Đánh giá kết quả thu hút FDI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 37 - 46)

Công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài được triển khai bắt đầu từ năm 1990. Từ đó đến nay, Hải Dương cùng với cả nước đã tích cực chỉ đạo và

triển khai công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài và bước đầu đã thu được những thành tựu:

Thứ nhất: Về kết quả thu hút dự án và vốn thực hiện.

Đã thu được một số lượng dự án và vốn đầu tư, tuy chưa phải là lớn so với phạm vi cả nước song so với 6 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Dương đã thu hút được số lượng dự án nhiều hơn các tỉnh trong khu vực. Có thể thấy rõ dự án đầu tư của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng (bảng 14)

Bảng 14: Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1998 - 1999 phân theo địa phương (đồng bằng sông Hồng)

Đơn vị tính: Triệu USD

Các tỉnh

đồng bằng sông Hồng Số dự án Tổng vốn đăng ký vốn pháp định

Tổng số 629 10.469,1 5.225,0

Hà Nội 427 7.763,5 4.026,1

Hải Phòng 108 1.507,7 669,1

Hà Tây 32 465,3 198,3

Hải Dương 32 508,8 219,3

Hà Nam & Nam Định 12 37,5 31,15

Thái Bình 5 4,9 3,0

Ninh Bình 8 93,3 41,8

Hưng Yên 5 91,1 35,9

Nguồn: [34, 250]

Tính đến 30 - 6 - 2000, Hải Dương có 22 dự án đã và đang triển khai hoạt động, các doanh nghiệp đi vào hoạt động phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cuối năm 1999 vốn thực hiện trong các dự án FDI của Hải Dương như sau (bảng 15):

Bảng 15: Thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

Đơn vị tính:Triệu USD

Phân theo khu vực kinh tế 1996 1997 1998 1999 Tổng số

Nông, Lâm, thủy sản 54,4 21,8 41,6 5,8

Công nghiệp xây dựng 53.5 21.8 41,2 5,8

Dịch vụ 0,9 0,1 0,3

Nguồn: [33]

Cho đến nay, thực hiện vốn đầu tư trực tiếp cho nước ngoài của Hải Dương đạt 150 triệu USD, riêng năm 1999 thực hiện vốn FDI đạt 15 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2000 đạt 18 triệu USD.

Nhìn chung, các dự án FDI đã góp phần tăng nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn có sự đóng góp mỗi năm một tăng của thành phần kinh tế có vốn FDI, năm 1996 là 33 tỷ đồng, 1997 là 106 tỷ đồng, 1998 là 192 tỷ đồng, 1999 là 168 tỷ đồng.

Về cơ cấu % của sản phẩm doanh nghiệp có vốn FDI trong GDP của tỉnh đã chiếm một tỷ lệ nhất định. Năm 1996 là 0,73 % thì năm 1999 là 2,88% (bảng 16).

Bảng 16: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

1996 1997 1998 1999

Tổng số 4.511 4.830 5.694 5.979

Khu vực kinh tế trong nước 4.487 4.724 5.502 5.811

Nhà nước 1.681 1.967 2.310 2.226

Trung ương 1.327 1.557 1.746 1.699

Địa phương 354 410 564 527

Ngoài nhà nước 2.797 2.757 3.192 3.585

Khu vực kinh có vốn ĐTNN 33 106 192 168

Nguồn: [33, 22]

Riêng trong sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng khá nhanh (bảng 17).

Bảng 17: Tổng hợp sản xuất công nghiệp 1996 - 2000

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Dự báo

2000 Tăng bình quân (%) Giá trị sản xuất (giá 94) 2.734,9 3.399,4 3.749,8 3.556,7 4.000,0 14,0 a- Quốc doanh Trung ương 2.003,5 2.547,9 2.728,7 2.416,6 2.416,6 10,8 b- Công nghiệp địa

phương 686,6 793,7 880,9 745,2 945,2 14,9

+ Quốc doanh địa phương 293,3 283,4 320,4 344,7 344,7 21,8 + Ngoài quốc doanh 447,3 510,3 560,5 600,5 600,5 11,6 c- Đầu tư nước ngoài 44,9 57,8 140,0 194,9 194,9 53,3

Nguồn: [33, 116]

Về lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những đóng góp đáng kể trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 1996 kinh tế có vốn FDI đạt 44,9 tỉ đồng, đến năm 1999 đạt 194,9 tỉ đồng, tỷ lệ bình quân hàng năm tăng là 53,3 % / năm.

Nhìn chung, tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp do các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra qua các năm một gia tăng, đóng góp một phần trong giá trị sản xuất công nghiệp và cũng từng bước khẳng định vai trò không thể

thiếu được của vốn đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng FDI cũng phát huy tác dụng đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương.

