Mục tiêu và nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 58 - 67)

* Mục tiêu:

Giai đoạn từ nay đến 2010 là bước đi quan trọng của thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nhiệm vụ của tỉnh là tranh thủ mọi thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, phấn đấu phát triển kinh tế với mục tiêu không thấp hơn mức trung bình của cả nước, thu hẹp khoảng cách đối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm.

Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững có hiệu quả đi đôi với giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn.

Mục tiêu đến năm 2010 nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 12,5 - 13%, GDP bình quân đầu người đạt 500USD vào năm 2000, 1500 USD vào năm 2010.

Tỷ lệ tích lũy chiếm 30% GDP, thu ngân sách Nhà nước khoảng 18 - 20% trong tổng GDP.

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa trên cơ sở công nghệ mới, cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tăng trưởng, phấn đấu để Hải Dương thành một tỉnh công nông nghiệp với cơ cấu: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ là 18 - 40 - 42% vào năm 2010.

Khuyến khích các hoạt động thương mại của tất cả các thành phần kinh tế nhằm đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD vào năm 2000 và 300 triệu USD vào năm 2010. Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa với bên ngoài, kết hợp đáp ứng thỏa mãn nhu cầu hàng hóa, nông sản nội vùng đồng thời tạo ra những khả năng xuất khẩu tối đa.

Tạo sự thay đổi lớn trong bản thân ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, da, may mặc, nước giải khát và các ngành nghề truyền thống như: Sứ, gốm, thêu, trạm, khắc...

Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới theo hướng công nghiệp hóa, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn tăng trưởng với tốc độ cao, đảm bảo sự cân đối cơ cấu hợp lý giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp, cân đối giữa đô thị và nông thôn, đảm bảo phát triển ổn định và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo điều kiện cho CNH, HĐH thành công.

Phát huy tiềm lực khoa học kỹ thuật, đổi mới tổ chức quản lý. Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, kết hợp kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, cũng như các công ty nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Phát triển và phân bố các ngành sản xuất mũi nhọn: ưu tiên phát triển một số ngành điện tử, lắp ráp ô tô tại thị xã Hải Dương. Đẩy mạnh chế biến nông sản, thực phẩm, may, dệt, da, giầy, nước giải khát và vật liệu xây

dựng trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa. Ngay trước mắt cần đẩy mạnh các làng nghề, ngành nghề truyền thống: Sứ, gốm, thủy tinh, thêu ren, dệt thảm, trạm khắc gỗ, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, phát huy trí thông minh và sức sáng tạo, nền văn minh lâu đời của người lao động vùng sông Hồng, giữ vững cũng như đưa nét đẹp truyền thống cho thế hệ sau.

Hình thành và phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp tập trung ở Hoàng Tân, Hoàng Tiến (Chí Linh); Nhị Chiểu (Kinh Môn); Cờ Đỏ (Cẩm Giàng); Đông, Tây, Nam (Hải Dương); Phú Thái (Kim Thành). Phát triển các cụm công nghiệp nhỏ gắn với các đô thị.

Hình thành các vùng cây chuyên môn hóa có giá trị xuất khẩu như:

Thanh Hà, Nam Sách, Gia Lộc với những sản phẩm hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao.

Hình thành khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, Kính Chủ - Yên Phụ.

Phát triển con người và các vấn đề xã hội: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ổn định quy mô dân số thông qua công tác kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, chăm lo đào tạo thế hệ trẻ, đảm bảo công bằng, chăm sóc sức khỏe v.v...

Đó là những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến 2010 của tỉnh đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm phía Bắc và của hành lang dọc đường 18. Do vốn đầu tư từ nguồn trong nước hạn hẹp, sự phát triển của khu vực này phải dựa vào nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn FDI để phát triển sản xuất dịch vụ.

Tuy vậy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới không phải là thuận lợi. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tiềm năng, ba

phương án phát triển nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2020 sẽ được xem xét là:

- Phương án 1 (phương án chủ) với nội dung:

Phát triển các ngành kinh tế một cách hài hòa, chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có được một cơ cấu ngành hợp lý.

Giữ mức tăng trưởng cao trong thời kỳ 1997 - 2000, tận dụng các lợi thế tiếp tục tăng nhanh trong 2001 - 2010.

- Phương án 2 (phương án đối chiếu) với nội dung:

Chú trọng hơn phát triển công nghiệp trong thời kỳ sau năm 2000, chuyển dịch sang cơ cấu công nghiệp là chủ yếu. Giữ cơ cấu nông nghiệp không chênh lệnh nhiều với mức trung bình cả nước. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn phương án chủ ở những năm sau 2000.

- Phương án 3 (phương án đối chiếu) với nội dung:

Trong điều kiện việc chuẩn bị các tiền đề công nghiệp hóa đòi hỏi nhiều thời gian hơn, nền kinh tế tỉnh vẫn dựa nhiều vào nông nghiệp những năm sau 2000, mức tăng trưởng thấp hơn so với kịch bản chủ [39].

