa được cung cấp hoặc chưa tự tìm hiểu các thông tư chuẩn mực, ngay cả những DN đã từng có sự thay đổi KTV cũng chưa được phổ biến về VSA 510 để phối hợp với KTV. Do vậy, KTV nên thỏa thuận trước với khách hàng về vấn đề này, nếu cần thiết, KTV có thể ràng buộc thêm điều kiện này trong hợp đồng kiểm toán. Điều này có ý nghĩa lớn nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. Ngoài ra, một điều quan trọng khác là KTV phụ trách các cuộc kiểm toán năm đầu tiên cần nhận thức đúng đắn về vấn đề này và thuyết phục khách hàng hiểu được sự cần thiết của nó để có một cuộc kiểm toán đạt chất lượng và hiệu quả đối với cả hai bên. Do đó, thông qua các đợt tập huấn định kỳ, công ty cần hướng dẫn cụ thể cho KTV để thực hiện tốt vấn đề trên.
Cần chú trọng hơn nữa trong việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời tăng cường hơn nữa việc sử dụng thủ tục phân tích để giảm thiểu khối lượng công việc của KTV. Nếu như công việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được làm tốt ở lần đầu tiên kiểm toán khách hàng thì ở những lần tiếp theo công việc này sẽ trở nên nhẹ hơn, thậm chí là không cần phải làm nhiều vì hệ thống kiểm soát nội bộ của DN thường ít có sự thay đổi lớn. Do đó, trong năm đầu tiên kiểm toán, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nên được đầu tư đúng mức tạo điều kiện thuận lợi để giảm thiểu khối lượng công việc cho sau này. Từ đó tránh được việc thực hiện những thủ tục không cần thiết gây mất thời gian và công sức của KTV.
Đồng thời, công ty cũng cần tăng cường sử dụng các thủ tục phân tích. Mục tiêu chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là so sánh và nghiên cứu các mối quan hệ, từ đó, giúp KTV thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu. Chính vì thế, tăng cường sử dụng các thủ tục phân tích là một phương án tốt, làm giảm khối lượng công việc của KTV trong việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Phần III