CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG
2.2. Th ực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty
2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế GTGT tại Công ty
2.2.1.1. Xác định đối tượng chịu thuế
Theo quy định tại điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT”.
Áp dụng vào Công ty, ta thấy hoạt động chủ yếu của Công ty là thương mại, dịch vụ và sản xuất một số mặt hàng như tinh bột sắn, mủ cao su, viên nén năng lượng. Vậy đối tượng chịu thuế tại Công ty là những HHDV mua vào dùng cho SXKD, thương mại, dịch vụ và sản phẩm, HHDV cung ứng cho khách hàng.
Các đối tượng chịu thuế GTGT tại Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị gồm:
- Hàng tiêu dùng nhập khẩu: Dòng sản phẩm nhựa cao cấp của hãng JPC, sản phẩm nhựa của hãng Pioneer, hóa mỹ phẩm của hàng LION, hóa mỹ phẩm của hãng Cussons, sản phẩm của Công ty Beer Laos và các loại nước mắm con sò.
- Giống vật nuôi: bò giống, bò thịt Brahman, Charolaise; thức ăn cho bò thịt - Nông sản: hạt tiêu, ngô, lạc, tinh bột sắn.
- Viên nén Năng lượng.
- Dịch vụ lưu trú, nhà hàng.
- Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế.
- Dịch vụ cứu hộ, sửa chữa ô tô; thiết bị, phụ tùng ô tô.
- Máy nông nghiệp phục vụ sản xuất chăn nuôi.
- Cao su: SVL3R, SVL10.
- Phân bón: Phân vi sinh cho cây sắn.
2.2.1.2. Xác định đối tượng nộp thuế
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT”.
Đối chiếu với Công ty ta thấy Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị là tổ chức kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT ở Việt Nam. Là tổ chức kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nên Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị là đối tượng nộp thuế GTGT. Thể hiện trên các giấy tờ của hồ sơ khai thuế.
Người nộp thuế: Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị 2.2.1.3. Căn cứ tính thuế GTGT
a. Giá tính thuế GTGT:
Giá tính thuế GTGT của các loại HHDV mua vào và bán ra tại Công ty: Là giá bán chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng của HHDV do Công ty bán ra hay mua vào. Cụ thể:
- Đối với HHDV do CSKD bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với HHDV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với HHDV chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với HHDV vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với HHDV nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có).Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
b. Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT: Là thuế suất theo quy định của Luật thuế GTGT cho những hàng hóa trên. Cụ thể:
- HHDV mua vào và bán ra tại Công ty hầu hết đều áp dụng thuế suất 10% như các mặt hàng tiêu dùng, tinh bột sắn, dịch vụ du lịch, khách sạn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua từ khu thương mại Lao Bảo Công ty áp dụng mức thuế suất 0%.
Công thức xác định thuế GTGT tại Công ty:
Thuế GTGT= Giá chưa thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT.
2.2.1.4. Phương pháp tính thuế GTGT
Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị là một Công ty lớn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực SXKD, thương mại và dịch vụ. Đặc điểm của ngành SXKD cũng như các dịch vụ ảnh hưởng đến công tác thuế GTGT tại Công ty. Công ty thực hiện đầy đủ chế độ HĐCT kế toán và không thuộc các đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Với phương pháp này Công ty có thể áp dụng kê khai thuế GTGT một cách hợp pháp và thuận lợi nhất.
Để thực hiện tốt công tác kế toán thuế GTGT, Công ty đã thực hiện hạch toán thuế GTGT theo quy định mới nhất của Tổng cục thuế và áp dụng các Thông tư hướng dẫn đối với ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong từng thời kỳ hoạt động, các văn bản đó là:
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT.
- Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và nghị định 209/2013/NĐ-CP.
- Luật 31/2013 Sửa đổi bổ sung một số điều luật của luật thuế GTGT, CV 17557 một số điểm mới của luật.
- CV 7913/2014 về thuế GTGT đối với mủ cao su, 2164/2014 về thuế GTGT hàng trồng trọt, chăn nuôi…, 2272/2014 về vé máy bay.
- Thông tư 64/2013 về thuế VAT
- Một số công văn quy định về khấu trừ, hoàn thuế VAT, thanh toán nội bộ, tỷ lệ tính thuế GTGT.
2.2.1.5. Quy định về hóa đơn chứng từ
Căn cứ vào hoạt động SXKD tại Công ty; căn cứ các Nghị định, Thông tư quy định về HĐCT; căn cứ vào các quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của luật thuế GTGT và thông tư 219/2013/TT-BTC về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT để có thể thực hiện đúng các quy định về quản lý thuế GTGT và để đảm bảo Công ty không kê khai sai số thuế phải nộp. Chứng từ sử dụng là hóa đơn mẫu số 01/GTGT do Bộ Tài chính phát hành theo thông tư 39/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định như: giá bán, phần thuế GTGT và tổng giá thanh toán.
Công ty có các quy định về HĐCT hạch toán thuế GTGT như sau:
- Các hoạt động mua, bán HHDV phải sử dụng hóa đơn GTGT.
- Khi lập hóa đơn, tổ chức phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn như: Ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT và tổng giá thanh toán.
- Hóa đơn GTGT phải ghi chính xác tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán để xác định được người bán.
- Hóa đơn GTGT phải ghi chính xác tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (Công ty) để xác định được người mua.
- HĐCT sử dụng phải được Nhà nước cho phép lưu hành.
- Kèm với hóa đơn GTGT, nếu nghiệp vụ mua hàng đã thanh toán cho người bán thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nếu tổng giá trị thanh toán lớn hơn 20 triệu đồng.
Và một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Xử lý tình huống ghi sai hóa đơn:
Căn cứ Điều 20 thông tư số 39/2014/TT-BTC Công ty xử lý các trường hợp ghi sai hóa đơn như sau:
Trường hợp 1: Lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
thể hiện được lí do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
Trường hợp 3: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT…, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Các hóa đơn sai đều phải kê khai vào bảng kê (có ghi chú là hóa đơn sai hủy) và phải kê khai trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đối với cơ quan thuế.
2.2.1.6. Khấu trừ thuế và xác định số thuế GTGT phải nộp vào NSNN
Công ty chỉ phát sinh các hoạt động SXKD HHDV chịu thuế, không có hoạt động SXKD HHDV không chịu thuế.
Căn cứ vào bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra để xác định số thuế GTGT đầu ra. Từ đó xác định số thuế GTGT phải nộp vào NSNN theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Theo nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế, thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng sẽ là số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tháng đó (nếu thuế đầu vào ít hơn thuế đầu ra). Số thuế GTGT phải nộp là số dư còn lại sau khi khấu trừ trên TK 331.
2.2.1.7. Hoàn thuế GTGT
Công ty không phát sinh nghiệp vụ hoàn thuế GTGT do không phát sinh trường hợp đủ điều kiện hoàn thuế GTGT vì hầu hất các tháng số thuế GTGT đầu ra luôn lớn hơn số thuế GTGT đầu vào. Tuy có một vài tháng có phát sinh số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra nhưng không đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT (không có 3 tháng liên tục có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra).
Do đó Công ty vẫn phải nộp thuế GTGT cho Nhà nước theo quy định.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế