Chương II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRÊN
2. Kết quả khảo sát về nhận thức nhân viên về các yếu tố cấu thành văn hóa DN
2.3. Đánh giá thực trạng VHDN
2.3.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về các khía cạnh của văn hóa DN
Bảng 7: Đánh giá của cán bộ công nhân viên về các khía cạnh của văn hóa DN Mean Mức ý nghĩa (Sig)
K-S test
GT Tuổi TG VTLV TDHV TGLV SNCT
L I,M L A,K L A,K L A,K L A,K L A,K L I,M
Truyền thống
3,52 0,024 0,998 0,431 0,573 0,282 0,968 0,244 0,085 0,206 0,549 0,051 0,098 0,727 0,049 0,679
GT hữu hình
3,56 0,092 0,648 0,871 0,881 0,014 0,321 0,795 0,730 0,878 0,694 0,054 0,255 0,511 0,261 0,650
GT tán đồng
3,56 0,846 0,905 0,917 0,851 0,673 0,297 0,043 0,943 0,235 0,436 0,266 0,048 0,385 0,203 0,327
Đạo đức kd
4,02 0,347 0,723 0,247 0,755 0,998 0,380 0,933 0,960 0,176 0,012 0,853 0,604 0,558 0,893 0,878
Trách nhiệm XH
3,53 0,030 0,556 0,199 0,222 0,897 0,301 0,397 0,196 0,961 0,731 0,913 0,557 0,216 0,179 0,190
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)
K-S test: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test (L): Kiểm định Leneve
(I): Kiểm định Independent-sample T-Test (A): Kiểm định One-Way ANOVA
(M): Kiểm định MannWhitney (K):Kiểm định Kruskal-Wallis
2.3.2.1. Đánh giá các khía cạnh của VHDN
Kết quả thống kê cho thấy các yếu tố cấu thành VHDN theo đánh giá của nhân viên đều có giá trị trên mức 3- trung lập và gần bằng mức 4- đồng ý.
Qua bảng trên, nhận thấy Yếu tố Truyền thống có giá trị bằng 3,52. Điều này chứng tỏ truyền thống của ở mỗi công ty sẽ có giá trị khác nhau. Mỗi CBCNV sẽ có một cách nhìn khác nhau về yếu tố này của công ty mình. Có người sẽ thấy các yếu tố là thích hợp, nên duy trì và phát triển, nhưng cũng có những người thấy đó nên thay đổi, cải tiến. Cho nên điều này chưa thật sự chứng tỏ hầu hết các CBCNV đồng ý với các giá trị truyền thống của công ty mình
Yếu tố Trách nhiệm xã hội luôn được mọi người quan tâm và đánh giá cao, theo bảng trên bằng 3,53 chứng tỏ yếu tố này vẫn chưa được quan tâm một cách chu đáo, hay chỉ được quan tâm ở một số công ty chứ không được phổ biến rộng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Yếu tố Các giá trị hữu hình có giá trị bằng 3,56 cho thấy tất cả các giá trị như logo, đồng phục, khẩu hiệu đều được các CBCNV nhận biết và đồng tình với các yếu tố đó.
Yếu tố các giá trị được tán đồng đều bằng 3,56 cho thấy mọi thành viên trong DN đều hiều và biết đến tầm nhìn, mục tiêu, các chiến lược phát triển, triết lý kinh doanh của công ty mình. Từ đó mọi người sẽ có thái độ làm việc tích cực hơn và tự hào về công ty đang làm việc.
Yếu tố Đạo đức kinh doanh được đánh giá cao nhất, bằng 4,02. Điều này chứng tỏ các CBCNV thấy thỏa mãn khi làm việc tại công ty, đạo đức kinh doanh của công ty được đa số các CBCNV tán đồng, điều này là một lợi thế để doanh nghiệp có thể
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.3.2.2. Kiểm định sự khác biệt về đánh giá của CBCNV về các khía cạnh VHDN - Kiểm tra phân phối chuẩn
Từ kết quả trên cho thấy, mức ý nghĩa của nhân tố Hữu hình, Các giá trị được tán đồng và đạo đức kinh doanh có giá trị Sig đều lớn hơn 0,05, tức là chưa đủ cơ sở để bác bỏ gt Ho, đồng nghĩa với việc phân phối của các nhân tố này là phân chuẩn. Còn hai nhân tố Truyền thống (Sig=0,024) và Trách nhiệm xã hội (Sig=0,030) đều nhỏ hơn 0,05 đồng nghĩa với việc Ho bị bác bỏ, tức là hai nhân tố này có phân phối không phải là phân phối chuẩn. Vậy, giá trị thống kê về mức đánh giá các nhân tố này sẽ được kiểm định bằng kiểm định MannWhitney (Giới tính, Số nơi đã công tác) và kiểm định Kruskal-Wallis (Tuổi, Tôn giáo,…)
- Kiểm định phương sai
Qua bảng trên, tất cả các nhân tố đều có giá trị Sig lớn hơn 0,05, tức chưa đủ cơ sở để bác bỏ gt Ho, đồng nghĩa với phương sai giữa các nhóm đối tượng là bằng nhau.
Riêng nhân tố đạo đức kinh doanh có giá trị Sig=0,012 nhỏ hơn 0,05, vậy giả thiết Ho bị bác bỏ, tức phương sai giữa các nhóm có trình độ học vấn là khác nhau. Do đó, nhân tố này sẽ được kiểm định bằng kiểm định Kruskal-Wallis trong bảng thống kê.
- Kiểm định sự khác biệt
Nhìn vào bảng trên, nhận thấy tất cả các mức ý nghĩa trong bảng thống kê đều lớn hơn 0,05 đồng nghĩa với việc chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho. Do vậy, không có sự khác biệt về mức độ đánh giá về các khía cạnh VHDN giữa các nhóm đối tượng khác nhau (giới tính, độ tuổi, tôn giáo, vị trí làm việc trình độ học vấn, thời gian làm việc, số nơi đã công tác). Chỉ có duy nhất nhóm “độ tuổi” tương ứng với nhân tố ”Hữu hình” có giá trị Sig = 0,014 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Vậy, có sự khác biệt về mức độ đánh giá nhân tố ”Hữu hình” giữa các nhóm đối tượng có độ tuổi khác nhau.
Để làm rõ sự khác biệt trên, tiến hành phân tích sâu ANOVA. Có thể thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có độ tuổi trên 20 và nhóm có độ tuổi trên 40 vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình cặp này bằng 0,05 là mức ý nghĩa ta đã chọn ở kiểm định này. Điều này chứng tỏ những người lớn tuổi thường có một cách nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn những người nhỏ tuổi. Thực tế những người nhỏ tuổi hơn thường nhìn vào vẻ bề ngoài, hình thức nhưng những người lớn tuổi, có kinh nghiệm lại coi trọng
Trường Đại học Kinh tế Huế