Thứ hai: Kết quả xuất nhập khẩu, thu ngân sách Nhà nước qua các doanh nghiệp có vốn FDI.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng từ 36.853 USD năm 1997 lên đến 45 triệu USD năm 1999, tăng 30,5% so với năm 1998, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lượng như sau:

Bảng18: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (1997 - 1999).

Đơn vị tính: 1.000 USD

1997 1998 1999

- Tổng giá trị xuất khẩu 36.853 34.469 45.037

- Trung ương 5.027 6.304 456

- Địa phương 21.838 18.366 37.288

- Đầu tư nước ngoài 9.988 9.799 7.293

Nguồn: [33, 130]

Bảng 19: Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh (1997 - 1999)

Đơn vị tính: 1.000 USD

1997 1998 1999

Tổng giá trị nhập khẩu 32.926 26.348 33.546

Trung ương 1.169 427 161

Địa phương 10.412 10.594 13.845

Đầu tư nước ngoài 21.345 15.327 19.540

Nguồn: [33, 131]

Qua số lượng nhập khẩu cho thấy tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu của tỉnh chiếm khoảng 60 % chủ yếu là nhập tư liệu sản xuất.

Ngoài phát huy tác dụng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh, FDI còn đóng góp một phần vào nguồn ngân sách của tỉnh.

Với các dự án đã đi vào hoạt động, dự án đều có doanh thu và nộp ngân sách, mặc dù tỷ lệ nộp ngân sách không lớn và không đều qua các năm. Năm 1997 dự án chế tác Kim cương (100% vốn nước ngoài) doanh thu đạt 287.000 USD, nộp ngân sách đạt 17.800 USD. Dự án Công ty tơ lụa hữu nghị Việt - Triều doanh thu 466.800 USD nộp ngân sách Nhà nước 22.255 USD (Công ty này hiện nay cũng đang gặp khó khăn) nên sản xuất chưa có hiệu quả. Một số công ty khác: như công ty Venture, công ty phát triển nông nghiệp Việt Hưng, công ty tắcxi Hồng Hà, công ty thức ăn gia súc Hoa Kỳ đều có doanh thu nộp vào ngân sách Nhà nước.

Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm.

Các dự án FDI của Hải Dương được đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh gia tăng qua các năm. Do vậy, cùng với quá trình tác động của FDI trong tăng trưởng của GDP, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch và biến đổi đáng kể. Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp có chiều hướng giảm đi từ 40,6% năm 1995 xuống còn 36,6% năm 1999 và dự kiến năm 2000 là 35,6%.Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP cũng tăng lên từ 24,5% năm 1995 đến năm 2000 là 28%

Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ thất nghiệp giảm: từ trên 9% (1994-1995) xuống 4,26% (1997) và đến tháng 8/1998 xuống còn 4%, trong đó ở thành thị từ 6,52% năm 1997

xuống còn 5,81% năm 1998. Đi đôi với việc đầu tư phát triển một số ngành nghề mới, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo điều kiện cho một số người lao động có việc làm. Như đã phân tích, tính đến cuối năm 1999 lao động đang làm việc trong các xí nghiệp, văn phòng công ty có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 người. Đặc biệt 2 trong 6 dự án đầu tư vào nông nghiệp đã tác động tới việc làm của gần 10 nghìn lao động trong nông nghiệp. Tiền lương tối thiểu của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 35 USD...Do vậy đã góp một phần quan trọng giải tỏa những bức xúc về việc làm và ổn định cuộc sống của người lao động.

Bên cạnh những thành tựu bước đầu trong việc thu hút nguồn FDI, so với tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như so với các địa phương khác trong phạm vi cả nước thì việc thu hút FDI còn có những hạn chế tồn tại:

- Do các ngành kinh tế phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, thị trường trong nước và quốc tế thu hẹp. Vốn đầu tư nước ngoài giảm và triển khai chậm, vốn trong nước hạn chế và luôn thiếu hụt, cơ sở hạ tầng tuy được cải thiện nhưng nhiều nơi trong tỉnh còn gặp khó khăn nên chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI.

- Công tác quản lý chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại kém hiệu quả.

Bên cạnh nhiều dự án đầu tư đã triển khai tốt, tại Hải Dương trong thời gian qua, còn một số dự án triển khai rất chậm, thậm chí không triển khai mà các nhà đầu tư không báo cáo rõ nguyên nhân. Song hiện nay nổi lên một số những hạn chế trong lĩnh vực này như sau:

- Việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn giữa địa phương có đất với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là do sự phối

hợp giải quyết giữa tỉnh, huyện, xã thiếu chặt chẽ, đôi lúc chưa thống nhất với mục đích chính là kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Sự đền bù giữa các dự án thiếu thống nhất, dự án trước gây khó khăn cho dự án sau, có dự án nhận đất xây hàng rào nhưng để quá lâu không xây dựng theo giấy phép đầu tư, mặt khác đối tác nước ngoài mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn còn trì trệ do khủng hoảng tiền tệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn dẫn đến tiến độ triển khai chậm. Việc giải quyết đền bù ở một vài dự án chưa quan tâm đến bối cảnh chung, gây khó khăn cho việc đàm phán, hoặc giải quyết đền bù với các dự án khác.

