Phương hướng cơ bản thu hút FDI của Hải Dương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 67 - 74)

Trong bối cảnh nguồn vốn với khả năng huy động được đẩy lên ở mức cao nhưng nguồn vốn vẫn có hạn. Muốn duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2010 cần phải khai thác nguồn vốn nước ngoài, nhất là nguồn FDI. Đây là vấn đề rất khó khăn trong bối cảnh vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, các nước trong khu vực còn đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Để hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đến

năm 2000 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra: "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế..." [45].

Việc phát huy nội lực bao giờ cũng là nguồn lực quyết định của sự phát triển, phải biết khai thác, sử dụng và nuôi dưỡng, song cũng cần phải nhận thức rõ rằng: Nói nội lực là yếu tố quyết định không có nghĩa là "đóng cửa", nếu đóng cửa là trì trệ, là tụt hậu nhanh và xa so với các nước. Đảng ta coi việc tận dụng ngoại lực là rất quan trọng. Để thu hút có hiệu quả nguồn lực bên ngoài thì nội lực phải đủ mạnh, đó là bài học thực tế của nhiều nước và của nước ta trong những năm vừa qua.

Thực trạng nguồn vốn nước ta hiện nay phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước mới chỉ được khai thác không đáng kể, chủ yếu còn ở dạng tiềm năng và chưa được đánh giá đầy đủ, chính xác, chúng được huy động với quy mô còn nhỏ trong tình trạng chia cắt rời rạc và mang nặng tính tự phát, thiếu sự hợp tác gắn bó hỗ trợ nhau trong một kế hoạch có mục tiêu nhất quán và đồng bộ, đôi khi còn chèn ép làm giảm tác động tích cực của nhau, và tác động đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, tiến bộ công bằng xã hội. Hiện nay còn có sự lúng túng phân biệt đối xử giữa các nguồn vốn, vốn xã hội bị tiêu dùng nhiều hơn chi cho đầu tư xã hội "bị đóng băng" trong bất động sản và nằm ứ đọng trong Ngân hàng vì không cho vay được hoặc hao hụt dưới nhiều dạng, thất thu, thất thoát, chi ngân sách Nhà nước, nợ đọng khó đòi lên tới hơn 20% tổng tín dụng Ngân hàng, tình trạng nhập hàng tiêu dùng xa xỉ và tiêu dùng vượt quá khả năng cho phép ở thành thị không giảm. Xu hướng vận động của dòng vốn, vốn ODA có xu hướng giảm, vốn FDI có thể tăng lên cùng với vốn trong dân cư, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ thực trạng đó - quan điểm chung của Đảng ta là:

Việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế có liên quan chặt chẽ đến chiến lược kinh tế - xã hội. Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước kết hợp với việc thu hút vốn nước ngoài.

Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển và là cơ sở để bảo đảm cho việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn.

Đa dạng hóa và hiện đại hóa hình thức huy động vốn.

Với nguồn FDI, thu hút và phát huy được vai trò tích cực nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện ở trong và ngoài nước, trong đó, điều kiện cụ thể và chính sách của mỗi nước là quan trọng nhất. Để tạo ra thế chủ động và thực hiện mục tiêu đề ra trong thu hút vốn FDI - Giai đoạn 2001 - 2010 cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo.

Hợp tác đầu tư với nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới của nước ta. Đường lối đó là sự vận dụng bài học "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Do đó cần tránh quan điểm sai lầm coi chính sách thu hút FDI như là một chính sách hướng ngoại (chỉ biết mở cửa ra bên ngoài) trái lại giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng một nền kinh tế mở cả trong và ngoài nước, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ mọi nguồn lực, trong đó cần chú trọng nguồn FDI để phát triển sản xuất, dịch vụ đồng thời không coi nhẹ phát huy nội lực đầu tư cho sản xuất.

Trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa, Đảng ta chủ trương phải đảm bảo các nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại. Nguyên tắc cơ bản nhất trong hợp tác đầu tư theo cơ chế thị trường là nguyên tắc "bình đẳng cùng có lợi". Hợp tác đầu tư giữa ta với nước ngoài thực chất tìm ra "những điểm gặp nhau" trong đó hai bên cùng có lợi, để cùng sản xuất kinh doanh

và cùng chia sẻ kết quả trên nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào.

Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ đầu tư trực tiếp trong thời gian qua chúng ta đã có nhiều bài học về thu hút đầu tư. Do đó, cùng với việc đa phương tiếp nhận đầu tư chúng ta cần tập trung vào việc lựa chọn đối tác đầu tư, việc lựa chọn cho đúng đối tác đầu tư là một vấn đề hết sức quan trọng.

Trước hết cần chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư vào những dự án đã được xác lập và qui hoạch. Trong việc tìm kiếm đối tác đầu tư, chú ý việc thu thập thông tin một cách chính xác về đối tác nước ngoài, như tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, tầm hoạt động, uy tín trên trường quốc tế...

nhằm tránh sự nhầm lẫn.

Đối tác đầu tư của các dự án là đại diện của công ty, tập đoàn nước ngoài có ý định vào Việt Nam hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mỗi đối tác đầu tư nước ngoài có đặc điểm và sắc thái riêng biệt của công ty hay tập đoàn mà họ đại diện. Các đối tác nước ngoài đến Việt Nam từ nhiều quốc gia, bằng nhiều con đường. Vì vậy việc tìm hiểu đánh giá đúng đối tác là công việc phức tạp. Dù vào Việt Nam bằng con đường nào, các đối tác nước ngoài đều có chung mục tiêu là tìm hiểu môi trường đầu tư và tìm kiếm các cơ hội đầu tư. tùy theo từng đối tác mà xác định cách làm việc và xử lý cho phù hợp, nhưng phải đạt được kết quả.

Hiện nay việc lựa chọn đối tác đầu tư cần tập trung vào những công ty lớn, có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, làm ăn đúng đắn, có uy tín để ký kết hợp đồng theo yêu cầu cụ thể một cách có lợi nhất, tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh, đầu tư ổn định, các công ty này đang là một trong những lực lượng vận hành nền kinh tế thế giới, nắm giữ nguồn vốn, kỹ thuật, kiểm soát thương mại quốc tế (gần 40% sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản, 60% ngoại thương và 80% kỹ thuật mới). Thực

tế hiện nay cho thấy 1 số dự án do việc chọn đối tác không đầy đủ bị rút giấy phép đầu tư trước thời hạn đã gây thua thiệt cho cả hai phía Việt Nam và phía bên người nước ngoài [46, 24].

Trong Dự thảo văn kiện Đại hội IX Đảng ta có định hướng "Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển và là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào nước ta, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm công nghệ cao. Từng bước thống nhất khung khổ pháp luật, chính sách và điều kiện kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài" [19].

- Quan điểm của tỉnh:

Sau khi được tái lập theo Nghị quyết kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 20/11/1996, tỉnh Hải Dương chuyển sang giai đoạn mới trong lịch sử phát triển KT - XH. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (9/1997) đã xác định: Huy động nhiều nguồn vốn để tăng đầu tư kết cấu hạ tầng KT - XH và đầu tư phát triển, bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách cấp, vốn tín dụng đầu tư, vốn huy động từ các xí nghiệp nhà nước và tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Quan điểm về thu hút FDI cũng được Nghị quyết thể hiện rõ: Đẩy nhanh các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, ưu tiên cho các dự án công nghệ hiện đại, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử. Phấn đấu trong ba năm số vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài gấp rưỡi hiện nay, coi trọng quản lý sau giấy phép. Tăng nhanh số vốn thực hiện [1, 13].

Từ quan điểm chỉ đạo nêu trên, phương hướng cơ bản thu hút FDI của Hải Dương từ nay đến năm 2010 như sau:

Theo định hướng phát triển của tỉnh (qui hoạch tổng thể đến năm 2010 và 2020), trong thời gian tới nhu cầu vốn đầu tư còn rất lớn (như đã trình bày ở trên). Trên cơ sở tiềm năng và những thuận lợi của địa phương, tỉnh Hải Dương luôn luôn mở rộng cửa sẵn sàng tiếp nhận đầu tư trên cả ba lĩnh vực: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hướng.

