M ột số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 101 - 106)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, XÁC ĐỊNH KẾT

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ K Ế TOÁN THUẾ

3.2. M ột số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

Trải qua một thời gian thực tập tại doanh nghiệp tuy không phải là thời gian dài, nhưng cũng phần nào cho thấy được tình hình thực tế tại doanh nghiệp về những kết quả kinh doanh đạt được cũng như những hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải. Xuất phát từ những hạn chế này và mong muốn doanh nghiệp ngày càng phát triển, dựa trên những kiến thức tích lũy được ở giảng đường đại học bốn năm qua, em xin đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cũng như là công tác kế toán thuế tại doanh nghiệp tốt hơn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán.

Sở dĩ hiện nay các phần mềm kế toán được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì những ưu điểm mà nó đem lại so với kế toán thủ công, khi sử dụng phần mềm kế toán thì khối lượng công việc sẽ được giảm tải và hiệu quả công việc sẽ cao hơn, tiết kiệm thời gian và sức người, đặc biệt trong tình hình doanh nghiệp chỉ sử dụng một kế toán đảm nhiệm hết tất cả các phần hành.

Thứ hai, doanh nghiệp nên theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng trên hai TK riêng biệt, cụ thể:

TK 6421 – Chi phí bán hàng

TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc theo dõi chi tiết và cụ thể, từ đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời, và giúp cơ quan thuế dễ dàng theo dõi những chi phi doanh nghiệp đưa vào khi tính thuế.

Thứ ba, đối với các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán không nên hạch toán thẳng vào TK 511 mà nên theo dõi trên các TK riêng, cụ thể:

TK 5211 – Chiết khấu thương mại TK 5212 – Hàng bán bị trả lại TK 5213 – Giảm giá hàng bán

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Với việc theo dõi trên các tài khoản riêng biệt, kế toán dễ dàng tìm thấy nguyên nhân làm giảm trừ doanh thu, giúp cho việc hạch toán rõ ràng, cụ thể, phù hợp với quy định của BTC.

Thứ tư, đối với quá trình bán hàng, kế toán nên sử dụng các đơn đặt hàng thay vì chỉ căn cứ vào các thông tin qua điện thoại, qua đó giúp cho doanh nghiệp có chứng từ hợp lý để lưu trữ tránh những trường hợp không tốt, đáp ứng chính xác, kịp thời cung cấp hàng cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo uy tín của doanh nghiệp khi bán hàng.

Thứ năm, đối với nghiệp vụ bán lẻ kế toán nên lập bảng kê bán hàng cho cả trường hợp khách hàng yêu cầu viết hóa đơn GTGT hay không, điều này giúp cho doanh nghiệp biết được chính xác doanh thu thực tế phát sinh tại doanh nghiệp mình.

Thứ sáu, nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên sử dụng thêm một kế toán chuyên về mảng thuế, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết về thuế để kịp thời nộp thuế, tránh việc nộp thuế chậm dẫn đến bị phạt cũng như là mất niềm tin đối với cơ quan thuế.

Thứ bảy, vì nhận thấy có thể tồn tại khoản chênh lệch thuế TNDN tại doanh nghiệp và để phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp cũng như những sự thay đổi của luật thuế, em nhận thấy doanh nghiệp nên sử dụng các TK 8212, TK 347 và TK243 để theo dõi phần chênh lệch thuế TNDN, đặc biệt là khi cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu điều chỉnh bằng cách thay đổi từ quyết định 48/2006/QĐ-BTC sang quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, để cho những người theo dõi thông tin hiểu rõ hơn.

Sau đây là ví dụ về việc đưa vào sử dụng TK 347:

Trong năm 2011, Công ty X báo cáo:

- Lợi nhuận trước khấu hao và trước thuế là 30.000 trđ - Nguyên giá TSCĐ là 12.000 trđ

- Thời gian sử dụng theo kế toán là 3 năm - Thời gian sử dụng theo thuế là 2 năm

- Thuế suất thuế TNDN là 25%. Cho biết không có chênh lệch tạm thời khác.

Lợi nhuận trước khấu hao và trước thuế năm 2012 và năm 2013 đều là 20.000 trđ.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2011 2012 2013 Tổng cộng

LN trước khấu hao 30.000 20.000 20.000 70.000

LN chịu thuế 24.000 14.000 20.000 58.000

CLTT chịu thuế tăng 2.000 2.000 4.000

CLTT chịu thuế giảm (4.000) (4.000)

LN kế toán 26.000 16.000 16.000 58.000

Năm 2011

Thuế TNDN phải nộp = 24.000 x 25% = 6.000

Thuế TNDN hoãn lại phải trả = (2.000 x 25%) – 0 = 500 Định khoản:

a. Nợ TK 8211 6.000 Có TK 3334 6.000

b. Nợ TK 8212 500

Có TK 347 500

Năm 2012

Thuế TNDN phải nộp = 14.000x25% = 3.500

Thuế TNDN hoãn lại phải trả = (2.000 x 25%) – 0 = 500 Định khoản:

a. Nợ TK 8211 3.500 Có TK 3334 3.500

b. Nợ TK 8212 500

Có TK 347 500

Năm 2013

Thuế TNDN phải nộp = 20.000x25% = 5000

Thuế TNDN hoãn lại phải trả = - (4.000 x 25%) = -1000 Định khoản:

a. Nợ TK 8211 5000

Có TK 3334 5000

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

b. Nợ TK 347 1000

Có TK 8212 1000

Ví dụ về sử dụng TK 243

Trong năm 2011, Công ty X báo cáo:

- Lợi nhuận trước khấu hao và trước thuế là 30.000 trđ - Nguyên giá TSCĐ là 12.000 trđ

- Thời gian sử dụng theo kế toán là 2 năm - Thời gian sử dụng theo thuế là 3 năm

- Thuế suất thuế TNDN là 25%. Cho biết không có chênh lệch tạm thời khác.

Lợi nhuận trước khấu hao và trước thuế năm 2012 và năm 2013 đều là 20.000 trđ.

2011 2012 2013 Tổng cộng

LN trước khấu hao 30.000 20.000 20.000 70.000

LN chịu thuế 26.000 16.000 16.000 58.000

CLTT chịu thuế tăng 2.000 2.000 4.000

CLTT chịu thuế giảm (4.000) (4.000)

LN kế toán 24.000 14.000 20.000 58.000

Năm 2011

Thuế TNDN phải nộp = 26.000 x 25% = 6.500

Tài sản thuế TNDN hoãn lại = (2.000 x 25%) – 0 = 500 Định khoản:

c. Nợ TK 8211 6.500 Có TK 3334 6.500

d. Nợ TK 243 500

Có TK 8212 500 Năm 2012

Thuế TNDN phải nộp = 16.000x25% = 4.000

Tài sản thuế TNDN hoãn lại = (2.000 x 25%) – 0 = 500

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Định khoản:

c. Nợ TK 8211 4.000 Có TK 3334 4.000

a. Nợ TK 243 500

Có TK 8212 500 Năm 2013

Thuế TNDN phải nộp = 16.000x25% = 4000

Tài sản thuế TNDN hoãn lại = - (4.000 x 25%) = -1000 Định khoản:

c. Nợ TK 8211 4000

Có TK 3334 4000 a. Nợ TK 8212 1.000

Có TK 243 1.000

.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

PH ẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)