- Một số dự án, sau khi nhận giấy phép, triển khai chậm. Có công ty nhận đất để quá lâu không xây dựng theo giấy phép đầu tư, (chẳng hạn như Công ty may quốc tế Venture, văn phòng của công ty Việt Hưng), còn dự án xi măng Phúc Sơn, do vốn của các bên Việt Nam ít, dẫn đến tiến độ chậm v.v... Trong hầu hết các dự án liên doanh, phía Việt Nam thường góp vốn bằng giá trị đất. Ví dụ: Tỷ lệ góp vốn pháp định giữa Công ty xi măng Hải Dương và tập đoàn xi măng Lucky Đài Loan là 30% và 70%, phía Công ty xi măng Hải Dương vốn góp chủ yếu là bằng giá trị đất, còn tiền mặt không đáng kể.

- Việc tuyển lao động của nhiều Công ty nước ngoài chưa theo đúng quy định của luật lao động và những quy định của tỉnh, do đó gây ra tình trạng lộn xộn trong quản lý lao động, không tôn trọng quyền được lao động trong Công ty của những người dân sở tại, đặc biệt là những người có đất trong diện giải phóng mặt bằng. Khi bước vào sản xuất chưa có nội dung quy chế trên cơ sở của Luật lao động giữa chủ và thợ. Không tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức đoàn thể của người lao động trong doanh nghiệp (duy nhất chỉ Công ty tơ lụa Việt - Triều có chi bộ Đảng).

- Về phía Việt Nam các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp nên chưa giúp tỉnh quản lý chặt chẽ các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong việc tuyển lao động để phía nước ngoài lợi dụng làm trái các quy định. Mặt khác đối tác Việt Nam chưa được đào tạo nên bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là yếu kém về trình độ hiểu biết pháp luật, điều đó dẫn đến hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của phía Việt Nam và của người lao động.

Khi có những sự việc xảy ra các cơ quan chức năng không có cơ sở để giúp người lao động giải quyết dứt điểm vụ việc. Việc tuyển dụng lao động và cho thôi việc đôi lúc còn tùy tiện. Đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo xí nghiệp rất thiếu và không có ngoại ngữ, không đủ năng lực chuyên môn.

Trong quá trình triển khai dự án, một số nhà thầu, cơ quan bảo vệ chuyên nghiệp không báo cáo tư cách pháp nhân các đơn vị trúng thầu (nhà thầu chính, các nhà thầu phụ) cho cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, gây tình trạng lộn xộn, khó khăn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Việc lập, đăng ký và sử dụng mạng lưới viễn thông chuyên dùng ở một số doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định. Chế độ báo cáo quyết toán vốn đầu tư, báo cáo kiểm toán kinh tế chưa được thường xuyên, tất cả đã ảnh hưởng phần nào quá trình quản lý chung của doanh nghiệp và địa phương.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa chặt chẽ, như việc tuyển lao động, kiểm tra, kiểm soát, xử lý môi trường chưa đi vào một mối thống nhất. Ví dụ như việc giải quyết vấn đề kênh tiêu nước thải của Nhà máy thực phẩm Nghĩa Mỹ nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi tại địa phương.

- Các đơn vị sản xuất chấp hành những cam kết trong hợp đồng thiếu chặt chẽ. Ví dụ hợp đồng trồng và giao sản phẩm chuối với Công ty Việt - Hưng, trước đây và hiện nay nổi lên là thỏa thuận giữa Công ty dâu tằm

của tỉnh với Công ty tơ lụa Việt - Triều (giá kén tằm mà Công ty dâu tằm của tỉnh bán cho Công ty tơ lụa Việt - Triều qua các năm tăng nhanh, song khối lượng đáp ứng quá thấp so với nhu cầu. Do đó Công ty tơ lụa Việt - Triều phải mua kén từ Nga, Trung Quốc, hoặc phải đưa từ Triều Tiên sang làm giá thành cao, trong lúc giá tơ trên thế giới không tăng).

Tóm lại: Qua hơn 10 năm thực hiện thu hút FDI, mặc dù vấn đề còn mới mẻ, trong điều kiện cán bộ còn hạn chế về sự am hiểu pháp luật, ngoại ngữ... Nhưng do những chủ trương đúng đắn, kịp thời cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh cộng với sự phối hợp của các ngành địa phương và sự hỗ trợ của Trung ương, Hải Dương đã đạt được một số thành tựu, tuy còn nhỏ bé so với nhu cầu, nhưng đó cũng là thành công bước đầu. Những thiếu sót, tồn tại hạn chế nêu trên đang là những vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết. Song trước mắt cần tập trung giải quyết một số những vấn đề cấp bách nhằm thu hút FDI.

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH ĐẶT RA

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w