- Tích cực tìm đối tác trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh theo bất kỳ hình thức và quy mô nào, có chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế VAT, ổn định các chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh lâu dài ở Hải Dương.

- Ưu tiên đầu tư vào các ngành chế biến nông sản, đầu tư vào các ngành sản xuất nông sản xuất khẩu, như đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu ở Xí nghiệp Thạch Khôi. Hoàn thiện dây chuyền chế biến thịt gia súc, gia cầm từ 1000 - 1500 tấn/năm, triển khai dây chuyền chế biến cà chua với thiết bị hiện đại. Xây dựng xí nghiệp chế biến hoa quả hộp ở Hải Dương khi vùng nguyên liệu phát triển, nâng cấp dây chuyền chế biến rau quả hiện có, lắp thêm dây chuyền chế biến rau quả, vải, triển khai dự án liên doanh sản xuất bánh kẹo cao cấp ở Nam Thanh, chế biến gia vị (tỏi, ớt) 1000 tấn/năm ở Ninh Giang.

- Ưu tiên đầu tư vào công nghiệp may mặc, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác, thu hút nhiều lao động vào công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử, cơ khí, các lĩnh vực công nghiệp khác ít có tác động ô nhiễm môi trường chủ yếu là các khu chế biến nông sản thực phẩm, điện tử, điện lạnh, may, giầy, sửa chữa ô tô, cơ khí chính xác...

- Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian tới quy hoạch cụ thể hình thành các Khu Công nghiệp tập trung ở Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Bình, thành phố Hải Dương và các

cụm công nghiệp dọc đường 5, đường 18, các thị trấn, huyện lỵ... Hiện nay tỉnh đã có quy hoạch các khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp phía tây thành phố Hải Dương. Khu công nghiệp tập trung Phú Thái, Kim Thành.

Cụm công nghiệp Cờ đỏ Cẩm Giàng. Cụm công nghiệp phía Nam thành phố Hải Dương, Gia Lộc.. Khu công nghiệp Tiền Trung... đồng thời có chính sách ưu đãi và quy chế cụ thể theo nguyên tắc khuyến khích trong lĩnh vực tiếp nhận và quản lý đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thông thoáng trên cơ sở đảm bảo đúng pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đề nghị với Bộ, ngành Trung ương cho lập chi nhánh Hải quan tại Hải Dương để việc xuất nhập khẩu của các đơn vị tỉnh và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài được thuận lợi hơn.

Năm 2000 tình hình khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực có xu hướng dịu dần, kinh tế một số nước đang phục hồi là những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh tế đối ngoại và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh đó định hướng của tỉnh về công tác đối ngoại là: Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế để phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Giữ vững và mở rộng thị trường cũ, phát triển thêm thị trường mới, đồng thời chủ động xây dựng phương án đầu tư trong nước. Đầu tư chiều sâu một số cơ sở chế biến xuất khẩu để mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Đa dạng hóa các hình thức sản xuất và gia công các sản phẩm xuất khẩu, tăng xuất khẩu các mặt hàng rau quả, thịt lợn, gạo, chủ động nhập khẩu các mặt hàng cần thiết phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Tiếp tục tìm các đối tác trong và ngoài nước có vốn, công nghệ và thị trường đầu tư vào tỉnh. Chủ động xây dựng các dự án mới với nhiều hình thức đầu tư. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, tạo điều kiện thuận lợi ngay

từ khi đàm phán lập hồ sơ cho các dự án. Giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy triển khai các dự án.

Hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động phải tuân theo qui định của pháp luật, tạo điều kiện cho các xí nghiệp sản xuất ổn định. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu các dự án đầu tư nước ngoài.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Để thực hiện mục tiêu và phương hướng nêu trên, tỉnh Hải Dương cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp ở tầm vĩ mô, đòi hỏi phải có sự định hướng và quyết định của các cơ quan Trung ương. Sâu đây là một số giải pháp chủ yếu:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w