Để có sự phân tích hợp lý hơn nhịp độ tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt cho giai đoạn 2001 - 2010 cần xem xét nghiên cứu các số liệu sau đây (bảng 20).

Bảng 20: Dự kiến nhịp độ tăng trưởng của cả nước và vùng trọng điểm Bắc Bộ

Đơn vị tính: %

Thời kỳ 1997 - 2000 2001 - 2010 2011 - 2020

Cả nước 9,5% 9% 8,5%

Vùng trọng điểm phía Bắc 11,5% 13,5% 12,5%

Nguồn: [39]

Bảng 21:Dự kiến nhịp độ tăng trưởng thời kỳ 1997-2020 của tỉnh Hải Dương

Đơn vị tính: %

1997-2000 2001-2010 2011-2020 Phương án 1

GDP 12,8 12,8 10

Nông - Lâm nghiệp 6,5 5,4 4,5

Công nghiệp - Xây dựng 17,5 16,0 14,0

Dịch vụ 15,5 14,0 8,9

Phương án 2

GDP 12,8 13,5 11,5

Nông - Lâm nghiệp 6,3 5,4 5

Công nghiệp - Xây dựng 16,5 17.0 13,0

Dịch vụ 14.8 14.0 11.1

Phương án 3

GDP 12.0 11.5 11.0

Nông - Lâm nghiệp 6.5 5.5 5.0

Công nghiệp - Xây dựng 15.0 14.5 12.5

Dịch vụ 14.8 12 11.1

Nguồn: [39]

Trong ba phương án trên nếu chọn phương án 1 là phương án chủ đạo, khi đó đến năm 2000 GDP bình quân đầu người sẽ là 500 USD, năm 2010 là 1.500 USD

Xét theo ước tính cơ cấu ngành kinh tế của Hải Dương năm 1997 thì tỉnh có cơ cấu thiên về nông - công nghiệp hơn so với cả nước (bảng 22).

Bảng 22: Cơ cấu kinh tế Hải Dương và cả nước (1997)

Đơn vị tính: %

Cơ cấu kinh tế Hải Dương Cả nước

Nông - Lâm nghiệp 35 26

Công nghiệp - Xây dựng 35 31

Dịch vụ 30 43

Nguồn: [39]

(Đến 2020 mục tiêu phấn đấu chung của cả nước: Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 10% trong GDP phần còn lại 90% là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ).

Từ kết quả tính toán theo các phương án nêu trên, dự kiến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tương ứng như sau (bảng 23).

Bảng 23: Dự kiến chuyển đổi cơ cấu kinh tế thời kỳ 2000 - 2020 của tỉnh Hải Dương

Đơn vị tính: %

2000 2010 2020

Phương án 1

GDP 100 100 100

Nông - Lâm nghiệp 30 18 12

Công nghiệp - Xây dựng 38 40 44

Dịch vụ 32 42 44

Phương án 2

Nông - Lâm nghiệp 30 17 11

Công nghiệp - Xây dựng 38 45 47

Dịch vụ 32 38 42

Phương án 3

Nông - Lâm nghiệp 31 20 13

Công nghiệp - Xây dựng 36 42 43

Dịch vụ 33 39 44

Nguồn: [39]

* Nhu cầu về vốn đầu tư

Với dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho thời kỳ 1997- 2000 là 802 triệu USD - Thời kỳ 2001-2010 là 5163 triệu USD và thời kỳ 2011-2020 là 13.575 triệu USD.

Để đạt được nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 12-13%/năm, cả giai đoạn 1997-2010 cần phải có 160 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư. Phấn đấu tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ GDP năm 2000 đạt khoảng 16-17% và 2010 đạt khoảng 19-20%, khả năng nguồn vốn của nền kinh tế cả giai đoạn 1997- 2010 sẽ có khoảng 67,6 nghìn tỷ đồng. Như vậy nguồn vốn tự có chỉ có thể đáp ứng được 43% so với nhu cầu.

Phần còn thiếu (khoảng 57%) tỉnh phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau từ bên ngoài để đáp ứng yêu cầu phát triển, như vay vốn tín dụng, hợp tác liên doanh, kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn ODA, FDI... Dự báo nguồn vốn nước ngoài huy động năm 2001-2010 là 51%, trong đó FDI là19%. Năm 2010-2020 là 43%, trong đó FDI dự kiến thu hút là 23%. Dự báo nguồn vốn huy động1997-2020 như sau (bảng 24).

Bảng 24: Dự báo nguồn vốn huy động 1997 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

1997-2000 2001-2010 2011-2020

Tổng số 13.864 143.223 584.963

Trong nước 6.100 70.179 333.429

Ngoài nước 7.764 73.044 251.534

Tỷ trọng% 100 100 100

Trong nước 44 49 57

Từ nội bộ nền kinh tế tỉnh 17 20 25

Từ dân 12 24 32

Vay tín dụng 8,7 5

Liên doanh vốn các tỉnh 6,3

Ngoài nước 56 51 43

ODA 40 32 20

FDI 16 19 23

Nguồn: [39]

* Về chính sách cơ chế huy động vốn:

Tỉnh Hải Dương xác định cần hết sức coi trọng việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư, quan tâm đến hiệu quả của việc đầu tư và khả năng thu hồi vốn, trả nợ. Vì vậy tỉnh đã và dự kiến chính sách đầu tư ưu tiên đối với các đối tượng, cụ thể là:

Đối với vốn từ nguồn ngân sách cần tăng thu thuế và cải cách quản lý thu một cách đồng bộ, phân cấp quản lý, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tuân theo cơ chế quản lý vốn xây dựng cơ bản.

Đối với nguồn vốn tư nhân, khuyến khích mở sổ tiết kiệm, mua trái phiếu và mở tài khoản cá nhân, khuyến khích tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh, tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư vào sản xuất, mở rộng các hình thức bảo hiểm và quỹ bắt buộc.

Đối với nguồn vốn tích lũy tái đầu tư của các doanh nghiệp tỉnh có kế hoạch đánh giá đầy đủ giá trị còn lại để có mức khấu hao phù hợp, khuyến khích dành vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải tiến cơ chế quản lý tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp, kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động.

Đối với nguồn vốn nước ngoài tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, môi trường pháp lý đi dần đến thống nhất giữa Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư ngoài nước để thu hút nhiều hơn nguồn FDI.

Dự kiến của tỉnh huy động nguồn vốn tại chỗ, kết hợp với Ngân hàng Trung ương và các tổ chức Tài chính - tiền tệ quốc tế để tăng nguồn vốn cho vay, phấn đấu đến năm 2005 đạt 3.923 tỷ đồng, tăng bình quân 9%

năm. Tổng số nợ tín dụng đến cuối năm 2005 đạt 3.864 tỷ đồng, tăng 16,3% năm. Trong đó dư nợ trung và dài hạn 2.510 tỷ đồng, tăng 21,6%

năm, chú trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp, công nghiệp và xuất khẩu, thực hiện tốt tín dụng đầu tư tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.

Tập trung huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo hành lang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến trong 5 năm cần huy động 145.000 tỷ đồng bao gồm: Tranh thủ các nguồn vốn từ các Bộ, và các ngành Trung ương để đầu tư cho hệ thống đê, kè do Trung ương quản lý, huy động vốn ngân sách địa phương và sức dân để nâng cấp các tuyến đê, kè vững chắc, bảo đảm an toàn khi có lũ lớn xảy ra.

Tiếp tục nâng cấp 100 km đường tỉnh để đến năm 2005, 100%

đường được rải nhựa, bê tông. Xây dựng mở rộng 25 - 30 km đường nội thị thành phố Hải Dương và các thị trấn, thị tứ. Cải tạo các nút giao thông, tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, vốn vay ngân sách địa phương đầu tư các cầu nối liền các khu dân cư, khu công nghiệp và các tỉnh bạn.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, tiếp tục huy động các nguồn vốn để đầu tư cho hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dậy nghề, phân hiệu đại học và các trường phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo. Đảm bảo đến năm 2005 có 100% trường cao tầng cho trung học phổ thông, 85% cao tầng cho trung học cơ sở và 75% cao tầng cho các trường tiểu học...

Để đầu tư cho phát triển, tỉnh có kế hoạch khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, hàng cơ khí, sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp, giao thông, vận tải, nhà hàng, khách sạn, thể thao v.v... Nhà nước tạo môi trường pháp lý theo luật khuyến khích đầu tư trong nước, giải quyết mặt bằng theo theo quy hoạch ở các thành phố, thị trấn và các khu dân cư v v...

Tạo điều kiện về vốn, mặt bằng để các xí nghiệp quốc doanh địa phương mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng mới, đổi mới công nghệ...

mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, giày, may, nước hoa quả, nước giải khát v.v...

Tích cực tìm các đối tác trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh theo bất kỳ hình thức và quy mô nào, có chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế VAT, ổn định các chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh lâu dài ở Hải Dương. Thúc đẩy các dự án đã cấp giấy phép triển khai nhanh chóng, ưu tiên các dự án mở rộng qui mô công suất. Hình thành các khu công nghiệp tập trung ở Nam Sách, Kim Thành, thành phố Hải Dương và các cụm công nghiệp dọc đường 5, đường 18, các thị trấn, huyện lỵ v.v... phấn đấu đến năm 2005 có trên 50 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 700 - 750 triệu USD và cố gắng hết sức triển khai 60% số vốn đăng ký trên.

Tranh thủ các nguồn vốn ODA, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế vào hệ thống hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giống nông nghiệp, điện, nước, y tế, giáo dục văn hóa v.v...

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w